13/08/2019 14:30

Hà Nội: Ngày thứ 2 của Đại lễ Vu lan báo hiếu – Phả độ gia tiên tại Học viện Phật giáo Việt Nam


Nối tiếp chương trình đại lễ Vu Lan tại học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, sáng ngày 12/08/2019 (Nhằm ngày 12/07 năm Kỷ Hợi), tại Hạ Trường Sóc Thiên Vương – Khuôn viên quảng trưởng Viên Quang, HT. Thích Thanh Đạt cùng chư Tôn đức Tăng – Ni, ban giám hiệu học viện cùng 501 Tăng Ni sinh hành giả an cư và các Phật tử gần xa đã vân tập về khuôn viên học viên ngay từ sáng sớm để bắt đầu một ngày tu tập mới.

Vào lúc 7 giờ sáng, dưới sự chủ lễ của Hòa thượng Sám chủ Thích Thanh Đạt, toàn thể Chư Tôn Đức Tăng – Ni, cùng nhân dân Phật tử chính bước bước vào một ngày tu tập với bài Kinh Mục Liên Sám Pháp (Quyển trung). Qua đây, các Phật tử đã có dịp ôn lại câu chuyện về tấm gương hiếu hạnh của Đức tôn giả Mục Kiền Liên và ý nghĩa của ngày Vu Lan Báo Hiếu theo như lời Phật dạy.

Buổi trưa, đại chúng thực hiện nghi thức Cúng Quá Đường dưới sự chứng minh của HT. Thích Thanh Đạt – Đường chủ Hạ trường Sóc Thiên Vương; HT. Thích Thanh Phúc – Giám luật Hạ trường; TT. Thích Thanh Quyết – Viện trường Học viện Phật Giáo Việt Nam tại Hà Nội, Chánh Duy Na Hạ trường Sóc Thiên Vương; cùng Chư Tôn Đức Tăng – Ni hành giả Hạ trường.

Đầu giờ chiều, là thời khóa Tụng kinh Dược Sư Bản Nguyện dưới lời dẫn kinh của ĐĐ. Thích Bản Tường. Đại chúng ôn lại về 12 bổn nguyện của đức Phật Dược Sư theo lời Phật dạy. Trong kinh cũng viết: “Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai trong khi tu Bồ-tát hạnh phát đại nguyện và công đức trang nghiêm của cõi Phật kia. Như lai dẫu hơn một kiếp cũng không thể nói cùng được”.

Buổi tối cùng ngày, diễn ra chương trình Pháp Hội Hoa Đăng Vu Lan Báo Hiếu – Phả Độ Gia Tiên. Buổi lễ đặt dưới sự chứng minh và tham dự của HT. Thích Thanh Đạt – Ủy viên thư ký HĐTS GHPGVN, Phó trưởng ban thường trực Ban Giáo dục Phật giáo TƯ GHPGVN, Đường chủ Hạ trường Sóc Thiên Vương; HT. Thích Thanh Phúc – Giám luật Hạ trường; TT. Thích Thanh Quyết – Phó chủ tịch HĐTS GHPGVN, Trưởng Ban Giáo dục Phật giáo TƯ GHPGVN, Viện trưởng Học Viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, Chánh Duy Na Hạ trường Sóc Thiên Vương; TT. Thích Minh Quang – Ủy viên HĐTS, Phó VP1 TƯ GHPGVN, Phó viện trưởng học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội; TT. Thích Đạo Hiển – Ủy viên HĐTS GHPGVN, Phó trưởng ban Giáo dục Phật Giáo TƯ GHPGVN, phó Viện trưởng Học Viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội; Ni sư Thích Diệu Bản – Ủy viên HĐTS GHPGVN, phó Viện trưởng kiêm trưởng phòng đào tạo Học viện cùng 501 Tăng Ni sinh tham dự Nghi lễ Vu Lan.

Mở đầu buổi lễ, HT. Thích Thanh Phúc – Giám luật hạ trường đã chia sẻ tới toàn thể đại chúng về nguồn gốc của mùa Vu Lan Báo Hiếu. Hòa thượng cũng nhấn mạnh, truyền thống hiếu đạo của dân tộc có từ lâu đời được thể hiện qua các câu ca dao, tục ngữ: “Nuôi con mới biết sự tình, Thầm mong cha mẹ nuôi mình khi xưa”.

