Hà Nội: Hơn 500 khóa sinh trong khóa tu tuổi trẻ tại chùa Bằng bước sang ngày tu học thứ 4

Ngày mùng 2/7/2024, tại chùa Bằng – Linh Tiên Tự (số 63 phố Bằng Liệt, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã diễn ra ngày tu học thứ tư, các khóa sinh đã làm quen và thích nghi dần với cuộc sống nơi cửa thiền.

Sáng sớm sau khi thức chúng, toàn thể khóa sinh đã trang nghiêm nơi lễ đường đọc kinh Phúc Đức dưới sự hướng dẫn của của quý Thầy trong Ban tổ chức. Kinh Phúc Đức chia sẻ những yếu tố đưa đến hạnh phúc, là sự tiếp nối tuệ giác của Đức Thế tôn. Bất kỳ ai, dù vai trò, tuổi tác, màu da, sắc tộc khác biệt; biết thực tập, ứng dụng những lời dạy đó vào trong đời sống thì đều đạt được kết quả về duy trì và nuôi dưỡng phúc báu, mang lại hạnh phúc cho chính mình và cho những người xung quanh. 

Sau đó, như thường lệ mỗi buổi sáng, Hòa thượng trụ trì Thích Bảo Nghiêm đều có lời chào ngày mới và hỏi thăm sức khỏe của các khóa sinh, đồng thời động viên các bạn cố gắng thích nghi và đoàn kết cùng nhau trong những ngày tu tập.

Sáng nay, hơn 500 bạn trẻ đã được lắng nghe Ni sư Giảng sư Thích Nữ Hương Nhũ - Ủy viên thường trực Ban Hoằng pháp TW, Phó trưởng Phân Ban Ni giới TW, trụ trì chùa Thiên Quang (tỉnh Bình Dương) chia sẻ về "ỨNG DỤNG NHỮNG LỜI PHẬT DẠY ĐỂ CÓ CUỘC SỐNG PHÚC ĐỨC".

Nội dung bài giảng nhằm định hướng, nhắc nhở các bạn trẻ nên sống như thế nào, sử dụng thiết bị công nghệ ra sao, cũng như cách ứng dụng những lời Phật dạy trong đời sống để có Phúc đức.

Trước khi vào bài giảng, Ni sư nhấn mạnh: “Chúng ta may mắn được sinh ra lành lặn, có đôi mắt, miệng cười, tai nghe giữa cuộc đời tươi đẹp nhưng đâu đó vẫn có ưu tư, sầu muộn. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội, nhưng mấy ai biết chọn hạnh phúc thực sự khi tuổi đang xanh. Hạnh phúc thực sự là phúc đức mà ra. Các bạn trẻ tham dự khóa tu tuổi trẻ chính là tạo nhân lành cho hạnh phúc thực sự ấy”.

Trong đời sống hiện đại ngày nay, việc giới trẻ sử dụng các thiết bị công nghệ như điện thoại, máy tính, tivi…trở nên thường tình. Tuy nhiên, trên không gian mạng này có rất nhiều hệ lụy và nhiều thông tin tiêu cực để thu hút người xem mà nếu không có sự tỉnh giác, xem có chọn lọc thì những điều này ảnh hưởng rất lớn tới đời sống tâm lý của người sử dụng. Vậy, các bạn trẻ nên sử dụng công nghệ hiện đại như thế nào thì tốt?

Đầu tiên, các bạn trẻ cần có chính kiến trong việc sử dụng các thiết bị công nghệ này. Nên dùng trong thời lượng vừa phải, ý thức cổ vai gáy và cột sống thẳng khi ngồi xem điện thoại, máy tính trong thời gian quá dài.  Điện thoại, máy tính, google là bách khoa toàn thư của nhân loại. Mỗi ngày hãy huân tập những điều tốt đẹp, mở điện thoại để theo dõi những điều hay, những tri thức có ích cho bản thân, cho xã hội sẽ tạo những thói quen, chủng tử tốt trong cuộc sống chúng ta. 

Thứ hai là Bố thí nụ cười & trao đi sự hiểu và thương. Gặp nhau hãy nở nụ cười. Các bạn trẻ đừng quá áp lực, căng thẳng, lo lắng chuyện học hành. Trước khi làm giỏi hãy làm đúng, sống cho đúng, đừng mong người ta khen mình giỏi. Trước khi làm đúng hãy làm bằng tất cả trái tim. Nếu có gì buồn trong cuộc đời, các bạn hãy xem xét tự mình đã làm đúng với cái tâm của mình chưa. Mình hãy trao đi trước tình yêu thương, cố gắng hiểu và thương mọi người nhiều hơn. Hãy là người con ân nghĩa của Cha Mẹ chứ không phải là một món nợ của Cha Mẹ. Đối với gia đình, Thầy cô đừng bao giờ trách móc, hờn giận. Ni sư nhắn nhủ "Các con hãy nguyện sống tốt hơn, biết yêu thương, chia sẻ với mọi người, biết lắng nghe hơn bởi các con đã có nhân duyên nhiều đời sống trong Chính pháp. Hạnh phúc thay được mang thân người. Hạnh phúc thay được tu học Phật Pháp".

Để các bạn trẻ nhận biết về “Ngôi nhà an toàn nhất” cho mình, Ni sư kể câu chuyện Phật giáo về con chim Cút và chim Ưng tới các khóa sinh và nhắn nhủ: “Cũng vậy, ngôi nhà an toàn của các con là đi trên đường Chính, sống trong môi trường tốt và tạo tác nhân lành. Dù có gì đi chăng nữa mà không phải con đường Chính pháp, các con sẽ bị cám dỗ, đau khổ, thất bại:

Sống trong môi trường tốt

Được tạo tác nhân lành

Được đi trên đường Chính

Là Phúc đức lớn nhất!.”

