21/09/2018 09:37

Hà Tĩnh: Lễ tạ pháp mùa an cư kiết hạ PL 2562 và động thổ xây dựng giảng đường

Sáng ngày 8.8.Mậu Tuất (17/9/2018), tại tịnh nghiệp đạo tràng Trung tâm Văn hóa Phật giáo Hà Tĩnh, xã Hổ Độ, huyện Lộc Hà, (Hà Tĩnh), toàn thể Tăng Ni hành giả an cư hai hạ trường Phật giáo Hà Tĩnh long trọng tổ chức lễ tạ pháp khóa hạ an cư PL.2562- DL.2018 và động thổ Phật điện - giảng đường.

Tham dự chứng minh buổi lễ có: Hòa thượng Thích Giác Toàn – Phó chủ tịch HĐTS, Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, đương vi Chứng minh trường hạ Phật giáo Hà Tĩnh; Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm – Phó chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng Ban Hoằng pháp TƯ, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Hà Tĩnh, ngôi đường chủ Hạ trường; Ni trưởng Thích Đàm Thành – Ủy viên HĐTS, Phó Phân ban Ni giới TƯ,cùng phái đoàn Ni trưởng, Ni sư, giáo thọ, giáo giới cho trường hạ Ni Hà Tĩnh.

Đại diện lãnh đạo chính quyền có ông Trần Minh Kỳ - nguyên PCT TT UBND tỉnh; ông Đào Văn Hải - quyền Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh; ông Nguyễn Trung Thành - Phòng PA88 công an tỉnh; ông Nguyễn Hữu Thông - Phòng Tôn giáo Dân tộc, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh cùng các vị đại diện lãnh đạo huyện Lộc Hà, xã Hổ Độ và hơn 2.000 Phật tử thiện tín thập phương trong và ngoài tỉnh.

Trước lúc cử hành buổi lễ, từ sáng sớm Hòa thượng Đường chủ cùng toàn thể chư vị hành giả an cư vân tập thiền đường lễ Phật, bái sám tạ pháp theo nghi thức truyền thống thiền gia.

Nhận lời thỉnh cầu của ban chức sự hạ trường và các hành giả an cư, Hòa thượng Thích Giác Toàn quang lâm ban thời pháp thoại cuối cùng cho khóa hạ an cư PL 2562 nhằm chia sẻ cho đại chúng hiểu về tầm quan trọng của việc an cư kết hạ và một số pháp tu học đối với người đệ tử xuất gia, đồng thời giảng giải cho đại chúng hiểu về một số bài kinh được trích từ Kinh Trung A Hàm.

Bài pháp cuối cùng của Hòa thượng Thích Giác Toàn tại khóa hạ an cư PL 2562 của Phật giáo Hà Tĩnh

Trước thời pháp thoại, Hòa thượng nhắc lại câu chuyện những năm tháng trước đây khi về thăm và phát quà từ thiện tại Hà Tĩnh. Những năm đó đường sá đi lại khó khăn cơ sở hạ tầng còn rất đơn sơ thiếu thốn…

Hòa thượng tán thán BTS Phật giáo tỉnh đứng đầu là Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm và nhắc lại những ngày đầu khi Phật giáo tỉnh nhà tổ chức khóa hạ an cư đầu tiên năm 2010 chỉ có 06 vị Tỳ kheo tăng, đến nay đã có 49 vị Tỳ kheo tăng và 10 vị Tỳ kheo ni, nhiều ngôi chùa lớn đẹp trang nghiêm và có một Trung tâm Văn hóa bề thế tạo thuận lợi cho việc tu học hoằng dương Phật pháp.

Trong kinh Phật dạy, Phật pháp được lưu trụ trong đời phải nhờ bốn “trụ cột” đó là Tỳ kheo Tăng ni, thiện nam tín nữ Phật tử. Tăng ni là hiện thân cho giáo pháp của Phật, nhưng có Tăng ni mà không có Phật tử thì giáo pháp cũng rất khó phát triển tốt đẹp. Như vậy sự hiện diện đầy đủ của bốn “trụ cột” tại đây và đông đảo Phật tử hôm nay đã thể hiện “trụ cột” rất vững vàng cho Phật giáo Hà Tĩnh – Hòa thượng khẳng định.

