Hải Phòng: Lễ cung rước tôn tượng Đức Phật Di Lặc về chùa Thanh Long (Lệ Tảo)

Nghe đọc bài:

 

PSO - Nhân kỷ niệm khánh đản Bồ Tát Quán Thế Âm 19/02 âm lịch, sáng 27/03/2024 (nhằm ngày 18 tháng 02 năm Giáp Thìn), chư Tôn đức Tăng Ni, cùng Phật tử, nhân dân Tổ dân phố Lệ Tảo, phường Nam Sơn, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng đã tổ chức lễ cung rước tôn tượng Đức Phật Di Lặc về chùa Thanh Long (Chùa Lệ Tảo).

Tham dự lễ rước có chư Tôn đức Tăng Ni một số chùa trong và ngoài thành phố Hải Phòng, cùng đại diện chính quyền Đảng ủy, HĐND, UBND, UB MTTQVN quận Kiến An, phường Nam Sơn, Tổ dân phố Lệ Tảo, cùng đông đảo bà con Phật tử, du khách thập phương và nhân dân địa phương sở tại.

Ngay từ sáng sớm, các Phật tử đã có mặt tại địa điểm cung rước tượng với xe ô tô trang trí đài sen, cờ hoa rực rỡ, cùng với đó là lễ nghi cúng dàng lên mười phương chư Phật nhân sự kiện ý nghĩa này. Đi đầu đoàn rước là đội lân sư rồng, và các em nam thanh thiếu niên Phật tử cầm theo lá cờ Phật giáo ngũ sắc, tiếp theo là đoàn thanh thiếu niên Phật tử nữ cung nghinh quý chư Tôn thiền đức Tăng Ni quang lâm tham dự buổi lễ. Sau đó là đoàn xe ô tô, với hơn 10 xe trang trí đài sen trên nóc, cùng ơ hoa, băng rô biểu ngữ ở đầu mỗi xe. Tiếp theo  là xe chở tôn tượng Đức Phật Di Lặc có chiều cao 3mét nặng 20 tấn, được chế tác bằng chất liệu đá cẩm thạch. Đi sau cùng là đoàn Phật tử, đoàn tế nữ quan với lễ nghi, tay cầm cờ hoa  trang hoàng rực rỡ, góp phần làm cho buổi lễ thêm trang nghiêm, thành kính.

Theo truyền thuyết và kinh điển Phật giáo, Phật Di Lặc sẽ là vị Phật kế thừa Đức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni. Di Lặc là vị Bồ tát sẽ xuất hiện trên Trái Đất, đạt được giác ngộ hoàn toàn, giảng dạy Phật Pháp, giáo hóa chúng sinh, và chứng ngộ thành Phật. Bồ Tát Di-lặc được tiên tri sẽ giáng sinh trong khoảng 30.000 năm nữa dưới cội cây Long Hoa theo năm cõi trời Đâu-suất, tức là khoảng 5 tỉ 760 triệu năm nữa theo năm Trái Đất, khi Phật Pháp đã bị lãng quên trên cõi Diêm phù đề.

Hình tượng Đức Phật Di Lặc không giống với những vị Phật hay Bồ Tát Khác. Nói đến hình ảnh Phật Di Lặc, chắc rằng chúng ta đều nhớ đến hình tượng ông Di Lặc mập mạp, bụng to, ngổi phanh ngực và miệng cười toe toét, bên cạnh Ngài có 6 đứa con nít, đứa thì móc miệng, đứa thì móc lỗ tai, đứa thì thọc lét v.v… Ai nhìn vào cũng sinh tâm hoan hỷ và hạnh phúc. Ngày nay, hình tượng Phật Di Lặc hiện hữu khắp mọi nơi từ Đình, Chùa, Miếu Mạo cho tới các nhà hàng, khách sạn , nhà riêng… Nụ cười của Ngài chính là biểu tượng tuyệt đối của hạnh phúc. Người ta tin rằng có Phật Di Lặc ở đâu thì ở đó sẽ có hạnh phúc, chỉ cần nhìn ngắm khuôn mặt Ngài thì mọi buồn phiền, căng thẳng đều tan biến hết.

Tại buổi lễ chư Tôn đức đã cử hành nghi lễ dâng hương bạch Phật, gia trì, trì chú, sái tịnh, an vị tạm thời tôn tượng Đức Phật Di Lặc tại khuôn viên chùa Thanh Long với sự tham dự của đông đảo quý Phật tử, du khách thập phương, nhân dân địa phường, đồng cầu nguyện cho thế giới hòa bình, Đất nước phồn thịnh, nhân dân an lạc, nhà nhà được ấm no và hạnh phúc.

Thành Trung

Download Android Download iOS
TP.HCM: Tổ đình Giác Lâm tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Viên Quang viên tịch (1827-2025)

Ngày 2-1-2025 (nhằm ngày mùng 3 tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại Tổ đình Giác Lâm (Q.Tân Bình), chư tôn đức đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Tổ Tông Viên Quang viên tịch.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Nghệ An: Câu lạc bộ Thanh niên Phật tử chùa Chí Linh thăm quan các Danh lam thắng địa

PSO - Sáng ngày 12/01/2025 (tức ngày 13 tháng Chạp năm Giáp Thìn), hơn 100 các bạn trong câu lạc bộ Thanh niên Phật tử chùa Chí Linh (huyện Yên Thành) đã được Đại đức Thích Tuệ Giác - Giáo thọ câu lạc bộ hướng dẫn thăm quan đỉnh lễ các Danh lam thắng địa trên địa bàn tỉnh nhà trước khi đón mừng xuân mới Ất Tỵ.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online