Hải Phòng: Lễ rót đồng đúc tôn tượng thất Phật Dược Sư tại chùa Hào Quang

Nghe đọc bài:

PSO - Sáng ngày 06/02/2025 (nhằm ngày 09 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại chùa Hào Quang, phường Kênh Dương, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng đã long trọng diễn ra Đại lễ rót đồng đúc tôn tượng kim thân thất Phật Dược Sư (7 pho tượng Đức Phật Dược Sư) nhân dịp đầu xuân mới Ất Tỵ năm 2025.

Tới tham dự và chứng minh buổi lễ có Thượng tọa Thích Thanh Nghiêm – Trụ trì chùa Hào Quang, Trưởng BTC đại lễ; Đại đức Thích Đạo Duyệt – Ủy viên BTS, phó ban Hoằng pháp GHPGVN tỉnh Hà Nam, trụ trì chùa Ninh Tảo (Tỉnh Hà Nam), cùng chư tôn đức tăng ni trụ trì một số chùa trong và ngoài thành phố Hải Phòng, chư tôn đức tăng ni các tỉnh thành lân cận, cùng đông đảo quý Phật tử gần xa, du khách thập phương, nhân dân địa phương.

Mở đầu buổi lễ là các tiết mục văn nghệ do các Phật tử, các đoàn văn nghệ quần chúng, CLB Cựu chiến binh thành phố Hải Phòng trình diễn các tiết mục văn nghệ đặc sắc mừng Đảng, mừng xuân mới Ất Tỵ – 2025, với các ca khúc ca ngợi chư Phật, ca ngợi tình yêu quê hương Đất nước nhân dịp kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2025).

Trước khi chính thức bước vào buổi lễ rót đồng đúc tôn tượng thất Phật Dược Sư tại chùa Hào Quang, toàn thể đại chúng đã được nghe Đại đức Thích Đạo Duyệt – Phó ban Ban Hoằng pháp GHPGVN tỉnh Hà Nam thuyết giảng một thời pháp ngắn về nguồn gốc, ý nghĩa và công đức của tôn tạo tượng Phật. Về nguồn gốc của việc tôn tạo hình tượng Phật tương truyền rằng: Khi Đức Phật còn tại thế, vua Ưu Đà Diên, trị vì nước Câu Diệm Di, là người đã dung gỗ thơm Chiên đàn đỏ, tạo ra hình tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Vua Ưu Đà Diên tạo tượng Phật xong, tiếng vang lan truyền các nước lân cận, vua các nước lớn như vua Ba Tư Nặc, vua A Xà Thế và vua Nghiêm Xì, đều đem lễ vật đến cúng dàng chiêm ngưỡng và đều tán than việc làm của vua Ưu Đà Diên. Đó là tôn tượng Phật đầu tiên được kiến tạo trên cõi nhân gian.

Về ý nghĩa của tôn tạo hình tượng Phật: Từ xưa, hình tượng Đức Phật đã là chủ đề trung tâm của nghệ thuật tạo hình Phật giáo, người Phật tử luôn cần có hình ảnh Ngài để chiêm ngưỡng, đỉnh lễ, cúng dàng; và ý nghĩa hơn cả là noi gương tu tập hay làm đối tượng để thiền định quán chiếu, soi lại thân tâm của mình để từ đó tu sửa, học theo hạnh của Ngài nhằm hướng tới một cuộc sống an lạc, hạnh phúc.

Về công đức của việc tôn tạo hình tượng Đức Phật đã được ghi chép trong Kinh Đại Thừa Công Đức Tạo Tượng Phật. Trong kinh, Đức Phật tuần tự nói về phúc báo và công đức thù thắng của người có tâm thành tín, thanh tịnh tạo ra tượng Phật. Trong kinh đã ghi rõ những phúc báo về công đức chẳng thể nghĩ bàn nghi đức Bồ tát Di Lặc hỏi về công đức tạo tượng Phật: “ Nếu có thiện nam, người thiện nữ nào đức tin trong sạch, chuyên ròng buộc niệm về công Đức Phật, thường xét Như Lai oai đức tự tại, đầy đủ. Mười lực, Bốn Vô sở úy, Mười tám pháp Bất cộng, Đại từ, Đại bi, Nhứt thiết Chủng trí, ba mươi hai tướng của Đại trượng phu, Tám mươi tướng phụ. Mỗi lỗ chân lông đều có vô lượng ánh sáng khác màu, trăm ngàn ức thứ phước đức siêu thắng trang nghiêm tạo thành, vô lượng trí tuệ sáng tỏ thông suốt, vô lượng Tam muội, vô lượng thần thông… Tất cả các thứ công đức như vậy không có hạn lượng, lìa các lỗi lầm, không ai sánh bằng…”

Ngoài ra, Đại đức giảng sư cũng chia sẻ cho toàn thể đại chúng về nguồn gốc và ý nghĩa hình tượng Đức Phật Dược Sư. Dược Sư Như Lai tiếng Phạm gọi là: Bhaisajya-guru Vaidurya-prabharajyah, gọi đủ là Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai, người ta thường gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, gọi tắt là Dược Sư Phật. Theo Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Kinh chép: “về phương Đông cách thế giới Ta Bà khoảng 10 hằng hà sa Phật độ có cõi Phật tên là Tịnh Lưu Ly, tên của Đức Phật đó là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai”; Bổn nguyện của Dược Sư Như Lai là trị tất cả trọng bệnh phiền não về thân và tâm của chúng sinh, cứu độ chúng sinh ra khỏi sinh tử khổ đau. Vì Dược Sư Như Lai có bổn nguyện thanh tịnh như vậy nên ánh sáng trong suốt hoàn toàn thanh tịnh (Lưu Ly Quang) như lưu ly vô ngại hiển hiện trên thân của Ngài, và quốc độ của Ngài cũng như vậy nên gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang. Vì vậy, chúng ta cần phải tôn tạo hình tượng Ngài để thờ phụng, chiêm bái hằng ngày với mong muốn sẽ chữa được thân bệnh và tâm bệnh của mình.

Sau khi toàn thể đại chúng lắng nghe Đại đức giảng sư thuyết giảng về nguồn gốc, ý nghĩa và công đức của tôn tạo hình tượng chư Phật, Bồ Tát, chư tôn đức Tăng đã chính thức cử hành nghi thức tâm linh, gia trì, chú nguyện, sái tịnh và rót đồng đúc 7 tôn tượng Đức Phật Dược Sư bằng đồng, cầu nguyện thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc và cầu nguyện cho năm mới nhà nhà, người người được bình an, hạnh phúc, âm siêu, dương khánh, Phật pháp trường tồn.

Thành Trung

Download Android Download iOS
TP.HCM: Tổ đình Giác Lâm tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Viên Quang viên tịch (1827-2025)

Ngày 2-1-2025 (nhằm ngày mùng 3 tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại Tổ đình Giác Lâm (Q.Tân Bình), chư tôn đức đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Tổ Tông Viên Quang viên tịch.

Xuân nơi cửa thiền

Năm mới thường mở đầu bằng một mùa xuân mơ ước đầy khát vọng, hoài bão. Sự chuẩn bị cho trật tự vận hành mới được thiết lập ngay từ những ngày xuân sang để khép lại năm cũ, gọi là “tống cựu nghinh tân” để ta tự tin bước vào hiện tại, mở hướng cho tương lai.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online