Hà Tĩnh: Lễ tưởng niệm Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông và lịch đại Tổ sư năm 2020

Sáng ngày 16.12.2020 (3/11/Canh Tý), tại chùa Cảm Sơn (P. Đại Nài, TP Hà Tĩnh) Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Hà Tĩnh tổ chức lễ tưởng niệm 712 năm Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết-bàn (1308-2020), Tưởng niệm Lịch đại Chư vị Tổ sư Phật giáo Hà Tĩnh, cố Trưởng lão Hoà thượng Thích Thanh Tứ.

nguoiphattu_com_ha_tinh_le_tuong_niem_duc_vua_phat_hoang_tran_nhan_tong_va_lich_dai_to_su_nam_202030.jpg

Quang lâm chứng minh và tham dự buổi lễ có Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm - Phó chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Hà Tĩnh. Chư tôn đức Tăng ni trụ trì các chùa, trú xứ các huyện thị trong toàn tỉnh.

nguoiphattu_com_ha_tinh_le_tuong_niem_duc_vua_phat_hoang_tran_nhan_tong_va_lich_dai_to_su_nam_202015.jpg

Về phía lãnh đạo chính quyền có ông: Ông Dương Xuân Hòa - Phó ban Dân vận Tỉnh ủy; ông Đậu Khắc Long -Phòng PA02 công an tỉnh; ông Lê Đăng Hải - Phòng Phật giáo Ban Tôn giáo tỉnh; ông Phạm Hùng Cường - Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Tĩnh, đại diện các ban, ngành, đơn vị, địa phương có liên quan cùng đông đảo quý Phật tử, thiện nam tín nữ.

nguoiphattu_com_ha_tinh_le_tuong_niem_duc_vua_phat_hoang_tran_nhan_tong_va_lich_dai_to_su_nam_202014.jpg

Tại buổi lễ, Đại đức Thích Viên Như – Phó ban kiêm Chánh thư ký  GHPGVN tỉnh Hà Tĩnh đã cung tuyên tiểu sử Đức Vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông.

nguoiphattu_com_ha_tinh_le_tuong_niem_duc_vua_phat_hoang_tran_nhan_tong_va_lich_dai_to_su_nam_202021.jpg

Theo tiểu sử, Đức vua Trần Nhân Tông, húy là Trần Khâm, sinh năm Mậu Ngọ – 1258 vào ngày 11 tháng âm lịch. Ngài là con trưởng của Đức Vua Trần Thánh Tông và Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm. Sử sách ghi lại rằng khi Ngài mới sinh ra đã có dung mạo của bậc thánh nhân, thể chất hoàn hảo, thần khí tươi sáng, sắc thái như vàng ròng, nên được vua cha đặt cho tên hiệu là Phật Kim. Từ nhỏ, Ngài đã được truyền thụ kiến thức bởi các bậc trưởng lão tinh thông Nho giáo, Tứ thư, Ngũ kinh và Phật giáo và Di Hậu Lục do chính Vua cha Trần Thánh Tông soạn thảo để chuẩn bị cho Thái tử nối nghiệp sau này nên chẳng mấy chốc, Ngài đã tinh thông cả Tam giáo.

Ngài đã được Tuệ Trung Thượng sĩ hết lòng hướng dẫn, trao truyền yếu nghĩa thiền tông. Sau này, Ngài tôn thờ Tuệ Trung Thượng sĩ làm thầy, và thường tới chùa Tư Phúc trong kinh thành Thăng Long để tụng kinh, tọa thiền, sám lễ Tam bảo, thấu đạt cả nội điển và ngoại điển. Đến năm 1294, sau khi nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông, Thượng Hoàng Trần Nhân Tông đích thân tiếp tục lãnh đạo quân sĩ Đại Việt đi chinh phạt Ai Loa, giữ yên bờ cõi cho Đại Việt. Khi quốc gia, xã tắc bình yên, Ngài trở về hành cung Vũ Lâm (thuộc Ninh Bình ngày nay) cởi bỏ hoàng bào khoác cà sa, khởi đầu sự nghiệp tu hành xuất gia tam giới.

