Sáng ngày 14 tháng 08 năm 2019, nhằm ngày 14 tháng 07 năm Kỷ Hợi, tại Tổ đình chùa Bồ Đề – phường Bồ Đề – quận Long Biên – Hà Nội đã tổ chức lễ Tự Tứ kết thúc mùa an cư kiết hạ PL2563 – DL.2019.
Buổi lễ được đặt dưới sự chủ trì của HT.Thích Bảo Nghiêm – Phó Chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng ban Hoằng pháp TW GHPGVN – đương vi Thủ tọa hạ trường cùng chư tôn đức Thượng tọa, Đại đức, Ni trưởng, Ni sư trong Hạ trường, quý đạo hữu Phật tử các đạo tràng, Phật tử thập phương cùng về cúng dường Chư tôn đức.
Sau các nghi thức bạch Phật yết Tổ, khai kinh, chư tôn đức Tăng đã tác pháp tự tứ, đối thú an cư, sám hối trước đại Tăng.
Qua 3 tháng an cư kiết hạ, chư tôn đức đã nghiêm trì giới luật, thúc liễm thân tâm, chấp hành nội quy của Ban Tổ chức tạo nên đạo tràng thanh tịnh, hòa hợp đúng tinh thần luật Phật chế định. Đây cũng là ngày chư Phật hoan hỷ, chư Tăng được tăng thêm tuổi hạ, ngày đánh dấu sự thành tựu trong việc tu tập. Hành giả trong buổi Tự tứ phải thanh tịnh tự tín với chính mình trong tinh thần tôn trọng, hòa hợp, vị tha, bao dung độ lượng, công tâm và bình đẳng.
Xưa kia, Phật khuyên Ngài Mục Kiền Liên mua sắm lễ vật dâng cúng lên chư Tăng và các Hiền Thánh ngày Rằm tháng Bảy và xin các ngài chú nguyện cho, từ đó cha mẹ bảy đời quá vãng cũng như hiện tiền đều được nhiều ơn phúc cứu độ.
Ngài Mục Kiền Liên vâng lời Phật dạy, đến ngày Rằm tháng Bảy mua sắm lễ vật dâng cúng các chư Phật, các Hiền thánh và xin các Ngài chú nguyện cho mẹ. Ngay trong ngày đó mẹ ngài Mục Kiền Liên được giải thoát kiếp ngạ quỷ và sinh lên cõi Trời.
Vì thế, nhân dịp này, 22 chùa và Đạo tràng đã phát tâm thành kính chuẩn bị 137 phẩm vật tùy hỷ, tùy tâm để dâng lên cúng dàng chư tôn đức Tăng Ni hành giả an cư nhân ngày Tự tứ, noi theo gương hạnh của Mục Kiền Liên tôn giả. Tất cả mọi người đều nhất tâm hồi hướng công đức cúng dường này đến tổ tiên, ông bà quá vãng được siêu sinh cực lạc và ông bà, cha mẹ hiện tiền được tăng phúc thọ.
Tại buổi lễ, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm đã nói lên tầm quan trọng của việc an cư kiết hạ và ý nghĩa ngày lễ tự tứ, cũng như tán thán công đức của Phật tử thập phương đã cúng dàng phẩm vật nhân ngày tự tứ “Trong kinh điển ghi lại, ngày chư Tăng tự tứ là ngày mười phương chư Phật hoan hỷ, bởi chư Phật nhìn thấy những người đệ tử xuất gia của mình đã thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng cao cả của hàng sa môn Tỳ Kheo Thích Tử, là hàng năm vào mùa hạ 3 tháng các vị dừng chân du hóa, cùng nhau hòa hợp kết giới cấm túc an cư trong 2 nhiệm vụ: thứ nhất là hành trì tu tập lễ bái theo pháp môn chuyên tu của mình, thứ 2 là cùng nhau học hỏi trong tam tạng thánh điển, tu tam vô lậu học. Điều cốt yếu nhất trong đạo Phật, Đức Phật luôn đề cao tinh thần đoàn kết và hòa hợp. Ngài dạy rằng hòa hợp trong hội họp, hòa hợp trong giải tán. Ba tháng an cư là một chuỗi thời gian dài, có thể hoặc hữu ý hoặc vô tình làm mất lòng nhau, có điều gì chưa bằng lòng với nhau thì ngày nay, trước khi kết thúc, mỗi người trở về một nơi để hành đạo thì hãy nói với nhau lời chia sẻ, lời sám hối, lời xin cảm thông và bao dung tha thứ với nhau. Đó là ý nghĩa đại lược của hai chữ “tự tứ”…Sau ba tháng an cư kiết hạ, người xuất gia được thụ hưởng một tuổi đạo gọi là tăng lạp (tuổi hạ). Người xuất gia không lấy tuổi đời làm quan trọng, mà