31/01/2020 11:24

Hải Phòng: Đêm nhạc Xuân An Vui lần thứ 2 được tổ chức tại chùa Mét


PSO – Tối ngày 4 tháng giêng năm Canh Tý ( nhằm ngày 28/01/2020), tại chùa Mét ( Chùa Tiên Hương), xóm 1, thôn Lê Lợi, xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng đã diễn ra Đêm văn nghệ “ Xuân An Vui”, chào mừng Đại lễ thượng nguyên năm Canh Tý– 2020 với sự tham dự của đông đảo quý Phật tử và nhân dân địa phương.

Phát biểu khai mạc Đêm nhạc Xuân An Vui Canh Tý – 2020 tại chùa Mét, Đại đức Thích Giác Hiệu – Trưởng BTC chương trình đã ôn lại lịch sử của Ngôi chùa Di tích lịch sử cấp Quốc Gia này. Theo đó, chùa Mét được khởi công xây dựng vào cuối triều Trần (1226 – 1400). Tương truyền sau khi thất bại trong cuộc giao chiến với bọn giặc Minh xâm lược, vị tướng nhà Trần có tên là: Trần Khắc Trang đã đem gia đình vào khu rừng Mét mai danh ẩn tích. Trong thời gian ẩn cư, ông đã xây dựng ngôi chùa trên nền đất gia đình và có tên gọi chùa Mét. Đây là nét văn hóa – kiến trúc cổ của người Cổ Am nói riêng và TP.Hải Phòng nói chung.

Chùa Mét có tên chữ là Thiên Hương tự. Tên chữ của chùa do chính ông Trần Khắc Trang thủy tổ của họ Trần ở Cổ Am đặt. Chùa Mét là một công trình văn hóa – nghệ thuật cổ được xây dựng trên vùng đất Cổ Am giàu truyền thống yêu nước. Lịch sử chùa gắn liền với những bước phát triển thăng trầm của con người làng Cổ Am. Đến nay ngôi chùa này còn giữ được một tấm bia đá khá lớn dựng năm Tự Đức nhị niên (1849). Trong khu tháp tổ của chùa có một ngôi tháp lưu giữ xá lợi của Nhà sư Trần Khắc Trang.

Đây là Đêm nhạc có quy mô lớn được tổ chức lần thứ 2 tại chùa Mét để kính mừng Đại lễ thượng nguyên PL. 2564 – DL. 2020 với sự tham gia biểu diễn của các văn nghệ sỹ đến từ TP.HCM, thủ đô Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng, cùng với đó là sự góp mặt của đông đảo quý Phật tử đang sinh hoạt tại một số chùa trên địa bàn huyện và nhân dân địa phương với những tiết mục múa hát, văn nghệ quần chúng mang đậm đà bản sắc văn hóa Dân tộc.

Thông qua Đêm nhạc này, Ban tổ chức chương trình mong muốn bà con Phật tử, nhân dân địa phương có cái nhìn tích cực về Phật giáo, về Đạo Phật, bài trừ những hủ tục mang tính chất mê tín dị đoan, không có trong giáo lý của Nhà Phật đã ăn sâu vào đời sống tâm linh của người dân bản địa từ nhiều năm qua. Qua đây, giúp bà con hiểu được mục đích của việc đi chùa; đi chùa không phải để cầu xin mà đi chùa là để học hỏi giáo lý Phật Đà, sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa, tâm linh theo đúng chính pháp, áp dụng lời Phật dạy vào trong cuộc sống để có cuộc sống an lạc, hạnh phúc ngay trong giây phút hiện tại. Đồng thời, thông qua những ca từ mang âm hưởng Phật giáo được các nhạc sỹ lồng ghép vào các ca khúc sẽ giúp cho các Phật tử, các thiện nam tín nữ sẽ hiểu sâu hơn về Đạo Phật, về những lời Phật dạy.

Bên cạnh đó, đại chúng còn được xem một số trích đoạn Hài kịch mang đến một không khí mới mẻ, vui tươi, phấn khởi nhân dịp đầu xuân, hứa hẹn một năm mới thật nhiều niềm vui và hạnh phúc.

Sau đây là hình ảnh ghi nhận:

Thành Trung

The post Hải Phòng: Đêm nhạc Xuân An Vui lần thứ 2 được tổ chức tại chùa Mét appeared first on Phật Sự Online Miền Bắc.

Download Android Download iOS
Hà Nội: CLB Cựu chiến binh Phật tử Quán Sứ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam

Ngày 18-12-2024 (18/11 năm Giáp Thìn) Câu lạc bộ cựu chiến binh Phật tử Quán Sứ long trọng tổ chức buổi giao lưu gặp mặt cựu chiến binh Phật tử nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12/1944 -22/12/2024 nhằm tri ân và tôn vinh các Phật tử cựu chiến binh và các Phật tử đã có nhiều đóng góp vào công tác phụng đạo yêu nước.

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online