Hà Nội: Ngày tu an lạc tháng 5 năm Giáp Thìn tại chùa Bằng

Nghe đọc bài:

Ngày 16/6/2024, nhằm ngày 11/5/Giáp Thìn, chùa Bằng - Linh Tiên tự (số 63 phố Bằng Liệt, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội) đã diễn ra ngày tu bát quan trai theo lịch tu học hàng tháng với sự tham dự của đông đảo Phật tử gần xa.

Đúng 7h30, Hòa thượng trụ trì Thích Bảo Nghiêm - Phó chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban Hoằng pháp TW GHPGVN đã làm lễ niêm hương bạch Phật, yết Tổ và đăng đàn truyền giới cho các hành giả tu tập Bát Quan Trai giới trong ngày tu này.

Sau đó, Thượng tọa Thích Chiếu Tuệ - Ủy viên HĐTS, Phó trưởng Ban thường trực Ban Hoằng pháp TW đã quang lâm và có thời pháp thoại tới toàn thể đại chúng về "những mùa an cư đáng nhớ trong cuộc đời Đức Thế Tôn".

Thượng tọa chia sẻ: Trong 49 năm hoằng pháp (theo tinh thần Kinh điển Đại thừa), Đức Thế Tôn đã đem ánh sáng, ánh đạo vàng đến cho chúng sinh muôn loài. Trong suốt những năm đó, tinh thần của Ngài là không ở quá lâu tại một địa điểm. Đó cũng là thông lệ của ba đời chư Phật. Ngài huân tu khắp nơi để giáo hóa chúng sinh. Trong 03 tháng mùa mưa, Ngài cùng các vị Thánh Tăng cư ngụ tại một địa điểm nhất định trọn vẹn trong 3 tháng. Sau khi mãn hạn, Ngài cùng chư Tăng lại tiếp tục công cuộc hoằng pháp lợi sinh.

Theo Thượng tọa Giảng sư, mùa mưa ở bên Ấn độ khác ở bên Việt Nam, nhiệt độ khắc nghiệt trên 40 – 50 độ, nắng nóng cực điểm; mùa mưa côn trùng sinh sôi nảy nở, nên tránh đi lại dẫm đạp lên chúng sinh này. Vì vậy, ý nghĩa của việc An cư cũng là để nuôi dưỡng lòng từ. Cũng trong 9 tháng hoằng pháp, năng lượng tu tập của người tu bị tiêu hao nên cần khoảng thời gian nghỉ ngơi để nạp lại năng lượng. Người tu trước truyền cho người sau tu học, giúp đỡ bao bọc nhau. Đây cũng là dịp để để Phật tử gần gũi, cúng dường chư Tăng.

Mùa An cư đầu tiên của Đức Thế Tôn, sau khi Ngài thành đạo dưới cây Bồ đề. Ngài đến vườn Lộc Uyển, độ cho năm anh em ông Kiều Trần Như với bài kinh Chuyển Pháp Luân đầu tiên. Sau bài Kinh, ông Kiều Trần Như chứng quả A La Hán, trở thành vị Tỳ kheo đầu tiên của Phật giáo.

Trong 05 ngày đầu tiên của mùa An cư thứ nhất, Đức Phật đã thuyết pháp độ cho 5 vị Thánh Tăng đầu tiên, mở đầu cho công cuộc hoằng pháp của Đức Thế Tôn. Sau mùa an cư đầu tiên, đã có 61 vị Thánh chứng quả A La Hán. Tam Bảo từ đây được hình thành.

Ba mùa an cư sau đó, Đức Thế Tôn an cư cùng 1.500 vị Thánh tăng đệ tử của Ngài an cư tại Tịnh xá đầu tiên của Phật giáo: Trúc Lâm tịnh xá. Cứ sau mỗi mùa an cư, Đức Thế Tôn cùng các vị Thánh tăng lại đi giáo hóa chúng sinh.

