Hải Phòng: Gần 4 nghìn người về chùa An Hồng tham dự khóa tu nhân kỷ niệm khánh đản Đức Phật A Di Đà

Nghe đọc bài:

PSO - Trong 2 ngày 07 và 08/12/2024 (nhằm ngày 07 - 08/11 năm Giáp Thìn), gần 4.000 thiện nam, tín nữ đã vân tập về chật kín các giảng đường chùa An Hồng (xã An Hồng, huyện An Dương, Thành phố Hải Phòng) để tham dự khóa tu niệm Phật và Đêm hoa đăng kính mừng khánh đản Đức Phật A Di Đà PL.2568 – DL.2024.

Quang lâm chứng minh và tham dự buổi lễ có Đại đức Thích Giác Hảo - Trụ trì chùa An Hồng, Trưởng BTC đại lễ, cùng đông đảo chư Tôn thiền đức Tăng Ni trụ trì các chùa trong và ngoài Thành phố.

Phát biểu khai mạc khóa tu, ĐĐ. Thích Giác Hảo đã  khái quát về lược sử Đức Phật A Di Đà và nói lên ý nghĩa của pháp môn Niệm Phật (Pháp môn tu Tịnh Độ) nhằm giúp các Phật tử hiểu được về pháp môn mà mình đang tu học, hành trì. Theo đó, trong pháp môn tu Tịnh Độ thì mỗi Phật tử phải luôn lấy Tín - Hạnh - Nguyện làm hành trang, làm tư lương trên bước đường tìm cầu giác ngộ, giải thoát; niệm Phật một cách dốt dáo, tha thiết một lòng hướng về cõi Tây Phương của Đức Phật A Di Đà, để khi xả bỏ báo thân này được sinh về nước Ngài.

Theo kinh Đại A Di Đà,từ cổ xưa, Đức Phật A Di Đà từng là một vị vua tên là Dharmakara Bodhisattva sau khi nghe một vị Phật thuyết pháp liền bỏ ngai vàng xuất gia tu hành, lấy hiệu Pháp Tạng. Ngài nguyện vạn kiếp tu hành cùng 48 lời đại nguyện trang nghiêm tịnh hóa một thế giới biến nó trở thành vương quốc đẹp đẽ nhất và trở thành một vị Phật hiệu có danh hiệu là: A Di Đà.

Đức Phật Thích Ca nói: “Đời quá khứ lâu xa, cách hơn 10 kiếp, có một nước tên là Diệu Hỷ, vua cha là Nguyệt Thượng Luân vương, mẹ là Thù Thắng Diệu Nhan. Vương hậu sinh ra ba người con: người con trưởng là Nhật Nguyệt Minh, người con thứ hai là Kiều Thi Ca, người con thứ ba là Nhật Đế Chúng. Khi ấy có đức Phật ra đời hiệu là Thế Tự Tại Vương Như Lai. Kiều Thi Ca bỏ ngôi vinh quí theo Phật Thế Tự Tại xuất gia, thụ Kỳ kheo giới, Phật cho hiệu là Pháp Tạng Tỳ kheo. Ngài Pháp Tạng đối trước Phật, pháp 48 lời nguyện rộng lớn, độ khắp tất cả mười phương chúng sinh; nếu có một nguyện nào chẳng viên mãn, thì Ngài thề chẳng thành Phật. Khi ấy chư thiên rải hoa, tán thán, quả đất rung động, giữa không trung có tiếng khen rằng: “Pháp Tạng quyết định sẽ thành Phật hiệu là A Di Đà”.

Đặc biệt, các hành giả tu theo pháp môn Tịnh Độ cần phải ghi nhớ 48 Đại nguyện của Đức Phật A Di Đà với mong muốn cao cả là giúp nhân gian vượt khỏi kiếp lầm than của những sự khổ cực, sinh – lão – bệnh – tử để các Phật tử có thêm niềm tin, nguyện được vãng sinh Tây Phương Cực Lạc. Đức Phật A Di Đà có công đức rất lớn và hạnh nguyện rất quảng đại, Ngài có nhân duyên hóa độ chúng sinh ở thế giới Ta Bà này rất nhiều. Muốn cho chúng sinh cõi này vượt khỏi kiếp lầm than của những cái khổ sinh, già, bệnh, chết, nên đức Phật Thích Ca nói rõ nhân đại hạnh nguyện của Phật A Di Đà và khai thị pháp môn Tịnh Độ tu hành. Từ thượng lưu trí thức đến dân thường, nếu ai chuyên tu, cũng đều được vãng sinh cả.

Trong khuôn khổ của khóa tu, toàn thể đại chúng đã phát tâm niệm Phật trong suốt thời gian 2 ngày không gián đoạn. Ngoài ra còn có các hoạt động Phật sự ý nghĩa như: Pháp hội phóng sinh, trai đàn chẩn tế, cầu siêu hương linh các anh hùng liệt sỹ, chiến sỹ trận vong, đồng bào tử nạn; cầu siêu cho các vong linh thai nhi, các oan hồn, uổng tử, cầu nguyện cho thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.

Đặc biệt, tối ngày 07/11 năm Giáp thìn đã diễn ra Đêm hoa đăng kính mừng khánh đản Đức Phật A Dà. Gần 4.000 ngọn hoa đăng đã được thắp sáng khắp khuôn viên chùa An Hồng và các giảng đường để cúng dàng lên đức từ phụ A Di Đà, cầu nguyện cho toàn thể đại chúng khi mãn báo thân này được sinh về cõi Tịnh Độ nơi có Đức Phật A Di Đà đang thuyết pháp. Mặc dù, thời tiết miền Bắc đang vào mùa đông giá lạnh nhưng các Phật tử tham dự buổi lễ rất đông, chật kín không gian chùa An Hồng, làm cho buổi lễ trở nên trang nghiêm, ấm áp, xua tan mùa đông giá lạnh.

Buổi lễ đã khép lại ở không gian và thời gian nhưng đã để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng người tham dự, hứa hẹn một mùa khánh đản an lạc và hạnh phúc.

Thành Trung

Download Android Download iOS
TP.HCM: Tổng kết công tác Phật sự năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025 của Phân ban Thanh Thiếu nhi Phật tử Trung ương và Phân ban Hoằng pháp Thanh Thiếu niên

PSO - Sáng ngày 11/01/2025 (nhằm ngày 12 tháng 12 năm Giáp Thìn), Phân ban Thanh Thiếu nhi Phật tử Trung ương (Phân ban TTN PTTƯ) thuộc Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương và Phân ban Hoằng pháp Thanh Thiếu niên (Phân ban HP TTN TƯ) thuộc Ban Hoằng pháp Trung ương đã tổ chức cuộc họp tổng kết công tác Phật sự năm 2024 và dự thảo phương hướng hoạt động

TP.HCM: Tổ đình Giác Lâm tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Viên Quang viên tịch (1827-2025)

Ngày 2-1-2025 (nhằm ngày mùng 3 tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại Tổ đình Giác Lâm (Q.Tân Bình), chư tôn đức đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Tổ Tông Viên Quang viên tịch.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online