Hải Phòng: Đạo tràng Pháp Hoa chùa Nam Hải tổ chức Đại lễ Vu lan Báo hiếu PL.2568 - DL.2024

Nghe đọc bài:

PSO - Chiều ngày 18/8/2024 (nhắm ngày 15/7 năm Giáp Thìn), hơn 300 Phật tử đạo tràng Pháp Hoa chùa Nam Hải (TP.Hải Phòng) long trọng tổ chức Đại lễ Vu lan Báo hiếu PL.2568 - DL.2024.

Chứng minh và tham dự Đại lễ có sự hiện diện của ĐĐ. Thích Quảng Nghĩa, Ủy viên Thường trực Ban Hoằng pháp TƯ GHPGVN, Ủy viên Thường trực BTS, Trưởng ban Hoằng pháp GHPGVN TP.Hải Phòng, Giáo thọ sư đạo tràng Pháp Hoa thành phố; Sư cô Thích Giới Định, Ủy viên BTS, Phó ban Hoằng pháp GHPGVN thành phố, cùng đông đảo chư Tôn đức Tăng Ni đang thực hiện cấm túc an cư tại hạ trường cơ sở 1 (chùa Nam Hải) và hơn 300 Phật tử đang tu học, sinh hoạt tại đạo tràng Pháp hoa chùa Nam Hải.

Sau nghi thức niệm Phật cầu gia bị, một phút tưởng niệm chư thánh tử đạo, anh linh các anh hùng liệt sĩ, Phật tử Pháp Minh đã lên tuyên đọc diễn văn khai mạc Đại lễ Vu lan Báo hiếu PL.2568 - DL.2024. Theo đó, lễ hội Vu lan được xuất phát từ sự tích Phật giáo được ghi lại trong kinh Vu Lan Bồn. Theo kinh Vu Lan Bồn, lễ Vu lan phát xuất từ thời Đức Phật: Ngài đã dạy phương thức báo hiếu cho cha mẹ ở đời này và nhiều đời khác. Người đầu tiên tiếp nhận chính là Tôn giả Mục Kiền Liên - Một trong mười đại đệ tử xuất chúng của Đức Phật.

Kể từ khi Phật giáo được du nhập vào Việt Nam, ngày lễ Vu Lan đã trở thành truyền thống của tinh thần báo hiếu, báo ân, phù hợp với tín ngưỡng thờ cúng ông bà, cha mẹ, tổ tiên; Lễ Vu lan luôn là một trong những dịp lễ có sức sống mãnh liệt trong đời sống văn hóa, tinh thần của Dân tộc Việt Nam. Đây được xem là dịp lễ thiêng liêng, cao quý, gắn kết với nền tảng dân tộc. Đồng thời, đây cũng là dịp để chúng ta ôn lại tấm gương hiếu hạnh của Tôn giả Mục Kiền Liên, nguyện noi theo tấm gương của Ngài. Để tỏ lòng tôn kính đối với Tôn giả Mục Kiền Liên, mỗi chúng ta hãy phát nguyện tu sửa nhân tâm, nở một đóa sen lòng, bằng hành động khởi tâm từ, tâm bi, nói việc thiện, làm điều thiện; luôn biết ơn công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, công dạy dỗ của thầy cô giáo…

Tại buổi lễ, Phật tử Hoa Phúc - Hải Yến thay mặt cho hơn 300 Phật tử đạo tràng Pháp hoa chùa Nam Hải, Phật tử Hải Yến đã dâng lời cảm niệm nhân Đại lễ Vu lan Báo hiếu PL.2568 và ý nghĩa của nghi thức “Bông Hồng Cái Áo”. 

Bài cảm niệm rất ý nghĩa, nói lên công sinh thành, dưỡng dục của cha và mẹ, làm cho đại chúng không khỏi bùi ngùi xúc động khi nghĩ tới công ơn của cha mẹ. Ai trong mỗi chúng ta sinh ra trong cõi đời này đều có cha mẹ yêu thương chăm sóc là điều may mắn hạnh phúc biết bao. Cha cho con nghị lực sức mạnh và niềm tin để vững bước vào đời, mẹ tiếp thêm cho ta tình yêu thương hòa ái bao dung vào mạch sống tương lai. Từ ngày mới chào đời, mẹ và cha nâng niu trìu mến chăm sóc cho ta từng miếng ăn giấc ngủ, lo lắng mỗi khi trái gió trở trời, sợ ta đau ốm cha mẹ chạy chữa thuốc thang. Lớn lên một chút ta được đến trường được quen bạn bè thầy cô, cha mẹ mong sao con có kiến thức, tự tin bước vào đời. Mọi lo toan trong cuộc sống những vất vả khó nhọc vì chúng ta, muốn ta được bằng bạn bằng bè. Vì con cha bất chấp mọi hiểm nguy trèo non lội bể để mang lại cho con đủ đầy hạnh phúc. Vì con mẹ nhẫn nại tần tảo sớm hôm gian khó cũng chẳng màng, chỉ mong sao cuộc đời nghiệt ngã này đừng khiến con tổn thương đau khổ.