Hành giả an cư tại tịnh nghiệp đạo tràng cùng đại chúng nghe pháp thoại

Hòa thượng đã giảng giải phân tích về bài kinh “Trú Độ Thọ” trong kinh Trung A-hàm.

Bài kinh được ví như ánh minh châu soi sáng giúp Phật tử tại gia thấy được từng bước đi, từng công hạnh tu tập của Chư tăng ni người xuất gia. Từ đó người Phật tử hoan hỷ với sự tu tập và cúng dường trong mùa an cư.

Bài kinh có đoạn như sau:

“Lại nữa, khi vị Thánh đệ tử cạo bỏ râu tóc, mặc áo cà-sa, với chí tín, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, học đạo; lúc đó vị Thánh đệ tử được gọi là lá rụng, như lá cây Trú Độ ở Tam Thập Tam Thiên rụng xuống.

“Lại nữa, khi vị Thánh đệ tử ly dục, ly pháp ác bất thiện, có tầm có tứ, ; có hỷ và lạc phát sinh do viễn ly,; thành tựu và an trụ; Sơ thiền; lúc đó vị Thánh đệ tử được gọi là sanh trở lại như lá cây ở Tam Thập Tam Thiên sanh trở lại.

“Lại nữa, khi vị Thánh đệ tử tầm và tứ đã dứt, nội tĩnh, nhất tâm không tầm không tứ, có hỷ lạc do định sanh,; thành tựu và an trụ Nhị thiền. Lúc đó Thánh đệ tử được gọi là sanh mạng lưới như cây Trú Độ ở Tam Thập Tam Thiên sanh mạng lưới.

“Lại nữa, khi vị Thánh đệ tử lìa hỷ dục, an trụ xả vô cầu ; với chánh niệm chánh trí, thân cảm giác lạc; điều mà Thánh nói; là an trú lạc có xả, và niệm,; thành tựu an trụ Tam thiền. Lúc đó Thánh đệ tử được gọi là nở nụ như mỏ chim, cũng như cây Trú Độ ở Tam Thập Tam Thiên nở nụ như mỏ chim.

“Lại nữa, khi Thánh đệ tử các lậu đã được diệt tận, tâm giải thoát, tuệ giải thoát, ngay trong đời hiện tại này mà tự tri, tự giác, tự tác chứng, thành tựu an trụ; vị ấy biết một cách như thật rằng ‘Sanh đã hết, phạm hạnh đã vững, điều cần làm đã xong, không còn tái sanh nữa.’; lúc đó vị Thánh đệ tử được gọi là hoa nở tròn trịa, cũng giống như cây Trú Độ ở Tam Thập Tam Thiên nở hoa tròn trịa… - Hết trích bài kinh.

Trong bài kinh Phật đã dạy nhằm chỉ ra các yếu tố giúp mỗi người xuất gia buông bỏ các lậu hoặc đưa những mục đích được chế ngự, mục đính đoạn tận, mục đích ly tham, mục đích đoạn diệt Tham Sân Si để đưa đến thanh tịnh trang nghiêm Niết-bàn.

Thời pháp thoại của Hòa thượng đã khép lại trong niềm hoan hỷ của toàn thể đại chúng tham dự.

Buổi lễ tạ pháp với nghi thức hành chính được mở đầu bằng diễn từ khai mạc của Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm. Tại đây, thầy Trưởng ban đã dâng lời bái bạch tam vị Hòa thượng chứng minh trường hạ; Hòa thượng Thượng Trí hạ Quảng – Phó Pháp chủ kiêm Giám luật HĐCM; Hòa thượng thượng Thiện hạ Nhơn – Chủ tịch HĐTS GHPGVN; và Hòa thượng thượng Giác hạ Toàn – Phó chủ tịch HĐTS, Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam đồng chứng minh hạ trường Phật giáo Hà Tĩnh trong 9 năm qua.

