Hải Phòng: Hội nghị ra mắt cuốn sách “Chùa Hải Phòng xưa và nay” tập IV

Nghe đọc bài:

PSO - Sáng ngày 22/7/2024 (nhằm ngày 17/6 năm Giáp Thìn), tại Hội trường Trung tâm văn hóa thể thao huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đã diễn ra Hội nghị ra mắt cuốn sách “Chùa Hải Phòng xưa và nay” tập IV, với nội dung viết về lịch sử các chùa trên địa bàn huyện Tiên Lãng.

Tham dự hội nghị có Hòa thượng Thích Thanh Giác, Phó trưởng ban Thường trực BTS GHPGVN thành phố Hải Phòng, Trưởng BTC Hội nghị, Trưởng Ban biên soạn bộ sách “Chùa Hải Phòng xưa và nay”; Thượng tọa Thích Quảng Truyền, Ủy viên HĐTS GHPGVN, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Lạng Sơn; Thượng tọa Thích Quảng Minh, Ủy viên ban Văn hóa TƯ GHPGVN, Ủy viên Thường trực, Trưởng ban Ban Văn hóa GHPGVN thành phố Hải Phòng, Trưởng BTS GHPGVN huyện Tiên Lãng, chư Tôn đức Tăng Ni trưởng, phó BTS các quận huyện trên địa bàn thành phố; chư Tôn đức Tăng Ni trụ trì các chùa trong huyện Tiên Lãng.

Khách mời chính quyền có sự hiện diện của ông Dương Ngọc Anh, Trưởng ban Ban Tôn giáo Sở Nội vụ thành phố Hải Phòng; ông Hoàng Văn Kể, Nguyên Phó Chủ tịch UBND thành phố; ông Nguyễn Ngọc Huy, Ủy viên Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Tiên Lãng; ông: Vũ Minh Đức, nguyên Bí thư Huyện ủy, cùng các ông bà đại diện cho các ban ngành đoàn thể trên địa bàn huyện Tiên Lãng, các ông bà trong Ban Giám đốc Bảo Tàng thành phố Hải Phòng, đại diện Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật thành phố Hải phòng, CLB Hải Phòng học, Ban biên soạn bộ sách “Chùa Hải Phòng xưa và nay” và đông đảo quý Phật tử đang tu học tại các chùa trên địa bàn huyện.

 

Trước khi diễn ra Hội nghị, các Đại biểu tham dự Hội nghị đã dành một phút nhập từ bi quán tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa viên tịch và tưởng niệm anh linh các anh hùng liêt sỹ nhân kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh Liệt sĩ Việt Nam ( 27/07/1947 – 27/07/2024).

Phát biểu khai mạc Hòa thượng Thích Thanh Giác đã nêu lên tầm quan trọng của việc phát hành bộ sách “Chùa Hải Phòng xưa và nay” bao gồm 8 tập do HT.TS Thích Quảng Tùng chỉ đạo nội dung, chủ biên: Hòa thượng Thích Thanh Giác. Đây là cẩm nang quý, tổng hợp những thông tin cơ bản nhất về tất cả các ngôi chùa hiện có của thành phố Hải Phòng, thuận tiện cho việc tra cứu, tham khảo của nhiều đối tượng người đọc khác nhau. Trong đó tập thứ IV đề cập đến các chùa trên địa bàn huyện Tiên Lãng. Đây là công trình văn hóa lịch sử Phật giáo có quy mô và ý nghĩa vô cùng to lớn, là tâm huyết, niềm hy vọng, ấp ủ của BTS GHPGVN thành phố Hải Phòng trong nhiều năm qua. Đợt ra mắt Tập IV lần này giới thiệu tổng số 112 ngôi chùa tọa lạc trên địa bàn huyện Tiên Lãng.

Tiên Lãng là vùng đất có truyền thống văn hóa lịch sử cách mạng. Trong chiến tranh, chùa trên địa bàn huyện là nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng, nhiều nhà Sư đã cởi áo cà sa, khoác chiến bào xông pha ra chiến trường tham gia bảo vệ Tổ quốc. Hiện Tiên Lãng có 12 nhà sư được Đảng, Nhà nước công nhận là Liệt sĩ. Chính vì lẽ đó, việc phát hành cuốn sách đề cập đến các chùa trên địa bàn huyện Tiên Lãng là một việc làm hết sức cần thiết, để tri ân các Nhà sư cách mạng vào đúng dịp hướng tới kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh – Liệt sỹ Việt Nam (27/07/1947 – 27/07/2024).

Hội nghị đã được nghe Nhà giáo Nguyễn Ngọc Sơn báo cáo quá trình tổ chức biên soạn cuốn sách “Chùa Hải Phòng xưa và nay” tập IV, cũng như những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện cuốn sách khi đi thực tế tại các chùa trên địa bàn huyện Tiên Lãng. Ông cũng cho biết thêm, dự kiến đến cuối quý IV năm 2026 sẽ hoàn thiện nốt 4 tập sách còn lại với nội dung, hình ảnh các chùa trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo và huyện An Dương…

Dịp này, các nhà nghiên cứu, các độc giả đã lên phát biểu cảm tưởng và có những ý kiến đóng góp quý báu, thực tế để các tập sách” Chùa Hải Phòng xưa và nay” tiếp theo được hoàn thiện hơn cả về nội dung lẫn hình thức.

Trước khi kết thúc Hội nghị, Ban biên soạn, đại diện Hòa thượng Thích Thanh Giác – Chủ biên cuốn sách đã cùng Thượng tọa Trưởng Ban Trị sự GHPGVN huyện Tiên Lãng trao tặng cuốn sách “Chùa Hải Phòng xưa và nay” tập IV cho các đại biểu chư Tôn đức Tăng Ni, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, lãnh đạo huyện Tiên Lãng và đại diện Phật tử các chùa trong huyện” về tham dự Hội nghị.

Thực hiện: Thành Trung

Download Android Download iOS
Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm

Lối sống tiết độ qua lời dạy của Đức Phật là một lối sống có Chánh kiến, giúp con người tránh xa những khổ đau do những cám dỗ của vật chất mang lại. Mặt khác, tiết độ giúp con người biết sống có đạo đức, tuân thủ khuôn phép để xây dựng một cuộc sống an vui, hạnh phúc, thảnh thơi.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online