Hà Nội - Thủ đô Văn hiến và các ngôi chùa cổ

(PSO) Hà Nội – Thủ đô hơn 1000 năm tuổi không chỉ nổi tiếng với lịch sử lâu đời, giàu bản sắc, văn hóa truyền thống dân tộc. Hà Nội từ thuở còn là Kinh thành Thăng Long cho đến nay vẫn luôn là trung tâm văn hóa lớn nhất của cả nước. Vùng đất này đã sinh ra nền văn hóa dân gian với nhiều câu chuyện truyền thuyết, nhiều câu ca dao, tục ngữ, nhiều lễ hội dân gian và cả những vị anh hùng được ca ngợi, các di tích văn hóa vật thể và phi vật thể được công nhận. Và với người dân Hà Nội tín ngưỡng Tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo từ lâu đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của mình.

Trong chuyến khảo sát Kiến trúc Phật giáo tại các tỉnh phía Bắc của Ban Văn hoá TƯ, ngày 23/12/2022 (nhằm ngày 01/12 năm Nhâm Dần) - ngày làm việc thứ 7, đoàn công tác đã  làm việc với Ban Trị sự PG TP. Hà Nội về Kiến trúc, Di sản Phật giáo tại 3 ngôi chùa cổ: chùa Hương, chùa Diên Khánh và chùa Đậu.

Tam Quan chùa Trình trong khuôn viên chùa Hương

Chùa Hương (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức) là điểm đầu tiên đoàn khảo sát đến. Chùa Hương là cái tên mang nhiều ý nghĩa trong đời sống tinh thần và ký ức tuổi thơ của người dân Hà Nội. Chùa Hương không những nổi tiếng là điểm đến hành hương linh thiêng nổi bật với văn hoá tín ngưỡng mà  còn được biết đến là một quần thể di tích cổ, tâm linh với nhiều nét văn hoá đặc trưng của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là văn hoá tâm linh.

Đoàn khảo sát đang xuống Nam Thiện đệ Nhất động (động Hương Tích)

Chùa Hương có lịch sử từ thế kỷ XV. Ngôi chùa được xây dựng với quy mô chính vào khoảng cuối thế kỷ XVII, sau đó bị hủy hoại trong chiến tranh Đông Dương năm 1947. Năm 1989, chùa được Hòa thượng Thích Viên Thành cho phục dựng lại dưới sự chỉ dạy của cố Hoà thượng Thích Thanh Chân. Từ đó đến nay, các khu vực trong quần thể thắng cảnh từng bước được phục dựng trên nền đất cũ với dáng vẻ bề thế nguy nga, xứng tầm đệ nhất trời Nam.

Tháp cổ

Trong đó đặc biệt phải kể đến chùa Thiên Trù, đây là ngôi chùa chính và có quy mô lớn nhất trong quần thể chùa Hương Tích và khu vực Hương Sơn. Chùa nằm trong một thung lũng Thong Mang theo thế “tay ngai linh ấn”, bởi hai bên là núi Phụ Mã.

Hoa văn chạm nổi tượng thờ động Hương Tích

Chùa bao gồm các hạng mục công trình như: Nhà bia, cổng Nam Thiên môn, nhà dải vũ, gác chuông, tiền đường, thượng điện, nhà tổ, nhà mẫu, vườn tháp, nhà khách, Hương Nghiêm pháp đường… và các công trình khác.

Nghiên cứu trong động Hương Tích

Hương Tích là động tiêu biểu của toàn bộ quần thể chùa Hương Tích và khu vực Hương Sơn. Trông lên vách động là chữ của Tĩnh Đô vương Trịnh Sâm đề bút“Nam Thiên Đệ Nhất Động” khắc vào năm Canh Dần (1770). Giá trị nhất về mặt điêu khắc, chùa còn lưu giữu được pho tượng Phật Bà Quan Âm bằng đá xanh tạc vào thời Tây Sơn.

Nghiên cứu hoa văn bệ thờ động Hương Tích

Bên cạnh đó, quần thể Chùa Hương Tích và khu vực Hương Sơn còn có giá trị khoa học rất lớn thể hiện ở phần sử liệu – văn tự cổ như tấm bia Chính Hoà 07 (1686) nói về việc Hoà thượng Trần Đạo Viên Quang chống tích tượng dạo gót thảo hài mở mang cõi Phật ở Thiên Trù và sửa sang động Hương Tích. Chùa còn bảo tồn được những tấm ma nhai, đặc bút của Trịnh Sâm, Bùi Dị… cùng những bích tượng tạc vào thành động đạt giá trị nghệ thuật rất cao. Đặc biệt, tại chùa Hương Tích còn lưu giữ bức tượng Phật Bà chúa Ba bằng đá xanh tạc thời Tây Sơn.

* Lịch trình khảo sát buổi chiều, đoàn di chuyển đến chùa Diên Khánh Già lam - với tên tự là Diên Khánh có ý nghĩa “sự cát tường, mừng vui lâu dài” để tiếp tục làm việc.