Một nghi thức không thể thiếu trong mỗi đại lễ Vu lan Báo hiếu. Đó là nghi thức “Bông Hồng Cài Áo”. Những ai may mắn còn cha, còn mẹ sẽ hạnh phúc ngập tràn khi cài lên ngực áo của mình một bông hoa hồng màu đỏ thắm, trong khi những ai không còn mẹ sẽ ngậm ngùi cài lên áo của mình một bông hoa hồng màu trắng, luôn nhắc nhở chúng ta phải nhớ tới thâm ân của cha và mẹ. Nhưng cho dù chúng ta có cài lên ngực áo một bông hoa hồng màu gì đi chăng nữa thì cha mẹ vẫn luôn hiện hữu ở xung quanh chúng ta, luôn theo dõi chúng ta từng đường đi, nước bước. Điều này không chỉ là một hành động tượng trưng mà còn là cách để tạo động lực cho mỗi người sống tốt hơn, hiếu thảo hơn mỗi ngày.

Tiếp đó là Lễ “Rửa chân” tri ân cha mẹ. Đây là chương trình có nhiều cung bậc cảm xúc nhất trong đại lễ. Đây là việc hiếm thấy trong cuộc sống thường nhật, giúp các con và các bậc làm cha, làm mẹ  nhận ra được sự thiêng liêng, cao quý của tâm hiếu, của Đạo Hiếu, bởi trong đạo Phật chữ Hiếu luôn được coi trọng: “Tâm hiếu là tâm Phật, Đạo hiếu là Đạo Phật”. Có lẽ, đây là lần đầu tiên các bậc sinh thành được con cái rửa chân, lau tay, cùng với những cái ôm, những cái nắm tay thật chặt, thật ấm áp, đâu đó đã có những giọt nước mắt rơi vì hạnh phúc khi nhìn thấy con mình đã trưởng thành và cũng có những giọt nước mắt rơi thay cho lời muốn nói, lời xin lỗi, lời hối hận muộn màng khi con cái đã làm cho cha mẹ phải phiền lòng. Buổi lễ đã diễn ra trong không khí trầm lắng, đầy xúc động khi nghĩ nhớ về công ơn cha mẹ.

Trước khi kết thúc buổi lễ, toàn thể đạo tràng đã cử hành nghi lễ dâng hương bạch Phật, dâng hoa đăng cầu nguyện nhân mùa lễ Vu lan Báo hiếu, tri ân Thầy tổ, tri ân ông bà, cha mẹ tổ tiên, cầu nguyện cho ông bà, cha mẹ hiện tiền được tăng long phúc thọ, ông bà cha mẹ đã quá vãng được siêu sinh về miền Tịnh cảnh. Cầm ngọn đăng trên tay, các Phật tử mong muốn giữ cho ngọn lửa đó không bao giờ tắt để cha mẹ mãi mãi ở bên cạnh chúng ta.

Thực hiện: Thành Trung - VCS Media

Download Android Download iOS
TP.HCM: Tổng kết công tác Phật sự năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025 của Phân ban Thanh Thiếu nhi Phật tử Trung ương và Phân ban Hoằng pháp Thanh Thiếu niên

PSO - Sáng ngày 11/01/2025 (nhằm ngày 12 tháng 12 năm Giáp Thìn), Phân ban Thanh Thiếu nhi Phật tử Trung ương (Phân ban TTN PTTƯ) thuộc Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương và Phân ban Hoằng pháp Thanh Thiếu niên (Phân ban HP TTN TƯ) thuộc Ban Hoằng pháp Trung ương đã tổ chức cuộc họp tổng kết công tác Phật sự năm 2024 và dự thảo phương hướng hoạt động

TP.HCM: Tổ đình Giác Lâm tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Viên Quang viên tịch (1827-2025)

Ngày 2-1-2025 (nhằm ngày mùng 3 tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại Tổ đình Giác Lâm (Q.Tân Bình), chư tôn đức đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Tổ Tông Viên Quang viên tịch.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

TP.HCM: Tổng kết công tác Phật sự năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025 của Phân ban Thanh Thiếu nhi Phật tử Trung ương và Phân ban Hoằng pháp Thanh Thiếu niên

PSO - Sáng ngày 11/01/2025 (nhằm ngày 12 tháng 12 năm Giáp Thìn), Phân ban Thanh Thiếu nhi Phật tử Trung ương (Phân ban TTN PTTƯ) thuộc Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương và Phân ban Hoằng pháp Thanh Thiếu niên (Phân ban HP TTN TƯ) thuộc Ban Hoằng pháp Trung ương đã tổ chức cuộc họp tổng kết công tác Phật sự năm 2024 và dự thảo phương hướng hoạt động

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online