Hải Dương: Hội thảo khoa học Huyền Quang Tôn Giả thiền phái Trúc Lâm (1254 – 1334)

Nghe đọc bài:

PSO - Sáng ngày 21/12/2024 (nhằm ngày 21/11 năm Giáp Thìn), tại chùa Côn Sơn thuộc khu Di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc (thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương), Viện Trần Nhân Tông thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, phối hợp cùng Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương tổ chức Hội thảo khoa học: Huyền Quang Tôn giả - Đệ tam tổ Thiền Phái Trúc Lâm (1254 - 1334) - Kỷ niệm 770 năm sinh và 690 năm viên tịch.

Tham dự Hội thảo có Hòa thượng Tiến sĩ Thích Quảng Tùng, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Ban Từ thiện Xã hội GHPGVN, Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN Thành phố Hải Phòng; Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS TƯ GHPGVN, Trưởng ban Ban Phật giáo Quốc tế GHPGVN; Thượng tọa Thích Thanh Vân, Ủy viên HĐTS TƯ GHPGVN, Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Hải Dương; Thượng tọa Thích Thanh Viễn, Phó trưởng BTS GHPGVN tỉnh Hải Dương, Trưởng ban BTS GHPGVN thành phố Chí Linh, trụ trì chùa Côn Sơn; Giáo sư Tiến sĩ Lê Mạnh Thát, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh.

Tham dự Hội thảo còn có Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Kim Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo; ông Lê Văn Hiệu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy tỉnh Hải Dương, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Lê Văn Bằng, Phó trưởng ban Tôn giáo tỉnh ủy; ông Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh; bà Nguyễn Thị Thùy Liên, Trưởng Ban Quản lý Di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc và Đại diện các phòng, ban thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Chí Linh.

Về phía Viện Trần Nhân Tông có Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Tiến Vinh, Viện trưởng; Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng khoa học và Đào tạo Viện; Phó Giáo sư Tiến sĩ Dương Thị Thu Hà, Phó Viện trưởng; cùng các học giả, các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu trên toàn quốc.

Ông Lê Văn Hiệu phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Lê Văn Hiệu đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc phát huy, bảo tồn di sản văn hóa tại địa phương, trong thời gian tới sẽ trình lên Unesco để công nhận Phật giáo Trúc Lâm là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Tiến Vinh - Viện trưởng viện Trần Nhân Tông báo cáo đề dẫn Hội thảo

Trong báo cáo đề dẫn Hội thảo, Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Tiến Vinh - Viện trưởng viện Trần Nhân Tông đã khẳng định vai trò của Tôn giả Huyền Quang đối với sự phát triển của Phật giáo thời Trần. Đặc biệt, địa điểm tổ chức Hội thảo lần này được tổ chức ngay tại chùa Côn Sơn - Nơi gắn liền với dấu ấn của Tôn giả Huyền Quang, một trong ba trung tâm Phật giáo thời Trần. Hội thảo lần này được xem là tiền đề cho việc phối hợp nghiên cứu giữa Viện Trần Nhân Tông và tỉnh Hải Dương, nhằm làm sáng tỏ vai trò của Phật giáo đối với các vấn đề xã hội hiện nay.

Hội thảo lần này đã nhận được tổng số 17 báo cáo tham luận từ các chuyên gia, các học giả, các nhà nghiên cứu khoa học trên cả nước. Các tham luận chủ yếu đề cập đến cuộc đời, thân thế, hành trạng, sự nghiệp, những đóng góp của Tôn giả Huyền Quang đối với Phật giáo Trúc Lâm, cũng như Phật giáo truyền thống.

