HÀ NỘI: GIAO LƯU PHÁP THOẠI TẶNG SÁCH ĐẾN THIỀN SƯ OTTAMATHARA VÀ TĂNG ĐOÀN MYANMAR

Nghe đọc bài:

Tối ngày 17/10/2023 (nhằm ngày 03/09/ Qúy Mão), tại Khách đường Tầng 4, chùa Pháp Vân, diễn ra buổi giao lưu pháp thoại kết hợp thiền trà giữa Tăng chúng chùa Pháp Vân, Q. Hoàng Mai, Hà Nội dưới sự hướng dẫn của TT. TS Thích Thanh Huân, Uỷ viên Thư ký HĐTS TƯ GHPGVN, Phó Chánh VP TW GHPGVN, Phó Ban Phật giáo Quốc Tế với Tăng đoàn Thabarwa Myanmar khoảng gần 50 chư Tăng và Tu nữ dưới sự hướng dẫn của Ngài Thiền sư Sayadaw Ashin Ottamathara – Viện trưởng hơn 120 trường thiền (hơn 100 trung tâm tại Myanmar và hơn 20 trung tâm tại một số nước trên thế giới như: Singapore, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Ý, Mỹ…)

 Thiền sư Sayadaw Ashin Ottamathara - Myanmar

Dưới sự hướng dẫn của Phật tử Nguyễn Đoàn Kim Sơn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường liên cấp Tuệ Đức và đạo hữu Trần Thị Châm tổng quản khóa Thiền, đêm pháp thoại diễn ra trong không khí trang nghiêm, tĩnh lặng, thiền vị, thắm tình pháp lữ. Cô Kim Sơn cũng là Phật tử thuần thành lâu năm, từng hộ trì rất nhiều các khoá tu của quý chư tôn đức Tăng Ni khắp ba miền, hoạt động dưới sự hướng dẫn của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam. Khoá thiền này cô cũng tích cực bảo hộ trên tinh thần ứng dụng lời Phật vào chuyển hoá thân tâm cho mình và quý nhân duyên cũng như hội chúng. Đó cũng là mong ước được phục vụ xã hội, được sống trí tuệ từ bi trong chân lý của lời Phật khi xác định mình là người con Phật thể nhập trong tâm Phật, thân tâm ngũ uẩn chỉ để sống an vui lợi mình lợi người và không ngừng phụng hiến lan truyền cảm hứng thiện lành.

TT.  Thích Thanh Huân - Trụ trì chùa Pháp Vân, Trưởng BTC Khóa Thiền Thiền Vipassanā ứng dụng chia sẻ đề tài “Phật Pháp trong lòng người dân Việt” với hội chúng. Qua đây, Ngài Thiền sư Ottamathara và chư Tăng Ni ngoại quốc hiểu hơn về Phật giáo Việt Nam, văn hóa Phật giáo Việt Nam, đời sống thâm trầm kín đáo mà đầy tình người từ bi bắc ái vốn có của đất Hà Thành ngàn năm văn hiến. Cũng qua bài pháp, hội chúng hiểu hơn về sự xuất hiện của Phật giáo tại Việt Nam: (1) có mặt từ rất sớm, trên 2000 năm đồng hành cùng dân tộc; (2) bắt đầu từ Ấn Độ (Phật giáo Nguyên thủy), đến Trung Hoa (Phật giáo Đại thừa); (3) Phật giáo từng được coi là quốc giáo ở Việt Nam vào thời Lý – Trần (1009-1400); (4) Phật giáo Việt Nam hiện có đầy đủ các hệ phái: Nguyên thủy, Khất sĩ (nội sinh trong lòng dân tộc), Đại thừa – chính thức được giáo Hội Phật giáo Việt Nam thừa nhận và Kim Cang thừa vẫn được giao lưu; tức là Phật giáo Việt nam có đầy đủ pháp tu Thiền – Tịnh – Mật; (5) từ quá khứ đến hiện đại, tinh thần nổi bật của Phật giáo Việt Nam là tính dung hợp, “tùy duyên bất biến”, bất hại, nhập thế tích cực; (6) Việt Nam thời nào cũng có những vị cao Tăng nỗi lạc và những Cư sĩ Phật tử tín tâm hộ trì; (7) Phật giáo Việt Nam không nằm ngoài những lời dạy chân lý của đức Phật; (8) những đóng góp của Phật giáo từ trong lịch đều cho thấy tính tích cực và được xã hội thừa nhận; (9) triết lý tư tưởng Phật giáo luôn tự nhiên hòa nhập với nhận thức và đời sống người dân vốn mong ước hòa bình, hạnh phúc, ấm no, thịnh vượng; (10) nhấn mạnh tinh thần từ bi của Phật giáo có nhiều điểm tương đồng với bản tính thiện lành, nhân văn, nhân bản, bác ái, vốn có của người dân đất Việt từ bao đời nay. Dân chúng vốn thờ ông bà gia tiên nhưng nhắc đến đạo Phật tự nhiên chấp nhận như một thứ tôn giáo trong tâm thức mỗi người…