Trong kinh Đức Phật cũng dạy: “Hiếu tâm tức thị Phật tâm, Hiếu hạnh tức thị Phật hạnh”. Hòa thượng cũng nhắc nhở tới toàn thể các Tăng Ni sinh cùng các Phật tử tại gia: “không phải đợi khi làm ra tiền mới quay lại phục vụ Cha mẹ, mà bằng những hành động, những lời thăm hỏi hằng ngày cũng là hành động tri ân Cha mẹ và không phải chỉ khi đến ngày lễ Vu Lan mới nhớ đến ông bà, cha mẹ. Mà mỗi ngày hay những khi nhớ đến Cha mẹ thì tâm Hiếu đạo đều được đánh thức và đánh động”.

Sau đó là nghi thức Bông Hồng cài áo để tưởng nhớ đến công ơn sinh thành, dưỡng dục của của 2 đấng sinh thành – 2 vị Phật sống trên cõi đời này: Bông hoa hồng được chọn là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý và ngát hương. Việc nhớ về những đấng sinh thành và cài lên ngực bông hoa cao quý là tình cảm đẹp nhất, là chữ Hiếu mà con cái gửi đến cha mẹ. Với ý nghĩa đó mà nhiều người Việt, cứ đến ngày Vu Lan, mọi người lại cài lên ngực của mình một bông hoa màu hồng, ấy là biểu tượng của việc còn Mẹ – Cha. Những ai đã mất cả mẹ và cha thì cài lên ngực mình một bông hoa hồng trắng và đóa hồng vàng – màu áo của tấm Cà Sa được cài lên ngực của chư tôn Đức Tăng – Ni. Với ý nghĩa màu vàng là màu của sự giải thoát như Vô thượng phước điền y, màu của Đất, vì đất là sức sống, là nhẫn nhục, cưu mang tất cả, chấp nhận tất cả. Vì coi tất cả chúng sinh là cha mẹ, là quyến thuộc, họ hàng và quan trọng nhất là những vị Phật tuơng lai.

Cuối buổi lễ, các vị Chư tôn đức Tăng- Ni cùng toàn thể Phật tử xếp hàng thành kính trang nghiêm đi nhiễu Phật trong khuôn viên quảng trường Viên Quang Học Viện. Dẫn đoàn nhiễu Phật là Chư Tôn đức chứng minh, nối sau là 501 Tăng Ni sinh cùng hàng trăm Phật tử. Toàn thể đại chúng đều chắp tay trang nghiêm, di chuyển từng bước nhẹ nhàng nối liền nhau vừa đi vừa niệm hồng danh của Đức Phật Bản Sư, cũng như đức Phật Di Đà và chư vị Bồ Tát. Đoàn người xếp thành 1 hàng dài nối bước nhau tạo một khung cảnh trang Nghiêm thanh tịnh chốn Thiền môn. Buổi lễ đã kết thúc ngày thứ 2 đại lễ Vu Lan Báo Hiếu tại Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Hà Nội.

Trần Minh Trực

 

The post Hà Nội: Ngày thứ 2 của Đại lễ Vu lan báo hiếu – Phả độ gia tiên tại Học viện Phật giáo Việt Nam appeared first on Phật Sự Online Miền Bắc.

Download Android Download iOS
TP.HCM: Ban Tôn giáo Chính phủ chúc Tết Ban Thường trực HĐTS và Văn phòng 2 TƯGH

PSO - Sáng ngày 19/1 (nhằm ngày 20/12 năm Giáp Thìn), phái đoàn Ban Tôn giáo Chính phủ, do ông Vũ Hoài Bắc - Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ, làm trưởng đoàn, đã đến thăm và gửi lời chúc Tết Nguyên đán tới Ban Thường trực Hội đồng Trị sự (HĐTS) và Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (TƯGH) tại Thiền viện Quảng Đức(số 294 Nam Kỳ Khởi Ng

TP.HCM: Tổ đình Giác Lâm tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Viên Quang viên tịch (1827-2025)

Ngày 2-1-2025 (nhằm ngày mùng 3 tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại Tổ đình Giác Lâm (Q.Tân Bình), chư tôn đức đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Tổ Tông Viên Quang viên tịch.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online