Toàn cảnh chùa Diên Khánh

Chùa nằm ven bờ sông Đáy gần cầu Tế Tiêu, tiếp giáp với sân vận động thị trấn Đại Nghĩa - nơi lưu dấu ngày Bác Hồ về thăm năm 1961 - hiện nay là nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chánh điện

Chùa vốn có từ xa xưa nhưng binh lửa can qua, nhân tâm bất định nên chẳng còn lưu giữ chút thông tin lịch sử gốc tích di vật gì, nền móng chùa cũ cũng không còn, chỉ còn duy nhất một cái giếng của làng Ngọ Xá-nay là phố Văn Giang.

Quang cảnh trong chùa

Ngôi Già lam được quy hoạch tổng thể theo “Lục điều” của thức kiến trúc Phật giáo Việt Nam. Với diện tích xây dựng vào khoảng 1.400m2, mật độ xây dựng khoảng 25%, gồm 3 hạng mục chính và các công trình phụ trợ như cổng già lam, hành lang tả-hữu vu, khách đường, nhà trù, Tăng phòng, Phương trượng, thạch kinh, sân vườn… được liên kết với nhau bởi hành lang chạy vòng quanh.

TT. Thích Minh Hiền giới thiệu bia Bát Nhã tại chùa Diên Khánh

Chùa là nơi thờ Phật, thờ Tổ và cũng là nơi tu học của chư Tăng chốn Tổ Tùng lâm Hương Tích mỗi khi xuống núi làm Phật sự. Ngoài ra, nơi đây còn là Văn phòng Ban trị sự GHPGVN huyện Mỹ Đức và Trụ sở Ban trị sự Phật giáo huyện thị đầu tiên được thiết lập của thành phố Hà Nội và cũng là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng trong năm.

Đoàn khảo sát đang nghe giới thiệu về Kiến trúc chùa

* Chùa Đậu là điểm cuối cùng ngày công tác thứ bảy của đoàn. Chùa Đậu tọa lạc trên cánh đồng rìa làng Gia Phúc ven sông Nhuệ. Căn cứ vào các hiện vật, di vật, kiến trúc thì chùa Đậu có từ thời nhà Lý, song chủ yếu mang dấu tích của thời Trần, thời Mạc.

Cổng tam quan chùa Dậu

Chùa được xây dựng với một quy mô lớn, theo kiểu nội công ngoại quốc”. Tam quan, còn gọi là gác chuông, cao chừng 8m gồm hai tầng tám mái, có đao cong vút lên cổ kính. Trên gác chuông, treo quả chuông lớn đúc vào thời Tây Sơn năm Cảnh Thịnh thứ 9 (1801). Qua sân gạch là lên nhà tiền đường, ở bậc thang giữa có đôi rồng đá đầu to, mình mập uốn lượn như đang bò từ trên xuống. Hai con rồng đá này cũng tương truyền có từ thời Trần ở thế kỷ XIII-XIV. Tại chùa còn treo hai biển gỗ sơn son thếp vàng khắc hai bài thơ Nôm làm vào năm Chính Hòa Mậu Dần (1698) và năm Vĩnh Thịnh thứ 14 (1718).

Nét trạm khắc kiến trúc trên mái chùa

Hai bên nhà tiền đường là hai dẫy hành lang song song, đặt tượng của các vị La Hán và năm tấm bia đá. Trong số bia đó, có bia thời Mạc, dựng năm Sùng Khang thứ 4 (1565), chạm khắc khá tinh tế, trang trí mặt nguyệt, mây lửa và hoa văn tay mướp mềm mại.

Tượng tại điện thờ chùa Đậu

Trong nhà tổ treo năm bức hoàng phi và bốn đôi câu đối cùng một chiếc khánh đồng cỡ lớn đúc năm Cảnh Hưng 35 (1774). Trên các bệ thờ có tượng của các vị sư trụ trì ở chùa đã qua đời, trong đó, có hai pho tượng mang cốt xương thật của hai nhà sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường.

Tượng cổ

Có thể thấy, chùa Đậu là một kiến trúc Phật giáo đặc biệt của Nhà nước và nhân dân, mang đậm bản sắc dân tộc, đã đánh dấu một bước phát triển của tín ngưỡng dân gian, đồng thời, là một kiến trúc lớn quốc gia còn lưu giữ được nhiều dấu vết nghệ thuật của nhiều giai đoạn lịch sử dân tộc.

Bậc thềm đá hoa văn cổ chùa Đậu

Vào những ngày khảo sát cuối cùng, toàn thể Chư Tôn đức Tăng Ni trong Ban Văn hoá Trung ương GHPGVN cùng các nhà nghiên cứu đều làm việc hết tốc lực để đưa ra kết quả tốt nhất, đáp ứng với những mục tiêu đề án ban đầu đưa ra.

Ban Văn hoá Trung ương

Download Android Download iOS
Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online