Cả hành giả Á - Âu, Nam - Trung - Bắc ba miền, hai truyền thống hệ phái Nguyên thủy -  Đại thừa, cùng lắng nghe những kiến thức và trải nghiệm tinh hoa của quý bậc trưởng lão đi trước, thêm hiểu biết sâu sắc hơn về con người, đất nước, văn hóa, lịch sử Phật giáo Việt Nam. Hội chúng thêm cảm thông, tri ân; lắng đọng tâm tư; nhiều cảm niệm dâng trào; xúc động, trong trùng trùng duyên khởi giữa tiết trời thu se lạnh của thủ đô Hà Nội. Mỗi người thầm nhắc nhở nội tâm, biết ơn cuộc đời, quý trọng thân người, biết ơn Pháp, biết ơn Thầy, biết ơn Tăng đoàn để không ngừng thúc liễn thân tâm tinh tấn thực hành lời Phật.

Với năng lượng tâm lành của Tứ chúng đồng tu, bài chia sẻ pháp thoại trong đêm thiền vị của Thượng tọa Trưởng Ban Tổ Chức có ý nghĩa khuyến tu, khiến Khóa thiền càng về thời gian gần kết thúc lại thêm gắn bó hội chúng. Mỗi người rút kinh nghiệm tiến đạo và không ngừng chuyển hóa thân tâm trên bước đường tìm cầu chân lý giải thoát. Thiền sinh cảm nhận đời sống Thiền môn chỉ có ý nghĩa khi được xây đắp bởi giá trị tinh thần lục hòa; ở đâu cũng cần hội chúng đoàn kết và không ngừng chung tay vun bồi. Hội chúng biết ơn vẫn còn âm đức được sống trong không khí yên bình; trân trọng những thời thiền đầy thiện pháp, hiện tại lạc trú, tỉnh giác.

Trước đó, chiều ngày 16/10/2023 (nhằm ngày 02/09/ Qúy Mão), trong buổi giao lưu Phật pháp với Phật tử chùa Pháp Vân, chư Tăng chùa Thiền Tôn Phật Quang (núi Dinh, thôn Chu Hải, xã Tân Hải, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) dưới sự chỉ dạy của TT. TS Thích Chân Quang đã đến thăm và tặng hơn 150 các đầu sách Phật Pháp song ngữ Anh – Việt (Khoa Học Thiền Định, Phép Lạ, Đất, Từng bước chân đi, Rắn và Bồ Câu, Hướng dẫn thiền, Muốn gì được nấy, Ai sắp đặt số phận cho ta, Phóng lao, Bản năng và lý trí, Đừng chờ đợi, Bốn giai đoạn của đời người, Chín mức độ yêu thương, Hai nhánh rẽ của nền văn minh nhân loại, Các tầng bậc tu chứng, Chân lý chỉ là một) do Nhà Xuất Bản Tôn giáo ấn hành, đến chư Tăng, Tu nữ các trung tâm thiền Thabarwa, cùng nhiều chư Tăng Ni Phật tử Việt Nam có mặt. Đồng thời, Đại Đức Thích Toàn Bản và Thích Pháp Nghiêm cũng thay mặt phía Sư phụ thành tâm cúng dường tịnh tài 30 triệu đến Tăng Ni đang tham dự khóa Thiền Vipassanā ứng dụng.

