Hà Nội: Trang nghiêm Đại lễ Phật đản tại chùa Khô

Nghe đọc bài:

 

PSO - Chiều ngày 17/5 (tức ngày mùng 10/4 năm Giáp Thìn), hòa chung trong không khí đại hoan hỷ kính mừng kỷ niệm lần thứ 2648 năm ngày đản sinh của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni Phật. Chư Ni và Phật tử chùa Khô (thôn Vị Nhuế - Thanh Lũng, xã Tiên Phong, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) trang nghiêm cử hành Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024.

Tham dự Đại lễ Phật đản có Ni sư Thích Đồng Hòa - Ủy viên Thường trực Ban TT-TT TƯ GHPGVN, Ủy viên Ban Hoằng pháp TƯ GHPGVN, Uỷ viên BTS GHPGVN huyện Ba Vì, Trụ trì chùa Khô, Trưởng BTC Đại lễ, cùng chư Ni tại Bản tự. 

Về phía chính quyền địa phương có bà Kiều Thị Nga, Phó Bí Thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐND xã Tiên Phong; ông Đỗ Đình Trưởng, Phó Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã; ông Kiều Văn Thái, Thường vụ Đảng uỷ, Phó Chủ tịch UBND xã; bà Phùng Thị Luận, Đảng Ủy viên, Chủ tịch UBMTTQ xã; bà Trần Thị Duyên, Đảng Ủy viên, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã; ông Nghiêm Xuân Hưng, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã; bà Nguyễn Thị Ánh Thao, Trưởng thôn Vị Nhuế; ông Nguyễn Văn Quế, Trưởng thôn Thanh Lũng; cùng các vị lãnh đạo các phòng ban ngành Đảng uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQ xã Tiên Phong; lãnh đạo hai thôn Vị Nhuế, Thanh Lũng, hai giới các cụ cùng bà con nhân dân Phật tử địa phương và thập phương xa gần đồng đến tham dự.

Mở đầu Đại lễ là nghi thức hiến cúng Phật, tụng kinh Chuyển Pháp Luân, cầu an, cúng dàng ngày Đức Phật đản sinh. Tiếp theo NS. Thích Đồng Hoà tuyên đọc Thông điệp Phật đản của Đức Pháp chủ GHPGVN và chia sẻ một thời Pháp thoại về“Ý nghĩa Tắm Phật” đến với chính quyền, bà con nhân dân, Phật tử địa phương. Ni sư cho biết: “Tắm Phật là một lễ hội văn hóa tâm linh của tất cả mọi người con Phật trên khắp thế giới. Nghi lễ này rất quan trọng trong hầu hết các truyền thống Phật giáo.Mỗi năm vào dịp Đại lễ Phật đản thì nghi lễ tắm Phật đều được diễn ra rất trang nghiêm, trọng thể.Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ tắm Phật được bắt nguồn từ sự kiện đản sinh của đức Phật được ghi lại trong nhiều kinh điển.Trải dài theo dòng lịch sử dân tộc, ngày lễ Phật đản cùng nghi thức tắm Phật đã trở thành một nét sinh hoạt tâm linh cao đẹp trong xã hội Việt Nam. 

 

Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Đại Việt sử lược vào ngày mùng 08 tháng 04 năm Nhâm Tý (1072), vua Lý Nhân Tông đã dự xem Lễ Tắm Phật. Cũng theo Đại Việt sử ký toàn thư, cứ mỗi tháng vào các ngày rằm, mùng một, và đặc biệt ngày mồng 08 tháng 04, nhà vua thường đến chùa Diên Hựu để làm lễ cầu phúc, thiết nghi tắm Phật. Văn bia tháp Sùng Thiện Diên Linh cũng nói đến việc nhà vua tổ chức lễ cầu an và thiết nghi tắm Phật vào các ngày mùng một và vào mùa xuân. Như thế, đủ để thấy dưới triều Lý, đặc biệt là dưới thời vua Lý Nhân Tông, ngoài lễ Phật đản, lễ tắm Phật cũng được phổ biến trong các sinh hoạt của Phật giáo. Lễ Phật đản cũng như lễ tắm Phật ngay từ thời Lý không chỉ đơn thuần là một nghi lễ của cộng đồng Phật giáo mà nó đã trở thành những sinh hoạt văn hóa chung trong dân gian. Đến các triều đại sau này, Phật giáo cũng thịnh suy theo dòng chảy của lịch sử dân tộc. Khi Phật giáo phát triển hưng thịnh trở lại thì nghi lễ tắm Phật cũng được long trọng tổ chức vào mỗi dịp lễ đản sinh.

Sự kiện đản sinh của Đức Phật là một sự kiện hy hữu, như Hoa Ưu Đàm ngàn năm mới nở một lần.Đây là sự kiện trọng đại để tôn vinh Đức Phật, người đã xuất hiện trên thế gian vì lòng đại bi vô tận thương xót ba cõi, và tuyên dương giáo pháp để cứu độ quần sinh.Với sự hiện diện của Phật Pháp, chúng ta có thể tu tập thoát khỏi kiếp sống đau khổ trầm luân. Đức Phật đã quán sát và thấy được rằng tất cả chúng sinh đều có đầy đủ khả năng để giác ngộ, đầy đủ đức tướng trí tuệ Như Lai. Vì vậy, Ngài đản sinh mang theo bản hoài là cứu độ chúng sinh, giúp cho tất cả các chúng sinh đang chìm đắm trong đau khổ được an vui, giải thoát…

Cuối cùng, chư Tôn đức Ni cùng quý vị đại biểu khách quý cũng như toàn thể Đạo tràng đã thực hiện nghi lễ niệm hương, tụng niệm tắm Phật theo nghi thức truyền thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội, cầu nguyện quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi, nhà nhà an cư lạc nghiệp.

 

TKN Thích Đồng Hòa

Download Android Download iOS
BR-VT: Bổ nhiệm Đại đức Thích Minh Nguyện trụ trì chùa Hội Phước (TP.Bà Rịa)

PSO - Sáng ngày 21-11, Tại phường Phước Nguyên, TP. Bà Rịa, tỉnh BR-VT đã long trọng tổ chức Lễ công bố, trao quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa Hội Phước (chùa Cây Dương) đến Đại đức Thích Minh Nguyện và Lễ húy kỵ cố Hòa thượng Thích Tâm Thiệu.

Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Bình Phước: Chùa Bảo Tạng (Q.12) trao 250 phần quà đến người nghèo và khuyết tật thị xã Bình Long

Chiều nay, ngày 22/11/2024, tại chùa Tân Minh (phường Phú Định, thị xã Bình Long, Bình Phước) HT.Thích Quảng Niệm, trụ trì chùa Bảo Tạng (Q.12, TP.HCM) cùng các Phật tử đã trao 250 phần quà trị giá 125 triệu đồng, đến các gia đình nghèo và người khuyết tật địa phương.

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online