Tại mùa An cư thứ 5, Đức Thế Tôn độ cho Di Mẫu Ma Ha Ba Xà Ba Đề trở thành vị Tỳ kheo Ni đầu tiên trong giáo đoàn của Đức Phật cùng 500 vị đi trong đoàn Di Mẫu từ thành Ca Tỳ La Vệ. Và Ni đoàn được thành lập, ở cạnh thành Xá Vệ. Tại mùa An cư thứ 5 này, Tứ chúng đã có mặt đầy đủ: Tỳ kheo – Tỳ kheo Ni - Ưu Bà tắc – Ưu Bà di.

Tại mùa An cư thứ 7, Đức Phật nhập định, dùng thần thông lên cung trời Đao Lợi để thuyết pháp cho mẫu thân của Ngài, bài Vi Diệu Pháp. Vị Thiên nam tử (tiền thân là bà Maya - mẫu thân của Đức Phật) chứng thánh quả.

Mùa An cư thứ 15, mùa An cư duy nhất Đức Phật trở về quê hương, thành Ca Tỳ La Vệ. Ngài cùng chúng Tỳ kheo nhập hạ tại chùa gần kinh Thành. Ngôi chùa do chính Đức vua Tịnh Phạn kiến lập để cúng dường và cung thỉnh Đức Phật cùng chư Tăng về cư ngụ. Tại đây, Ngài độ cho rất nhiều vị hoàng thân quốc thích, trong đó có ngài La Hầu La. Sau đó Ngài La Hầu La xuất gia theo Phật.

Mùa An cư thứ 19 & 20, lúc này Ngài A Nan đã theo Phật và chính thức trở thành Thị giả của Đức Thế Tôn. Đức Phật nhập hạ tại Trúc Lâm tịnh xá. Tới mùa An cư cuối cùng, Đức Thế Tôn báo cho Ngài A Nan biết 3 tháng nữa sẽ nhập Niết bàn.

Trong 49 năm hạ, Đức Phật có 25 năm An cư tại Kỳ Viên tịnh xá do Ngài Cấp Cô Độc và thái tử Kỳ Đà cúng dường.

Thượng tọa Giảng sư cũng chia sẻ thêm tới quý Phật tử "Tịnh xá lúc này là nơi tu tập. Đến khi Phật giáo truyền vào Trung Hoa, ngôi chùa đầu tiên được xây dựng, tên là chùa Bạch Mã. Sau khi nhận thấy đi khất thực không phù hợp với điều kiện đất nước, các Tổ đã xây bếp, các sư trồng trọt cấy cày tự túc để đảm bảo lương thực sinh sống hàng ngày. Dân cũng hiến cúng đất cho chùa. Pháp An cư của chư Tăng ngày nay vẫn tuân theo pháp An cư của ba đời chư Phật. Việc khất thực tại Trung Hoa và Việt Nam không còn phù hợp với quốc độ. Các chùa tự túc lao động. Trong 3 tháng An cư, có nghi thức cúng Quá (Quả) Đường của chư Tăng. Đây là một nghi thức trong phép An cư bắt buộc. Tức nghi thức dùng trai. Trong nghi thức này có nghi thức cúng Phật, cúng các bậc Thánh Tăng – Hiện tiền Tăng, cúng mẹ con quỷ La Sát".

Qua đó, Thượng tọa mong đại chúng hãy cùng ôn lại về những dấu son trong hành trình an cư của Đức Thế Tôn, để từ đó càng quyết chí giữ tâm bồ đề kiên cố, có niềm tin vững chắc nơi Tam Bảo, hộ trì chư Tăng, hộ trì Phật pháp, nỗ lực tu học tinh tiến để không phụ ơn đức sâu dày của Đức Từ Phụ.

Sau thời pháp thoại ý nghĩa của Thượng tọa giảng sư, đại chúng tiếp tục bước vào thời khóa tụng kinh Bổn Môn Pháp Hoa để cầu nguyện Quốc thái dân an, Phật pháp xương minh.

Buổi trưa, đại chúng đã thực hiện nghi thức cúng Quá Đường, dùng cơm chay trong chính niệm, khép lại ngày tu an lạc tràn đầy đạo vị.

Diệu Tường

Download Android Download iOS
Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online