lấy tuổi hạ làm quan trọng, bởi vì tuổi hạ có công đức năng lượng tu tập, nghiêm trì 3 tháng trong giới cấm, hành trì lễ bái, tu học tam tạng thánh giáo mới được xứng đáng tuổi hạ. Phép hạ an cư vô cùng thiêng liêng đối với Phật giáo Việt Nam, từ nghìn năm nay chư Tổ đều thực hành. Năm 1308, Tam Tổ Thực Lục còn ghi lại câu chuyện Đức Sơ Tổ Giác Hoàng Điều Ngự Trúc Lâm (Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông) năm đó kết túc an cư tại Tổ đình Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang ngày nay). Ngài giảng bộ Ngữ Lục cho nhị Tổ Pháp Loa để rồi ngày 1/11 năm đó Ngài nhập Niết Bàn trên Am Ngọa Vân. Đức Phật cũng có 45 mùa an cư, chư Tổ mà tiêu biểu nhất là Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông cũng thực hiện phép an cư như vậy. Trong 3 tháng an cư thời bình cũng như thời chiến, những năm giặc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, nhưng các bậc Tiền bối của chúng ta cũng đều trở về một Tổ đình. Tuy lúc đó kinh tế khó khăn, giao thông không thuận tiện, vậy mà các Ngài vẫn cơm nắm gạo góp để cùng nhau an cư tu tập. Ngày nay, đất nước hòa bình, Giáo hội phát triển. Lãnh đạo Giáo hội đã chỉ định 1409 vị Tăng Ni của Phật giáo Hà Nội an cư tại 18 điểm đại diện cho 30 đơn vị quận huyện thị của Phật giáo thủ đô. Đồng bạch an cư vào 16/4 âm lịch, cùng khai pháp vào ngày 23/4 âm lịch, cùng tạ pháp ngày 8/7 âm lịch và hôm nay cùng tự tứ ngày 14/7 âm lịch. Hôm nay trong ngày lễ thiêng liêng, các Phật tử cùng tuân lời Phật dạy, noi gương hiếu hạnh của Tôn giả Mục Kiền Liên… “Đức Tăng như hải, Phật do xưng tán”, công đức của Tăng rất lớn tới Phật còn phải khen ngợi. Do đó, tất cả hàng Phật tử hôm nay rất hòa hợp, thanh tịnh khiến chúng tôi vô cùng vui mừng. Đây là điểm sáng của Phật giáo chúng ta nói chung và của trường hạ Bồ Đề nói riêng. Hôm nay, các Phật tử được quý thầy trụ trì các trụ xứ cử đại diện thành tâm cúng dường chư Tôn đức và hành giả an cư. Đây là lễ vật tượng trưng cho tấm lòng cao cả của Phật tử, hướng vào ngày thiêng liêng trọng đại của Tăng Ni an cư. Các vị hướng vào đó để chúc mừng, đồng thời cũng xin năng lượng để hồi hướng cho cha mẹ hiện tại phúc thọ tăng long, cha mẹ tông thân quyến thuộc quá cố được vãng sinh Phật quốc”.
Cuối cùng, Hòa thượng đã chúc mừng Tăng lạp của chư Tôn đức Tăng Ni hành giả an cư, đồng thời nguyện mong “đem công đức này hồi hướng về tất cả quý vị Phật tử đời này gia đình mạnh khỏe, phúc thọ tăng long, thành tựu trong mọi công việc của cuộc sống. Xin đem công đức này hồi hướng cho Tổ tiên của tất cả chúng ta được siêu sinh an lạc quốc”.
Buổi lễ tự tứ đã thành tựu viên mãn trong niềm hoan hỷ vô biên của toàn thể hội chúng.
Sau đây là một số hình ảnh ghi nhận được:
Chư Tăng Ni trường hạ khánh tuế Hòa thượng thủ tọa
Ngày 17/11/2024 tức ngày 17/10/ Giáp Thìn, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình, chùa Bái Đính cùng Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường long trọng tổ chức Lễ khởi công xây dựng quần thể Tháp Minh Không, Sông Sinh Dược , Cầu Dược Sư tại chùa Bái Đính - xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.
PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.
Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph
Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”
Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.