Hà Nội: Học viện PGVN tổ chức lễ Khai pháp khóa an cư kết hạ PL.2568

Nghe đọc bài:

 

PSO - Căn cứ truyền thống tiền an cư của Phật giáo miền Bắc, được sự chỉ đạo của chư Tôn đức Hội đồng Điều hành, ngày 26/5 (nhằm ngày 19/4 năm Giáp Thìn) vừa qua, trường hạ Sóc Thiên Vương - Học viện PGVN tại Hà Nội đã trang nghiêm tổ chức lễ Khai pháp khóa an cư kết hạ PL.2568 - DL.2024. Nhân dịp này, trường hạ Học viện cũng làm lễ Tưởng niệm lần thứ 22 ngày huý nhật cố Hoà thượng Thích Viên Thành, nguyên Phó Viện trưởng kiêm Trưởng Ban Bảo trợ Học đường Học viện PGVN tại Hà Nội. 

Toàn cảnh buổi lễ

Buổi lễ có sự chứng minh, tham dự của Hoà thượng Thích Quảng Tùng, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng Ban Từ thiện Xã hội GHPGVN; Hòa thượng Thích Thanh Đạt, Uỷ viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Học viện, Đường chủ trường hạ Sóc Thiên Vương; Hòa thượng Thích Thanh Quyết, Trưởng ban Giáo dục Phật giáo TƯ, Viện trưởng Học viện, Chánh Duy na trường hạ, cùng chư Tôn đức Hội đồng Điều hành Học viện; chư Tôn đức Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh, thành,trụ trì một số tự viện (phía Bắc), Ban Chức sự trường hạ Sóc Thiên Vương.

Cung nghinh chư tôn đức

Buổi lễ được đón tiếp đại diện chư vị Giáo sư, Giảng sư, một số cơ quan, doanh nghiệp cùng trên 500 Tăng Ni sinh và đông đảo Phật tử cùng dự lễ.

Đại diện hành giả an cư tác bạch cầu thỉnh lễ Khai pháp

Mở đầu buổi lễ, Đại đức Thích Tục Khôi đã đại diện Tăng Ni hành giả an cư trường hạ Sóc Thiên Vương đối trước chư Tôn thiền đức dâng lời cầu thỉnh khai giảng Vô thượng Đại thừa Pháp bảo. Hòa thượng Đường chủ đã đáp từ lời cầu thỉnh của chư Tăng Ni hành giả và khuyến tấn đại chúng nỗ lực tinh tiến để thành tựu đạo nghiệp.

Đại đức Thích Minh Tú, Đại đức Thích Quảng Trí đọc Bình văn

Thể theo truyền thống đọc bình văn – giảng nghĩa tại các trường hạ miền Bắc, Đại đức Thích Minh Tú, Đại đức Thích Quảng Trí đã đọc bình văn chương “Giới vọng ngữ văn”(trong Khoá Hư Lục) một tác phẩm của Đức vua,Thiền sư Trần Thái Tông.

Hòa thượng Thích Thanh Đạt hứa khả

Tại buổi lễ, Hòa thượng Đường chủ đăng pháp tòa giảng giải về “Giới vọng ngữ văn”. Nội dung quan trọng bài giảng Hòa thượng nhấn mạnh về căn nguyên “tâm là gốc của thiện ác; miệng là cửa của phúc họa. Nghĩ một ý thì ảnh hưởng không lầm; buông một lời thì hệ quả chẳng lẩn. Quân tử trọng lời nói như biện luận; người xưa giữ mồm miệng kín như bình. Nói thì thẳng thắn, công bằng; kể thì không cong không vẹo. Không nói kẻ hay người dở; chẳng bàn mình đúng người sai…cái nặng của nghiệp chướng trong thân thì họa nơi cửa miệng đứng đầu. Không những kẻ nói thì nói càn; còn khiến người nghe làm bậy”. 

Hòa thượng Thích Quảng Tùng ban đạo từ

Hòa thượng Thích Quảng Tùng ban đạo từ, giảng thêm về họa của “Vọng ngữ”. Theo Hoà thượng, đây là nội dung cốt yếu, căn bản nhắc nhớ hành giả ngăn ngừa các họa từ miệng. Đức Phật từng dạy trong Giới luật và bát chính đạo có “chính ngữ” là lời nói chân chính, không vọng ngữ, thêu dệt không nói lời xấu ác. Người hành giả tại gia và xuất gia đều đề phòng thân, khẩu, ý làm chủ tâm, cảnh, cắt đứt căn, trần tự khắc thân, tâm, cảnh giới thanh tịnh và tịch tĩnh bình đẳng như hư vô.

Nhiều năm qua, Học viện luôn nhận được sự phát tâm công đức của đổng đảo các mạnh thường quân, doanh nghiệp, Ban bảo trợ học đường, các đạo tràng, bản hội, cùng Phật tử trên khắp tỉnh thành cả nước. Buổi lễ Khai pháp năm nay, Học viện cũng nhận được nhiều sự phát tâm cúng dàng cho việc tu học của Tăng Ni sinh. Hòa thượng Thích Quảng Tùng đã có lời khuyến tấn Tăng Ni hành giả tu học nhiều hơn nữa trong mùa an cư kiết hạ, khích lệ các Phật tử nên dành thời gian để trở về trường hạ an cư lễ Phật, nghe Pháp và hộ trì chư Tăng để cả thân và tâm đều được lợi ích.

Buổi lễ Khai pháp đã hoàn mãn trong niềm hoan hỷ của toàn thể hội chúng. Nhân buổi lễ Khai pháp của trường hạ Sóc Thiên Vương, Học viện đã ghi nhận sự phát tâm công đức cho quỹ Bảo trợ học đường, tùy hỷ cúng dàng Học viện của chư Tôn đức và quý Phật tử. 

Được biết, trường hạ Sóc Thiên Vương là trường hạ của Học viện PGVN tại Hà Nội. Ngày 16/4/Giáp Thìn vừa qua, trường hạ có 593 hành giả an cư là chư Tôn đức Hội đồng Điều hành, Văn phòng, TNS nội trú các hệ và chư Tăng ngoại viện (262 Tỳ khiêu, 283 Tỳ khiêu Ni, 13 Thức xoa ma na, 16 Sa di, 11 Sa di Ni và 8 Hình đồng) về tác pháp an cư. Trong thời gian an cư, các hoạt động giáo dục – đào tạo của Học viện vẫn diễn ra theo chương trình bên cạnh các thời khoá tụng niệm thường lệ.

Dịp này, Học viện cũng làm lễ Tưởng niệm lần thứ 22 ngày huý nhật cố Hoà thượng Thích Viên Thành (1950 – 2002), tự Thuần Hòa, đạo hiệu Nguyệt Trí, nguyên Uỷ viên Thường trực Hội đồng Trị sự, nguyên Phó Trưởng ban Giáo dục Tăng Ni TƯ, nguyên Phó Trưởng ban TT-XH TƯ, nguyên Phó Viện trưởng kiêm Trưởng Ban Bảo trợ Học đường Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, nguyên Động chủ chùa Hương Tích đời thứ 11.

Thực hiện phóng sự: Ban TT-TT Học viện

Download Android Download iOS
Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online