Trong 9 năm qua từ những ngày đầu chỉ có 6 vị Tỳ kheo (năm 2010) tổ chức an cư kiết hạ tại chùa Cảm Sơn, năm nay là mùa hạ có đông đủ, đặc biệt nhất trong 8 mùa hạ trước đây, Tăng, Ni được an cư riêng, địa điểm an cư thuận lợi cho chư Tăng (Trung tâm văn hóa PG tỉnh) và chư Ni (chùa Cảm Sơn) tạo thuận duyên cho tứ chúng tu tập cúng dường, hộ trì Tam bảo. Với sự quyết tâm để có đầy đầy đủ bốn chúng tu học, năm nay toàn tỉnh có 49 vị Tăng và 10 vị Ni an cư tại hai địa điểm nói trên, đây là nét nổi bật và sự cố gắng rất lớn của Phật giáo Hà Tĩnh trong công tác tổ chức tu học cho Tăng, Ni, Phật tử.

Hòa thượng cũng chia sẻ, “Mùa an cư năm nay diễn ra trang nghiêm thanh tịnh, Chư tăng, Chư ni như pháp, như luật cùng giảng kinh cho nhau nghe, cùng nhau sách tiến tu học trên tinh thần lục hòa, các ngày lễ lớn như khai pháp, tạ pháp, bố tát Chư ni theo đúng luật Phật nương tựa vào Tăng, để cầu Tăng đúng như luật Phật trong luật Bát Kính đã dạy…”

Hòa thượng Đường chủ chúc mừng các chư hành giả an cư thêm một tuổi hạ và đánh giá cao ý thức tu học, chấp hành giới luật, thanh quy của các hành giả trong mùa an cư năm nay. Hòa thượng tán thán công đức của Ban chức sự cùng các Phật tử đã hết lòng phụng sự Tăng, Ni tu học hai trường hạ trong 3 tháng an cư đã sắp được viên mãn. Trong những ngày tới Chư tăng có ba ngày hành đạo liên tục để kết thúc mùa an cư vào ngày 14.8 âm lịch.

Tại buổi lễ, đại diện các hành giả an cư Chư Tăng và Chư Ni đã dâng lời tác bạch bái tạ, và cảm niệm Chư tôn Hòa thượng, Ni trưởng, ni sư, giáo thọ sư và ban giảng sư trong sự trang nghiêm thành kính với lòng biết ơn.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Đào Văn Hải đánh giá cao những cố gắng của BTS Phật giáo tỉnh về việc tổ chức an cư kiết hạ, đặc biệt là BTS Phật giáo tỉnh tạo điều kiện tổ chức cho Chư ni an cư tại chùa Cảm Sơn. Đây là một Phật sự có ý nghĩa quan trọng với Phật giáo tỉnh nhà và Trung ương Giáo hội, ông gửi lời chúc mừng tới Tăng ni hành giả an cư có thêm một tuổi hạ, đạo lực tăng trưởng, chúc mừng khóa an cư đã thành tựu viên mãn, tạo năng lượng cho Tăng Ni tiếp tục thực hiện các Phật sự, góp phần xương minh Giáo hội. Ông mong muốn quý Tăng Ni luôn đồng hành sát cánh cùng với chính quyền trong các phong trào hoạt động tình nghĩa tình thương và an sinh xã hội gắn kết tinh thần đạo pháp dân tộc luôn song hành.

Dịp này, các cấp chính quyền đã có những lẵng hoa tươi thắm chúc mừng Chư tôn Hòa thượng chứng minh và các hành giả an cư tại hai hạ trường.

Phần cuồi buổi lễ,  Hòa thượng Thích Giác Toàn có đạo từ bằng bài thơ tán thán công đức Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm và Chư tôn đức Ban Trị sự Phật giáo tỉnh có tựa đề:  “TÍCH DƯỠNG HẠNH HIỀN”.