Ngài Ottamathara cùng nhiều thiền sư nổi tiếng, như: Thiền sư Mogok, Silananda Sayadaw, U Pandita, Ajahn Chah, Mahasi, Pa-Auk Sayadaw, Ashin Tejaniya Sayadaw, Thích Nhất Hạnh,… được Phật giáo quốc tế đánh giá cao. Với tâm từ nổi tiếng, trí tuệ siêu việt, sự thực hành rốt ráo, chân thật bất hại, Thiền sư Ottamathara được đông đảo Phật tử và quần chúng yêu chuộng hòa bình kính quý.

Thiền sư Ottamathara dạy Thiền trong khóa tu

Cuốn sách “Từ Minh đến Vô Minh” của Thiền sư do Nhà Xuất Bản Hồng Đức, Việt Nam, ấn hành năm 2017 cũng được đông đảo thiền sinh Nguyên thủy Theravāda biết đến và nhiều thế hệ học trò Thiền sư coi như cuốn sách “gối đầu giường” để hành thiền Vipassanā trong hiểu biết về chánh niệm xả ly, làm thiện pháp miên mật không giới hạn để vun bồi parami chuyển hóa bất thiện nghiệp phá tan chấp ngã vào thân tâm ngũ uẩn duyên hợp không thực thể. Thiền sư trước đó còn nổi tiếng ở đất nước quốc giáo của mình với biệt hiệu “Thiền sư sóng thần”, ngoài tính thời sự nó còn chỉ cho quá trình hóa duyên và ngộ đạo rất nhanh chóng, đặc biệt, hiếm có ở Ngài.

 Cuốn sách Từ Minh đến Vô Minh của Thiền sư Ottamathara

Năm 2023 tại Việt Nam, sự kiện hi hữu đã diễn ra tại Thủ đô, đầy đủ duyên lành, Thiền sư Ottamathara cùng Tăng đoàn có 03 tháng chia sẻ Phật pháp tại miền Bắc. Với tinh thần lục hòa, kính quý bậc thiện tri thức, hết lòng vừa chuyên tu vừa hộ đạo, hạnh nguyện của Ngài Ottamathara cũng như TT chùa Pháp Vân, chùa Thiền Tôn Phật Quang cùng nhiều quý Hòa thượng, Thượng Tọa ở nhiều hệ phái khác nhau đã và đang giao lưu khóa tu, một lần nữa thể hiện tinh thần Từ Bi Vô Ngã, hòa hợp thanh tịnh của người con Phật trong ngôi nhà chung của Pháp. Quý Ngài chung tay hoằng pháp lớn mạnh không chỉ ở Việt Nam mà còn có tầm ảnh hưởng trên thế giới, góp phần giải quyết các vấn nạn của xã hội hiện đại, tiến sâu hơn trên con đường giải thoát sanh tử luân hồi; thể hiện Phật giáo đặt chân đến bất kì quốc gia nào cũng mang lại an vui, trí tuệ, đạo đức, hạnh phúc bền lâu cho mọi người, mọi loài, cả hiện đời và vị lai.

 Sau đây là hình ảnh ghi nhận:

TN Viên Giác

Download Android Download iOS
TP.HCM: Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện 2024 chính thức khai mạc với gần 6.000 thí sinh tham dự

Sáng ngày 17/11/2024, Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện đã chính thức khai mạc đồng loạt tại 21 điểm thi trên địa bàn TP.HCM, thu hút sự tham gia của 5.956 thí sinh là Phật tử từ 15 tuổi trở lên. Đây là sự kiện quan trọng nhằm khơi dậy tinh thần học tập và tu dưỡng giáo lý trong cộng đồng Phật tử.

Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online