Tiếp đó, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm đã dâng lời tưởng niệm:

“Hôm nay, nhân lễ kỷ niệm 712 năm ngày đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn, Toàn thể Tăng Ni, Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, nhân dân Việt Nam, con cháu Tiên Rồng xin đốt nén tâm hương, ngũ phần đỉnh lễ dâng lời tưởng niệm chân thành, tâm cảm ý giao, một lòng thành kính cúi đầu đỉnh lễ Lịch đại Tổ Sư; phát nguyện phụng trì Phật pháp, phát huy chân lý Đạo nhà, giữ gìn Tổ ấn vàng son, làm rạng rỡ vang danh non thiêng Phật Tổ huy hoàng tráng lệ, non sông gấm vóc thiên thành, một cõi vững bền muôn thuở.

nguoiphattu_com_ha_tinh_le_tuong_niem_duc_vua_phat_hoang_tran_nhan_tong_va_lich_dai_to_su_nam_202023.jpg

Đồng thành kính nguyện thực hành giữ gìn tinh thần đoàn kết hòa hợp dân tộc, độc lập Tổ quốc; nêu cao tinh thần phóng khoáng, bao dung trong cộng đồng dân tộc và xã hội, đoàn kết các tôn giáo, để cùng tồn tại và phát triển, thực hiện hữu hiệu phương châm “Tốt đời đẹp đạo”…bằng triết lý Thiền là sống với tâm từ bi chan chứa mọi loài, trong kiếp hiện tại và mai sau của trần thế, thực hành Bồ tát đạo”…

nguoiphattu_com_ha_tinh_le_tuong_niem_duc_vua_phat_hoang_tran_nhan_tong_va_lich_dai_to_su_nam_202029.jpg

Với tấm lòng thành kính của người con Phật đối với công đức xây dựng và truyền trì giáo pháp của lịch đại tổ sư Phật giáo qua các thời kỳ trên mảnh đất Hà Tĩnh, và đây cũng chính là nét văn hóa của dân tộc Việt với tinh thần “uống nước nhớ nguồn”. Cứ mỗi năm, Phật giáo Hà Tĩnh lấy ngày mồng 3 tháng 11(âm lịch) làm ngày lễ tưởng niệm Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông, và Lịch đại Chư vị Tổ sư Hà Tĩnh. Phật giáo đã có mặt từ rất sớm trên vùng đất này bao di tích hiện hữu còn tồn tại đến ngày nay, trãi qua bao biến thiên lịch sử cùng với thăng trầm dâu bể của thế cuộc, nơi đây có một thời là vùng trắng với khung cảnh lụi tàn.

nguoiphattu_com_ha_tinh_le_tuong_niem_duc_vua_phat_hoang_tran_nhan_tong_va_lich_dai_to_su_nam_202033.jpg

Từ ngày Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm phát nguyện dấn thân khôi phục để có được diện mạo như hôm nay là nhờ sự mật hộ gia trì của Lịch đại Tổ sư và nguyện lực trùng hưng Phật giáo cũng như chùa Tổ mà Hòa Thượng đã phát nguyện.

nguoiphattu_com_ha_tinh_le_tuong_niem_duc_vua_phat_hoang_tran_nhan_tong_va_lich_dai_to_su_nam_202027.jpg nguoiphattu_com_ha_tinh_le_tuong_niem_duc_vua_phat_hoang_tran_nhan_tong_va_lich_dai_to_su_nam_202028.jpg

Dịp này, Chư Tăng Ni và đại chúng trang nghiêm dâng nén tâm hương hướng lòng về non thiêng Yên Tử, nơi Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông xuất gia tu hành lập ra Thiền phái Trúc lâm Yên Tử bái vọng, tưởng niệm sơ tổ Trúc Lâm Đầu Đà, Tịnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Phật Tổ và Lịch đại Chư vị tổ sư hoằng truyền chánh pháp khai sáng già lam trên quê hương Hà Tĩnh.

nguoiphattu_com_ha_tinh_le_tuong_niem_duc_vua_phat_hoang_tran_nhan_tong_va_lich_dai_to_su_nam_202012.jpg nguoiphattu_com_ha_tinh_le_tuong_niem_duc_vua_phat_hoang_tran_nhan_tong_va_lich_dai_to_su_nam_20201a.jpg nguoiphattu_com_ha_tinh_le_tuong_niem_duc_vua_phat_hoang_tran_nhan_tong_va_lich_dai_to_su_nam_20202.jpg

Trước đó, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm cùng Chư tôn đức đã cử hành nghi lễ tâm linh cúng lịch đại Chư vị Tổ sư tại tổ đường chùa Cảm Sơn, toàn thể đại chúng vân tập về chánh điện tụng kinh, niệm Phật, bái lạy Chư tổ.