Do nhu cầu cấp thiết, nhân dịp này, BTS GHPGVN tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức lễ động thổ Phật điện - giảng đường với diện tích hơn 700m2 để đáp ứng nhu cầu tu học trong các khóa hạ an cư cho Chư tôn đức Tăng ni và tổ chức các đại lễ truyền thống của Ban Trị sự Phật giáo tỉnh.

Bài thơ: TÍCH DƯỠNG HẠNH HIỀN

“Thân tặng HT. Thích Bảo Nghiêm và Chư tôn đức BTS PG tỉnh Hà Tĩnh”

Kính nghe thường trụ Như Lai Chúc giang sơn Mẹ ngự đài khương ninh Mừng Hà Tĩnh sáng tâm linh Hòa đời, hòa đạo hữu tình tương lân Thượng cầu Phật hiển thiên chân Thích nhân dân được thọ phần phúc sanh Bảo châu ngọc báu thiện lành Nghiêm trang công đức du hành nhân gian  như bát ngát hương vàng Chư sơn linh ứng muôn ngàn chiếu soi Tôn dung vạn sự ngời ngời Đức hiền lan tỏa hộ thời thanh lương Ban trải chơn lý nhu cương Trị tri tướng tánh cát tường hòa quang Sự duyên kham nhẫn khinh an Phật từ thương cảm đạo tràng lợi tha Giáo dưỡng tứ nhiếp ma –ha  giang tịnh thủy ba - la - mật thiền Tĩnh tại phương xứ hạo nhiên Lần lần thăng tiến vượt triền bể dâu Đầu khởi tinh tấn thắng cầu Tiên thường mô phạm nhiệm mầu hằng sa Tổ tổ nối kết ba-la Chức phần phụng sự hiển tòa đạo thiêng Khóa khóa tích dưỡng hạnh hiền An thân giới định huệ….duyên tu hành  nhàn tướng tánh cao thanh Kiết luật phạm hạnh tinh anh quang thiền Hạ lạp tăng trưởng thường niên Năm dài tịnh chuyển trú miền lạc chơn Mậu kỷ thuần ý tâm hồn Tuất, hợi, tý, sửu du hơn tịnh lòng Phật về mát diệu non sông Lịch thiền lan tỏa tươi hồng giang sơn Hai phương tục đế dỗi hờn Năm uẩn trồi hụp thiệt hơn sá gì Sáu pháp hòa kính tương tri Hai ba tăng giảm thường tùy tương vong Dương âm sáng tối huyễn hồng Lịch thời gian nối dòng sông thế trần Hai ba, bốn, năm xa luân Không không rồi cũng hóa phần tròn xoay Một hai không sắc khứ lai Tám chín về lại trong ngoài tháng năm Vạn nuon ước hóa thăng trầm Sự sự như thị thậm thâm tướng hình Cát cát hằng hữu huyền minh Tường vân mây trắng thượng sinh sắc màu Như như vô tận chiêm bao Ý mầu huyền nhiệm tâm giao thường hằng Thành tâm vô lượng thuyền trăng Tựu ngàn quả phúc như rằng tịnh không Vô sanh nhẫn pháp thanh lòng Lượng báu nhuần rạng tâm thông ta bà Công vô công… chứng thiền gia Đức vô đức… hiển rực tòa sa –môn Viên minh Phật quả Linh sơn Mãn nguyện thân chứng trong ngần lưu ly.

Trung tâm Văn hóa Phật giáo Hà Tĩnh, ngày 08/08/Mậu Tuất 2018

Trần Quê Hương

Hồng Lam

Download Android Download iOS
BR-VT: Bổ nhiệm Đại đức Thích Minh Nguyện trụ trì chùa Hội Phước (TP.Bà Rịa)

PSO - Sáng ngày 21-11, Tại phường Phước Nguyên, TP. Bà Rịa, tỉnh BR-VT đã long trọng tổ chức Lễ công bố, trao quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa Hội Phước (chùa Cây Dương) đến Đại đức Thích Minh Nguyện và Lễ húy kỵ cố Hòa thượng Thích Tâm Thiệu.

Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online