Các bạn trẻ có Trí, không tiền vẫn tạo ra phúc báu. Nhờ Ta bố thí nụ cười, chăm chú nghe pháp, trang nghiêm, hiếu thảo Mẹ Cha, nhường chỗ ngồi…Trên đời này, không phải tiền mang lại phúc báu. Mà do tư duy, cách suy nghĩ đúng đắn tạo nên. Con đường "Chính" là con đường đúng đắn, sẽ nở ra những bông hoa tươi đẹp nếu tấm lòng của chúng ta lương thiện, không sống giả dối với cuộc đời. Bởi “Người sống giả dối, như thau nước bẩn, không ăn không uống được, chỉ đổ đi mà thôi". (lời Đức Phật dặn dò ngài La Hầu La).

Thông qua câu chuyện tiếp theo: Ba bộ lọc câu hỏi của Socrates, Ni sư muốn hướng cho các bạn trẻ về việc tiếp nhận thông tin để từ đó rút ra được rằng, khi tiếp nhận thông tin hoặc muốn nói điều gì đó, mỗi người cần có ba bộ lọc: Bộ lọc Sự Thật – Bộ lọc Tốt đẹp – Bộ lọc Hữu ích. Như thế ta sẽ hạn chế được khẩu nghiệp và tiếp thu những lợi ích của cuộc đời.

Về "Chính ngữ", Ni sư đã kể câu chuyện “Lời nói dối trong thời thơ ấu của ông Gandhi” để nhắn nhủ các bạn trẻ luôn sống chân thật, sống ngay thẳng, lương thiện và trọng danh dự.

Kết thúc thời khóa, Ni sư đã dành thời gian giải đáp những thắc mắc của các bạn trẻ về cuộc sống, khiến thời pháp thoại trở nên vô cùng hữu ích.

Đầu giờ chiều, dưới sự hướng dẫn của Võ sư cao cấp Trần Nam Trung - Trưởng Võ phái Nam Thiên Phật Môn Quyền, các khóa sinh học nội dung Võ tự vệ, quy tắc đạo đức ứng xử võ thuật trong đời sống cũng như được tham dự các trò chơi tập thể gắn kết tình đoàn kết giữa các bạn đồng tu. Buổi hoạt động tập thể đã diễn ra trong không khí tràn ngập tiếng cười vui và những kiến thức bổ ích giúp các em biết được một số động tác tự vệ, biết tránh hoặc bảo vệ bản thân mình khi bị tấn công.

Cuối ngày là chương trình văn nghệ do các bạn khóa sinh thể hiện, với các tiết mục ca ngợi tình yêu thương quê hương, đất nước, đặc biệt là về đạo hiếu. Đây là hoạt động thiết thực, để các bạn khóa sinh có cơ hội được tham gia biểu diễn giao lưu, tăng cường tinh thần đoàn kết gắn bó với nhau. Là dịp để bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với quê hương đất nước và công lao to lớn của ông bà, cha mẹ, các bậc thầy cô, … Góp phần tạo nên không khí vui tươi phấn khởi, khuấy động cho những chương trình sắp tới.

Những tiết mục văn nghệ được biểu diễn dưới nhiều hình thức như: Đơn ca, song ca, tốp ca, hợp xướng, đàn, … khép lại ngày tu thứ tư trong niềm an vui hỷ lạc.

Ban truyền thông chùa Bằng

Download Android Download iOS
Mái chùa che chở hồn dân tộc

PSO - Chùa Việt có vị trí quan trọng trong sinh hoạt cộng đồng, dù Phật tử hay người không theo Đạo Phật cũng có thể đến vãn cảnh chùa, nghe giảng kinh hay tham gia các nghi lễ Phật giáo. Mái chùa vốn là nơi chu cấp cho cô nhi, giúp người nghèo khó, chữa bệnh cứu người, là nơi cho người hiếm muộn cầu tự, nơi nương náu khi ai đó gặp hoạn nạn…

TP.HCM: Chùa Giác Ngộ tiếp tục làm cầu nối san sẻ giọt máu hồng

PSO - Sáng ngày 06/7/2024, hơn 200 tình nguyện viên đã dành một buổi sáng cuối tuần về chùa Giác Ngộ (quận 10, TP.Hồ Chí Minh) để thực hiện nghĩa cử cao đẹp, hiến máu cứu người. Qua công tác khám sàng lọc và hiến máu, hàng trăm đơn vị máu với các thể tích 250ml, 350ml đã cùng góp vào Ngân hàng máu cho các bệnh viện tại TP.Hồ Chí Minh để sẵn sàng tr

[Video] Bình Thuận: Khai mạc khoá tu “Gieo mầm an lạc”lần thứ 2 và những hoạt động ngày đầu tiên tại tu viện Quảng Đức

PSO - Nhằm tạo thiện duyên, trải nghiệm và học hỏi những bài học để tu dưỡng tâm hồn, rèn luyện trí tuệ cho các em nhỏ tại huyện Tánh Linh, chiều ngày 5/7/2024 (nhằm ngày 30/5 năm Giáp Thìn), Thượng toạ Thích Thông Châu - Trưởng ban Hướng dẫn Phật tử GHPGVN tỉnh Bình Thuận, trưởng BTS huyện Tánh Linh, trụ trì tu viện Quảng Đức (xã Đức Bình, huyện T

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online