PSO - Tối ngày 28/10/2023 (nhằm ngày 14 tháng 08 năm Quý Mão), tại chùa Tân Hải (thôn Phương Ngoại, xã Trung Châu, huyện Đan Phượng, TP.Hà Nội) đã trang nghiêm diễn ra Đêm văn nghệ và Pháp hội hướng tới kỷ niệm ngày lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm xuất gia 19/06 âm lịch PL.2567 – DL.2023.
Quán Thế Âm là vị Bồ tát với hạnh nguyện luôn lắng nghe tiếng kêu khổ đau của cuộc đời rồi tìm cách cứu giúp chúng sinh. Theo kinh Pháp Hoa, Bồ tát có khả năng thị hiện vô biên thân, tùy theo hoàn cảnh và điều kiện mà hiện thân tương ứng để cứu độ muôn loài. Bồ tát Quán Thế Âm, còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại (Avalokitesvara Bodhisattva) chỉ xuất hiện và xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển Đại thừa như: Hoa Nghiêm, Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Bát Nhã Tâm Kinh, Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương, Đại Từ Đà La Ni, Chuẩn Đề Đà La Ni… và rất nhiều các ký, sớ, giải, luận về Bồ tát. Ngài được xem là vị Đại Bi (trong kinh Pháp Hoa) nguyện cứu độ tất cả chúng sinh và Đại Trí (trong Bát Nhã Tâm Kinh) liễu ngộ năm uẩn đều là không.
Hằng năm Phật tử khắp nơi trên thế giới thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/02, 19/06 và 19/09 âm lịch. Nhân dịp kỷ niệm ngày vía Bồ tát Quán Thế Âm xuất gia, để bày tỏ lòng tôn kính của mỗi người con Phật đối với công hạnh của Bồ tát Quán Thế Âm, Đại đức Thích Quảng Hiếu – Bản tự chùa Tân Hải đã cùng đông đảo quý Phật tử trong đạo tràng thành kính tổ chức các hoạt động Phật sự kính dâng lên Ngài nhân sự kiện Phật sự trọng đại, linh thiêng và ý nghĩa này.
Trong kinh Pháp hoa, phẩm Phổ môn, nêu rất rõ và rất ấn tượng về ý nghĩa cứu khổ cứu nạn vẫn được coi là tượng trưng cho hạnh nguyện của Bồ tát Quán Thế Âm. Kinh cho ta thấy Bồ tát Quán Thế Âm là hình tượng nổi bật nhất của Đại Từ bi; những hóa thân của ngài gồm 33 hình tướng để có thể thuận tiện cứu khổ cho chúng sinh. Bồ tát Quán Thế Âm như là một người mẹ hiền, dung tâm Từ, tâm Bi để che chở, nâng đỡ, sách tấn cho chúng sinh trên bước đường tu tập, để giáo lý của Đức Phật dễ thẩm sâu vào trong tâm của mỗi chúng sinh.
Tiếp đó, Đại đức Thích Quảng Hiếu đã chia sẻ cùng đại chúng về lịch sử Bồ tát Quán Thế Âm, ý nghĩa và 12 đại nguyện, ý nghĩa các ứng hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm. Theo đó, Trong kinh Pháp hoa, phẩm Phổ môn, nêu rất rõ và rất ấn tượng về ý nghĩa cứu khổ cứu nạn vẫn được coi là tượng trưng cho hạnh nguyện của Bồ tát Quán Thế Âm. Trong kinh điển cho chúng ta thấy Bồ tát Quán Thế Âm là hình tượng nổi bật nhất của Đại Từ – Đại Bi; những hóa thân của ngài gồm 33 hình tướng để có thể thuận tiện cứu khổ cho chúng sinh. Bồ tát Quán Thế Âm xuất hiện như là một người mẹ hiền, dung tâm Từ, tâm Bi để che chở, nâng đỡ, sách tấn cho chúng sinh trên bước đường tu tập, để giáo lý của Đức Phật dễ thẩm sâu vào trong tâm khảm của mỗi chúng sinh.
Nhân dịp này, đạo tràng chùa Tân Hải đã tổ chức khóa lễ tụng kinh Diêụ Pháp Liên Hoa phẩm Phổ Môn – Diễn nói hạnh nguyện của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát; lễ 12 đại nguyện của Bồ Tát Quán Thế Âm, niệm hồng danh Bồ Tát Quán Thế Âm, cầu nguyện Thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc và trang nghiêm thành kính tổ chức lễ tưởng niệm hướng tới ngày vía Bồ Tát Quán Thế Âm xuất gia 19/06 âm lịch.
Tin, ảnh: Thành Trung, chùa Tân Hải