Thượng tọa Tiến sĩ Thích Đức Thiện trình bày báo cáo tham luận đề tài “Quê hương Bắc Ninh: Mảnh đất ươm mầm Thiền học của Trúc Lâm đệ tam tổ Huyền Quang”
Thượng tọa Thích Thanh Vân trình bày đề tài “Di sản của Huyền Quang Tôn giả với nghi lễ Phật giáo Việt Nam”

Hội thảo đã lắng nghe 11 báo cáo tham luận trong tổng số 17 báo cáo tham luận được gửi về cho Ban tổ chức. Trong đó có Báo cáo tham luận của Hòa thượng Tiến sĩ Thích Quảng Tùng với đề tài “Nguồn gốc của sinh tử luân hồi trong đàn Giải oan thích kết của Tôn giả Huyền Quang”; Thượng tọa Tiến sĩ Thích Đức Thiện với đề tài “Quê hương Bắc Ninh: Mảnh đất ươm mầm Thiền học của Trúc Lâm đệ tam tổ Huyền Quang”; Hòa thượng Thích Thông Thiền - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thiền học Bắc truyền Phó trụ trì Thiền viện Chơn Không, Tp. Vũng Tàu với đề tài “Tư tưởng thiền Trúc lâm qua thi ca Huyền Quang”; Thượng tọa Thích Thanh Vân với đề tài “Di sản của Huyền Quang Tôn giả với nghi lễ Phật giáo Việt Nam”; Giáo sư Tiến sĩ Lê Mạnh Thát với đề tài “Về một số tác phẩm mới của Thiền sư Huyền Quang”; TT. Thích Tâm Hạnh - Phó Ban quản trị Thiền phái Trúc Lâm, Trụ trì Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã (Huế) đề tài “Tam tổ Huyền Quang - Điểm độc đáo trong việc tiếp sáng dòng thiền Trúc Lâm”; Ni sư Tiến sĩ Thích Nữ Hạnh Tâm - Giảng viên Viện Trần Nhân Tông đề tài “Vai trò của Tôn giả Huyền Quang trong quá trình Phật giáo Việt Nam hóa thời Trần”. Ngoài ra, còn có một số đề tài tham luận khác của Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Hùng Hậu, Giảng viên cao cấp Viện Trần Nhân Tông; Giáo sư Tiến sĩ Đinh Khắc Thuân, Giảng viên cao cấp Viện Trần Nhân Tông; Phó Giáo sư Tiến sĩ Trần Đăng Sinh; Giảng viên cao cấp Viện Trần Nhân Tông…

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Kim Sơn đã đánh giá cao việc tổ chức Hội thảo lần này và đã có những đóng góp quý báu làm nên sự thành công của Hội thảo. Bộ trưởng hy vọng trong những năm tới Hội thảo sẽ tiếp tục được tổ chức với quy mô lớn hơn nhằm thu hút đông đảo các nhà trí thức, các học giả, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu để đa dạng hóa các đề tài liên quan đến Huyền Quang Tôn giả góp phần vào việc phát huy, bảo tồn di sản văn hóa liên quan đến Phật giáo Trúc Lâm.

Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Kim Sơn phát biểu đánh giá

Sau đây là một số hình ảnh được ghi nhận thêm:

Thành Trung

Download Android Download iOS
TP.HCM: Tổng kết công tác Phật sự năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025 của Phân ban Thanh Thiếu nhi Phật tử Trung ương và Phân ban Hoằng pháp Thanh Thiếu niên

PSO - Sáng ngày 11/01/2025 (nhằm ngày 12 tháng 12 năm Giáp Thìn), Phân ban Thanh Thiếu nhi Phật tử Trung ương (Phân ban TTN PTTƯ) thuộc Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương và Phân ban Hoằng pháp Thanh Thiếu niên (Phân ban HP TTN TƯ) thuộc Ban Hoằng pháp Trung ương đã tổ chức cuộc họp tổng kết công tác Phật sự năm 2024 và dự thảo phương hướng hoạt động

TP.HCM: Tổ đình Giác Lâm tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Viên Quang viên tịch (1827-2025)

Ngày 2-1-2025 (nhằm ngày mùng 3 tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại Tổ đình Giác Lâm (Q.Tân Bình), chư tôn đức đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Tổ Tông Viên Quang viên tịch.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online