08/10/2019 01:02

Hà Nội: Ngày thứ hai của Pháp hội Dược Sư tại chùa Bằng (Linh Tiên Tự)


Trong ngày thứ 2 của Pháp hội Dược Sư tại chùa Bằng (Linh Tiên Tự) – số 63 phố Bằng Liệt – phường Hoàng Liệt – quận Hoàng Mai – thành phố Hà Nội, nhận lời mời của Ban tổ chức, Thượng tọa Thích Tiến Đạt – Cố vấn Ban giám hiệu Trường trung cấp Phật học Hà Nội, trụ trì chùa Đại Từ Ân (Hà Nội) đã quang lâm thuyết giảng cho đạo tràng bản tự với chủ đề “ý nghĩa và phương pháp tu tập của kinh Dược Sư”.

Mở đầu buổi chia sẻ, Thượng tọa đã giới thiệu sơ lược về bản kinh Dược Sư tới toàn thể đại chúng. Theo Thượng tọa, “bản kinh Dược Sư này thuộc giáo nghĩa Tịnh Độ. Chỉ vì chúng sinh sống trong khổ đau, chết cũng trong đau khổ, do đó Đức Phật ra đời để giải quyết hai vấn đề sự sống và cái chết cho chúng sinh. Đối với Phật giáo đại thừa có hai bản kinh nói về vấn đề sống chết này là kinh Dược Sư và kinh A Di Đà. Kinh Dược Sư nói về Đông Phương Giáo Chủ còn kinh A Di Đà nói về Tây Phương Giáo Chủ. Phương đông là hướng mặt trời mọc, nó biểu hiện cho sự sống và ánh sáng, đồng thời cũng biểu thị cho một sự sống bắt đầu, biểu thị cho trí tuệ. Phương tây là hướng mặt trời lặn, nó chỉ cho chỗ đi về sau khi kết thúc cuộc đời này, tức là phương tây chỉ cho cái chết. Do đó cả hai bản kinh này đều thuộc về giáo nghĩa Tịnh Độ. Kinh Dược Sư là bản kinh Tịnh độ phương Đông, tức là chúng ta phải áp dụng kinh Dược Sư này vào ngay trong cuộc sống hiện tại, để có được Tịnh Độ nhân gian. Còn tu tập theo kinh A Di Đà để chúng ta có một tương lai là sau khi kết thúc cuộc đời này có một Tịnh Độ lâu dài“.
Tiếp theo, Thượng tọa đã nhắc lại về mười hai lời nguyện của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai khi Ngài còn là một vị Bồ Tát. Thượng tọa đã chia sẻ về cách giải quyết tận gốc 8 nỗi khổ của chúng sinh cả về thân và tâm theo Kinh Dược Sư: “đây là pháp môn Tịnh Độ mà lại là Tịnh Độ nhân gian để giải quyết tất cả những nỗi khổ của chúng sinh trong hiện tại. Đức Phật nói chúng sinh có tám vạn bốn nghìn nỗi khổ nhưng tóm gọn lại thì chúng ta chỉ có tám nỗi khổ là khổ sinh ra, khổ bệnh, khổ chết, mong cầu không được là khổ, yêu thương nhau mà phải chia lìa là khổ, oán ghét nhau mà phải sống chung là khổ và thân năm ấm do chấp thủ nên dẫn đến khổ đau. Vô thường là một trong giáo lý của đức Phật, vạn vật vô thường nên đừng mong thân mình khỏe mãi, đẹp mãi và thân này không bệnh. Nếu chúng ta mong mỏi như thế thì đều đang đi ngược với giáo lý của đức Phật chỉ dạy. Đối với chúng sinh mà không biết Phật pháp thì sinh già bệnh chết là nỗi khổ của họ, bởi vì họ không nhận thức được vô thường, chấp thủ bản thân. Chúng ta là người học Phật, nhận thức được vô thường thì sinh già bệnh chết cũng là điều bình thường. Trẻ có niềm vui của trẻ, già có niềm vui của già, đó là an vui, đó là Tịnh Độ nhân gian, cho nên trong Phật pháp có câu “ tịch diệt vi lạc” tức tịch diệt là niềm vui…Trong kinh Dược Sư cũng nhằm đến chỗ này, là tất cả chúng sinh đều có bệnh, mà bệnh gồm hai vấn đề là bệnh về thân và bệnh về tâm. Do vậy Đức Dược Sư đưa ra phương pháp là nghe danh hiệu của Đức Dược Sư để loại trừ được những đau khổ do thân bệnh, tâm bệnh. Chúng ta thấy rằng, mọi vấn đề trong cuộc sống của ta đều là bệnh cả. Nhưng làm thế nào để giải quyết được những vấn đề về nhu cầu vật chất, tinh thần của chúng ta và trong phạm vi đó ta kham nhẫn được và vẫn có thể tìm ra được sự an vui…Chúng ta là người học Phật phải quán chiếu được lý vô thường, làm thế nào trong mọi trường hợp ta phải niệm được danh hiệu Đức Dược Sư để để chúng ta có thể hóa giải được oan kết, ân oán đều là oan gia cả. Cho nên là nỗi khổ của vật chất là sinh già bệnh chết, còn nỗi khổ của tinh thần là mong cầu không được, thương nhau mà phải chia lìa, ghét nhau mà phải sống chung và thân năm uẩn là “sắc thụ tưởng hành thức” do sự vận động của nó dẫn đến tâm lý bất an và khổ đau. Do vậy sự tu tập của chúng ta là để đoạn trừ được cái này. Muốn chấm dứt được cái khổ đau này thì gốc của nó là phải chấm dứt cái vô minh“.

Qua đây Thương tọa cũng sách tấn đại chúng về việc thực hành tụng kinh Dược Sư là một phương pháp chữa bệnh cho chính chúng ta và cho những người xung quanh, để vượt qua được tâm bệnh là chấp trước, hận thù và vô minh. Nếu chúng ta dựa vào Đức Phật Dược Sư bằng niềm tin thuần túy thì chắc chắn chúng ta sẽ nhận phúc lành và an lạc. “Đức Phật quan tâm và giải quyết tất cả vấn đề. Tất cả 12 nguyện điều giải quyết được những vấn đề trong cuộc sống. Những điều cả thế giới đang giải quyết ngày nay điều là giải quyết cái ngọn chứ không phải giải quyết được tận gốc của vấn đề. Nếu chúng ta nương vào kinh Dược Sư, nương vào Pháp môn Dược Sư hiểu được vấn đề Phật Pháp, nhân quả của nó để giải quyết tận gốc thì chắc chắn rằng có thể chuyến hóa cái thế giới đang đau khổ bất hạnh này thành tịnh độ ngay ở thế gian bằng 12 nguyện của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang”.

Sau hơn một giờ đồng hồ, buổi chia sẻ pháp thoại của Thượng tọa Thích Tiến Đạt đã kết thúc trong niềm hoan hỷ vô biên của toàn thể đạo tràng có mặt tại chùa Bằng hôm nay.

 

Diệu Tường

 

The post Hà Nội: Ngày thứ hai của Pháp hội Dược Sư tại chùa Bằng (Linh Tiên Tự) appeared first on Phật Sự Online Miền Bắc.

Download Android Download iOS
TP.HCM: Tổ đình Giác Lâm tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Viên Quang viên tịch (1827-2025)

Ngày 2-1-2025 (nhằm ngày mùng 3 tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại Tổ đình Giác Lâm (Q.Tân Bình), chư tôn đức đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Tổ Tông Viên Quang viên tịch.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online