Một số hình ảnh ghi nhận buổi lễ.

nguoiphattu_com_ha_tinh_le_tuong_niem_duc_vua_phat_hoang_tran_nhan_tong_va_lich_dai_to_su_nam_20200.jpg nguoiphattu_com_ha_tinh_le_tuong_niem_duc_vua_phat_hoang_tran_nhan_tong_va_lich_dai_to_su_nam_20201.jpg nguoiphattu_com_ha_tinh_le_tuong_niem_duc_vua_phat_hoang_tran_nhan_tong_va_lich_dai_to_su_nam_20203.jpg nguoiphattu_com_ha_tinh_le_tuong_niem_duc_vua_phat_hoang_tran_nhan_tong_va_lich_dai_to_su_nam_20204.jpg nguoiphattu_com_ha_tinh_le_tuong_niem_duc_vua_phat_hoang_tran_nhan_tong_va_lich_dai_to_su_nam_20206.jpg nguoiphattu_com_ha_tinh_le_tuong_niem_duc_vua_phat_hoang_tran_nhan_tong_va_lich_dai_to_su_nam_20207.jpg nguoiphattu_com_ha_tinh_le_tuong_niem_duc_vua_phat_hoang_tran_nhan_tong_va_lich_dai_to_su_nam_20208.jpg nguoiphattu_com_ha_tinh_le_tuong_niem_duc_vua_phat_hoang_tran_nhan_tong_va_lich_dai_to_su_nam_20209.jpg nguoiphattu_com_ha_tinh_le_tuong_niem_duc_vua_phat_hoang_tran_nhan_tong_va_lich_dai_to_su_nam_202010.jpg nguoiphattu_com_ha_tinh_le_tuong_niem_duc_vua_phat_hoang_tran_nhan_tong_va_lich_dai_to_su_nam_202011.jpg nguoiphattu_com_ha_tinh_le_tuong_niem_duc_vua_phat_hoang_tran_nhan_tong_va_lich_dai_to_su_nam_202013.jpg nguoiphattu_com_ha_tinh_le_tuong_niem_duc_vua_phat_hoang_tran_nhan_tong_va_lich_dai_to_su_nam_202016.jpg nguoiphattu_com_ha_tinh_le_tuong_niem_duc_vua_phat_hoang_tran_nhan_tong_va_lich_dai_to_su_nam_202019.jpg nguoiphattu_com_ha_tinh_le_tuong_niem_duc_vua_phat_hoang_tran_nhan_tong_va_lich_dai_to_su_nam_202020.jpg nguoiphattu_com_ha_tinh_le_tuong_niem_duc_vua_phat_hoang_tran_nhan_tong_va_lich_dai_to_su_nam_202022.jpg nguoiphattu_com_ha_tinh_le_tuong_niem_duc_vua_phat_hoang_tran_nhan_tong_va_lich_dai_to_su_nam_202025.jpg nguoiphattu_com_ha_tinh_le_tuong_niem_duc_vua_phat_hoang_tran_nhan_tong_va_lich_dai_to_su_nam_202031.jpg nguoiphattu_com_ha_tinh_le_tuong_niem_duc_vua_phat_hoang_tran_nhan_tong_va_lich_dai_to_su_nam_202032.jpg nguoiphattu_com_ha_tinh_le_tuong_niem_duc_vua_phat_hoang_tran_nhan_tong_va_lich_dai_to_su_nam_202036.jpg nguoiphattu_com_ha_tinh_le_tuong_niem_duc_vua_phat_hoang_tran_nhan_tong_va_lich_dai_to_su_nam_202034.jpg nguoiphattu_com_ha_tinh_le_tuong_niem_duc_vua_phat_hoang_tran_nhan_tong_va_lich_dai_to_su_nam_202035.jpg
Download Android Download iOS
QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online