Hà Nội: Xúc động lễ tưởng niệm Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết bàn tại chùa Tân Hải

Nghe đọc bài:

 

PSO - Tối ngày 15 tháng 02 âm lịch (nhằm ngày 24 tháng 03 năm 2024), tại chùa Tân Hải (Làng Phương Ngoại, xã Trung Châu, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) đã trang nghiêm, thành kính tổ chức Đại lễ tưởng niệm Đức Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật nhập Niết bàn PL.2567 - DL.2024.

Theo lịch sử ghi chép lại, vào ngày rằm tháng 2 năm 544 Trước công nguyên, giữa rừng cây Sa la song thọ, bên bờ sông Hiranyavati thuộc Kushinagar, đức Phật nằm nghiêng về bên phải, chân trái áp lên chân phải, trong tư thế chính niệm, làm chủ toàn thân, rồi nhắc nhở các đệ tử: “Này các đệ tử, tất cả pháp hữu vi đều vô thường. Hãy tinh tấn, chớ đừng buông lung”. Nói xong, đức Phật nhập thiền định và vô dư Niết bàn. Khi đó, Ngài vừa tròn 80 tuổi.


Nhân sự kiện trọng đại này, đạo tràng chùa Tân Hải đã trang nghiêm thành kính tổ chức lễ tưởng niệm Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết bàn. Buổi lễ có sự tham dự của đông đảo Phật tử đang sinh hoạt, tu học tại các đạo tràng trong và ngoài thành phố Hà Nội. Như chúng ta đã biết, sự kiện này là một trong 4 sự kiện trọng đại trong cuộc đời của đức Phật. Đó là sự kiện Đản sinh - Xuất gia - Thành đạo - Nhập Niết bàn.

Đại đức Thích Quảng Hiếu - Trưởng Ban Tổ chức đại lễ cho biết: Sở dĩ chùa Tân Hải hàng năm đều tổ chức sự kiện Đức Phật nhập Niết bàn nhằm giúp các Phật tử trong đạo tràng có cơ hội ôn lại, hồi ức lại cuộc đời và đạo nghiệp của Đức Phật. Đồng thời, cũng là dịp để chúng ta tán dương công hạnh, cùng với những giá trị đạo đức sáng ngời, những triết lý bất diệt, phương pháp và con đường hướng đến giác ngộ, giải thoát khổ đau mà Ngài đã để lại cho Phật tử chúng ta cho đến ngày hôm nay. Qua đó, khuyến tấn các Phật tử tinh tấn tu học, thực hiện lời phó chúc của Ngài để tự độ, độ tha, vượt thoát mọi khổ đau.

Tại buổi lễ, Đại đức Thích Quảng Hiếu đã chia sẻ cùng đại chúng về thời khắc trước khi Đức Phật nhập Niết bàn. Sau đó, ban văn nghệ chùa Tân Hải đã tái hiện lại thởi khắc xúc động trước khi Đức Phật nhập Niết bàn. Trong đó chúng ta cần phải nhắc đến những lời vàng ngọc mà Đức Phật đã để lại trong giờ phút cuối cùng trước khi Niết bàn như:

 

Này các Tỳ-kheo, nay những pháp do Ta chứng ngộ và giảng dạy cho các ngươi, các ngươi phải khéo học hỏi, thực chứng tu tập và truyền rộng để phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng sinh, vì an lạc cho chúng sinh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người”.

 

– “Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..”.

 

– “Này! Các người đừng vì dục vọng mà quên lời ta dặn. Mọi vật ở đời không có gì quý giá. Chỉ có chân lý của đạo ta là bất di, bất dịch. Hãy tinh tiến lên để giải thoát, hỡi các người rất thân yêu của ta!”.

Những lời dạy của Ngài trước khi nhập Niết Bàn đã được các đệ tử ghi nhớ đến muôn đời sau. Sau khi đã dặn dò xong thì Ngài nhập định rồi vào Niết bàn nhằm ngày rằm tháng hai âm lịch.

 

Các Phật tử có mặt tại buổi lễ lúc này đã không khỏi xúc động bởi như mình vừa được tận mắt chứng kiến sự kiên ý nghĩa này. Nhiều Phật tử đã rơi nước mắt vì tiếc thương một bậc vĩ nhân, vĩ đại nhất trong mọi thời đại. Kể từ nay, các đệ tử của Ngài sẽ không còn được nghe những lời dạy, những bài pháp vi diệu của Ngài nữa. Ngài đã chính thức nhập vô dư Niết bàn.

Trước khi kết thúc buổi lễ, toàn thể đại chúng đã đồng thanh tụng bài “Sám cảnh tỉnh vô thường” nhân Kỷ niệm ngày đức Bản Sư Thích Ca Mâu Ni nhập Niết bàn và niệm danh hiệu “Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật”, hồi hướng công đức cầu nguyện cho âm siêu, dương khánh, thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc, Phật pháp được trường tồn.


Thực hiện: Thành Trung, Ban TT-TT chùa Tân Hải

Download Android Download iOS
Tiểu sử Hoà thượng Thích Chơn Minh (1956 - 2024)

Hòa thượng Thích Chơn Minh, thế danh Trần Bạch Mai, sinh năm Bính Thân 1956 tại quận Sa Đéc, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc phường 2, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) nối dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 40 pháp huý Hồng Hoa, pháp tự Huệ Quang.

TP.HCM: Chùa Giác Tánh tưởng niệm cố TT.Thích Thiện Ngộ và trao quà cho người dân khó khăn

Sáng ngày 7-9-2024 (nhằm ngày 5-8-Giáp Thìn), môn đồ tứ chúng đã trang nghiêm tưởng niệm lễ húy kỵ lần thứ 12 cố Thượng tọa Thích Thiện Ngộ - Nguyên Trụ trì chùa Giác Tánh và trao 200 phần quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương.

Hội Từ Thiện Chùa Tường Nguyên khởi động chương trình "Trung thu cho em 2024"

Với tinh thần sẻ chia và yêu thương, Hội từ thiện Chùa Tường Nguyên (quận 4, TP.HCM) dưới sự hướng dẫn của Thượng tọa Thích Minh Phú - Ủy viên HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Từ thiện - Xã hội GHPGVN TP.HCM, Chủ tịch Hội từ thiện Chùa Tường Nguyên đã khởi động chương trình "Trung thu cho em 2024" nhằm mang đến niềm vui cho các em thiếu nhi có

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online