10/07/2019 11:59

Hà Nội: Giáo sư Tiến sĩ Vũ Minh Giang giao lưu chia sẻ tại Học Viện Phật Giáo Việt Nam


PSO- Ngày 9/7/2019 (7/6 Kỷ Hợi), tại Hội trường Bảo tàng Học viện Phật giáo Việt Nam (HVPGVN) tại Hà Nội, đã diễn ra buổi giao lưu chia sẻ giữa Giáo sư Tiến sĩ Khoa học (GS TSKH) Vũ Minh Giang- Nguyên Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Chuyên gia cao cấp, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội; và chư Tôn đức Ban Lãnh đạo cùng Tăng Ni sinh HVPGVN tại Hà Nội với chủ đề: “Vị thế của Phật giáo trong dòng chảy của Văn hoá Việt Nam”.

Quang lâm chứng minh và tham dự buổi giao lưu chia sẻ có Hòa thượng tiến sĩ Thích Thanh Đạt – Ủy viên Thư kí HĐTS, Chủ Tịch Hội đồng Khoa học Học viện; Hòa thượng Thích Thanh Phúc- Giáo Thọ sư Học viện; Thượng tọa tiến sĩ Thích Thanh Quyết- Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban giáo dục Tăng Ni TƯ, Viện Trưởng Học viện; Thượng tọa tiến sĩ Thích Minh Quang- UV HĐTS, Phó Văn phòng I TƯGH, Phó viện trưởng Học viện; GS.TS Lương Gia Tĩnh- Phó viện trưởng Học viện; Đại Đức Thích Đạo Mẫn- Phó Thư kí, Chánh Văn phòng Học viện, điều phối chương trình; cùng gần 600 Tăng Ni sinh đang theo học tại Học viện.


Mở đầu buổi giao lưu GS TSKH Vũ Minh Giang đã gửi lời tri ân tới Chư Tôn đức Ban lãnh đạo Học viện và toàn thể Tăng Ni, vì đã tạo điều kiện cho buổi giao lưu chia sẻ được diễn; đồng thời xin gởi đến thính chúng lời chúc tốt đẹp.


Theo giáo sư Vũ Minh Giang: Hiện nay các nhà nghiên cứu khoa học đang tìm cách chia văn hoá ra làm nhiều loại khác nhau. Văn hoá Việt Nam ta là nền văn hoá Nông nghiệp, trồng lúa nước. Đó là kết quả của sự tương tác qua lại của mối quan hệ giữa con người với: Điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử và môi trường xã hội. Phật giáo xuất hiện ở Việt Nam từ Thế kỷ II, trước công nguyên với những nhà sư đi cùng đoàn thuyền của các thương nhân Ấn Độ; Văn hóa Phật giáo như dòng sông mang nặng phù sa từ bi trí tuệ đã vun bồi cho nền văn hóa đậm chất nghĩa tình của con người Việt Nam, hình thành nên nền văn hóa Việt Nam đa dạng, đầy giá trị tốt đẹp. Do vậy, văn hóa Việt Nam không thể tách rời khỏi văn hoá Phật giáo; văn hoá Phật giáo là một phần máu thịt của văn hoá Việt Nam. Vai trò của Phật giáo rất quan trọng đối với đất nước, con người Việt Nam, vì vậy GHPGVN lấy phương châm: Đạo pháp- Dân tộc- Chủ nghĩa xã hội, làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động là phù hợp thời đại và đầy trí tuệ.

Kết thúc buổi chia sẻ, đại diện lãnh đạo Học viện đã cảm ơn giáo sư Vũ Minh Giang vì đã dành thời gian giao lưu chia sẻ cùng Tăng Ni sinh một đề tài rất bổ ích, giúp thính giả có điều kiện ôn lại những kiến thức đã học, hiểu thêm về mối liên kết cộng sinh tốt đẹp giữa văn hóa Phật giáo và văn hóa Việt Nam; từ đó có những đóng góp thiết thực hơn nữa trong việc gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp của đạo Phật vào nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc của người Việt Nam.

Hải Thịnh

The post Hà Nội: Giáo sư Tiến sĩ Vũ Minh Giang giao lưu chia sẻ tại Học Viện Phật Giáo Việt Nam appeared first on Phật Sự Online Miền Bắc.

Download Android Download iOS
Hà Nội: CLB Cựu chiến binh Phật tử Quán Sứ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam

Ngày 18-12-2024 (18/11 năm Giáp Thìn) Câu lạc bộ cựu chiến binh Phật tử Quán Sứ long trọng tổ chức buổi giao lưu gặp mặt cựu chiến binh Phật tử nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12/1944 -22/12/2024 nhằm tri ân và tôn vinh các Phật tử cựu chiến binh và các Phật tử đã có nhiều đóng góp vào công tác phụng đạo yêu nước.

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online