Hà Nội: Tết nguyên tiêu ấm áp tại chùa Vạn Phúc

Nghe đọc bài:

PSO - Ngày 11/2 vừa qua, các Phật tử đã tề tựu tại nơi chùa Vạn Phúc (huyện Sóc Sơn, Hà Nội), tham gia những hoạt động ý nghĩa để cầu nguyện một năm mới mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.

Với tâm niệm “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng". Tết Nguyên Tiêu, hay còn gọi là Rằm tháng Giêng, là ngày rằm đầu tiên của năm mới, mang ý nghĩa quan trọng bên cạnh Tết cổ truyền. Đây là dịp để mỗi người hướng tâm về cội nguồn, cầu mong một năm an lành, hạnh phúc và viên mãn. Trong văn hóa dân gian, Rằm tháng Giêng còn được gọi là "Thiên quan tấn phúc", đầu năm cúng lễ để cầu mong phúc lành, mưa thuận gió hòa, cả năm hanh thông. Trong Phật giáo, Rằm tháng Giêng còn gọi là Lễ Thượng Nguyên, là dịp để các Phật tử cùng nhau tu tập và làm việc thiện lành, vun bồi công đức. Đây cũng là thời điểm thích hợp để mỗi người quay về với chính mình, tu tập thân tâm, hướng đến đời sống an vui.

Vì vậy, ngay từ đầu giờ chiều, quý Phật tử các Đạo tràng đã cùng vân tập về chùa, tụng thời Kinh Dược Sư cầu an dưới sự chủ lễ của chư Tăng bản tự, đồng thời thực hiện nghi thức phóng sinh đầy ý nghĩa.

Buổi tối cùng ngày là chương trình hoa đăng nguyện cầu quốc thái dân an dưới sự chủ lễ của Thượng tọa Thích Chiếu Tuệ - Ủy viên HĐTS, Phó trưởng Ban thường trực Ban Hoằng pháp TW, Trụ trì chùa Vạn Phúc cùng chư Tăng trong BTS Phật giáo huyện Sóc Sơn và chư Tăng bản tự.

Ánh sáng lung linh của những ngọn đèn hoa đăng làm đêm Tết Nguyên Tiêu khởi đầu của một năm mới nơi cửa thiền thêm linh thiêng. Đó như ánh sáng của trí tuệ và yêu thương, sưởi ấm tâm từ cho tất cả chúng sinh. Với thượng khí tinh nguyên của tiết trời ấm lành, tràn đầy sức sống mùa Xuân, chư tôn đức và quý Phật tử cùng gửi gắm lời nguyện cầu quốc thái dân an, mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa; cầu trường thọ đến chư tôn đức giáo phẩm GHPGVN.

Trong chương trình có một phần khiến Phật tử vô cùng thích thú, đó là "bói kiều". Đây có thể được coi là một pháp môn thực tập và nuôi dưỡng trong những ngày Xuân, qua việc tham khảo ý kiến cụ Nguyễn Du, ni sư Giác Duyên và đạo cô Tam Hợp về tình trạng hiện tại của mình, từ đó để biết tu tập hành xử sao cho có hạnh phúc và thành công trong năm tới. Ngày trước chuyện bói Kiều hầu như phổ biến khắp cả nước. Có người coi chuyện bói Kiều là một thú vui, một cách thưởng thức Truyện Kiều và mỗi lần bói Kiều là mỗi lần tìm hiểu sâu và phát hiện thêm những ý mới trong các câu Kiều. Đó là những người thuộc tầng lớp trí thức và là số ít. Số đông bói Kiều vì tin vào sách thiêng.

Mỗi câu Kiều chứa đựng ý nghĩa khác nhau, khi bói Kiều thường được nghe cả vịnh Kiều, hát Kiều, ngâm Kiều. Mỗi Phật tử sẽ sử dụng câu Kiều này như một phương châm sống cho năm mới được hỷ lạc, cát tường. 

Cuối chương trình, chư Tôn đức và toàn thể đại chúng đã thực hiện nghi thức niệm hương, dâng đăng lên trước tôn tượng Đức Bản Sư dưới gốc cây bồ đề, khép lại buổi lễ thành tựu viên mãn.

Diệu Tường - Quang Phước

Download Android Download iOS
GHPGVN hướng về Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7: Thể hiện đạo lý tri ân, báo ân của người con Phật

PSO - Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã ban hành công văn số 344/HĐTS-VP1 đề nghị các Ban, Viện Trung ương, Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố trên cả nước tổ chức các hoạt động tưởng niệm, tri ân anh linh các Anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ

Trung ương Giáo hội thành kính tưởng niệm Đại lão Hòa thượng Pháp sư Thích Giác Nhiên

Chiều ngày 12/7/2025 (18/6 năm Ất Tỵ), tại Pháp viện Minh Đăng Quang (TP.HCM), Giáo đoàn IV thuộc Hệ phái Khất sĩ đã trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm 10 năm ngày viên tịch của Đại lão Hòa thượng Pháp sư Thích Giác Nhiên – bậc Trưởng lão mô phạm, vị Pháp sư uyên thâm của Hệ phái.

Từ bi - Cội nguồn đạo đức trong thời đại biến động

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khủng hoảng đạo đức và bất ổn xã hội ngày càng gia tăng, câu hỏi "sống đạo đức là sống thế nào?" trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong bài viết “Sức mạnh của lòng từ bi: Đạo đức ứng dụng trong thế giới đầy biến động”, học giả Baishali Sarkar – Nghiên cứu sinh Phật học tại Đại học Delhi đã khơi gợi một hướng tiếp cận

[Video] An Giang: Ngày tu học thứ 3 trong khóa tu "Hương lam giữa hạ" tại tịnh xá Ngọc Sơn II

Sáng ngày 13/07/2025 (nhằm 19/06 năm Ất Tỵ), sau hai ngày trải nghiệm nhiều hoạt động ý nghĩa, hơn 60 các bạn khóa sinh tiếp tục ngày tu học thứ ba chánh niệm và tinh tấn hơn trong khuôn khổ khóa tu mùa hè “Hương lam giữa hạ” tại tịnh xá Ngọc Sơn II (phường Vĩnh Thông, tỉnh An Giang).

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online