Hành trạng xuất gia, tu hành của Đại lão Hòa thượng Thích Nhựt Huệ

Nghe đọc bài:

 

PSO - Trải qua hơn 50 năm tu học hành đạo, hoằng pháp lợi sinh, truyền thừa chánh pháp và đóng góp vào sự nghiệp của dân tộc, Hoà thượng xứng đáng là bậc thạch trụ tăng già, bậc quang minh lỗi lạc, trí đức song toàn. Ngài xứng đáng là nhà mô phạm mẫu mực, làm tấm gương sáng cho thế hệ mai sau noi dấu.

 

I. Thân thế:

 

Đại lão Hoà thượng thượng Nhựt hạ Huệ, thế danh Huỳnh Văn Tám, sinh năm Canh Thìn (1940) tại cù lao Quế Thiện, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Thân phụ của Hoà Thượng là cụ ông Huỳnh Văn Trừ – Pháp danh Thiện Giáo, một nhà nho yêu nước. Thân mẫu là cụ bà Huỳnh Thị Luận – Pháp danh Diệu Nghĩa, nhà có 13 anh chị em, hòa thượng là người con trai thứ 8 trong gia đình.

 

II. Thời gian xuất gia – Học đạo:

 

Do gia đình ở gần chùa Vạn Cổ, nên từ nhỏ Hòa thượng được theo thân mẫu tới lui công quả tại chùa. Dần dần thấm nhuần tinh thần Phật pháp và hạt giống xuất trần từ nhiều kiếp đã sẳn có trong con người của Hoà thượng, nên sau thời gian bạo bệnh, Ngài đã nhận thức được cõi đời là giả tạm, thế sự phù vân chỉ có đạo giải thoát là cứu cánh. Vì vậy Ngài đã đảnh lễ song thân xin phép xuất gia học đạo với Sự cụ Trụ trì chùa Vạn Cổ là Hòa thượng Bá Huệ. Hoà thượng được Sư cụ thế phát và ban cho Pháp danh là Quang Tuệ, pháp tự là Trừng Quang, Pháp hiệu là Nhựt Huệ kế thừa dòng thiền Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 41, năm ấy Ngài vừa tròn 15 tuổi. Sau khi xuất gia Hoà thượng đã nổ lực tinh tấn tu học, dõng mãnh công phu công quả nên được Sư cụ và Phật tử tại bổn tự vô cùng quý mến. Sau những tháng năm chuyên cần tu học đó, biết được đạo hạnh của Hoà thượng đã vững vàng, nên năm 1960, được Sư cụ cho thọ giới Sa Di tại chùa Vạ Cổ, đến năm 1966, thọ Tam đàn Cụ túc tại chùa Huệ Nghiêm.

Chân dung Trưởng lão Hòa thượng Thích Nhựt Huệ.

III. Sự nghiệp hoằng pháp:

 

Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Phật học tại Phật học đường Huệ Nghiêm Tp Sài Gòn (nay là Tp Hồ Chí Minh), năm 1969, Hòa thượng trở về Trà Vinh tu học tại chùa Phật Tâm và làm trụ trì cho đến ngày viên tịch.

- 1985 làm trưởng ban hoằng pháp BTS PG tỉnh Cửu Long nay là BTS GHPGVN tỉnh Vĩnh Long, đồng thời làm phó trụ trì chùa Giác Thiên, phường 4, thị xã Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.

- 1992 được TƯ GHPGVN đề cử làm Trưởng ban vận động thành lập BTS GHPGVN tỉnh Trà Vinh.

- 1993 Đại hội Đại biểu GHPGVN tỉnh Trà Vinh lần I, được suy cử làm Phó Trưởng ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Trà Vinh.

- Hòa thượng tiếp tục giữ chức vụ Phó Trưởng ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Trà Vinh Nhiệm kỳ II-III-IV.

- Đại hội Đại biểu GHPGVN tỉnh Trà Vinh Nhiệm kỳ V (2012-2017) giữ chức vụ Phó Ban Thường Trực kiêm Trưởng Ban Tăng Sự GHPGVN tỉnh Trà Vinh.

- 1999 Hiệu trưởng trường TCPH Trà Vinh từ Khóa I cho đến Khóa V.

- 2000 Khởi công trùng tu Tổ đình Lưỡng Xuyên và là Trụ Trì Tổ Đình cho đến hiện nay.

- 2009 Khởi công trùng tu - xây dựng chánh điện Chùa Phật Tâm đến 2011 thì hoàn thành.

- Đại hội Đại biểu GHPGVN tỉnh Trà Vinh Nhiệm kỳ VI (2017-2022), Hòa thượng được suy tôn làm Thành viên Hội đồng Chứng minh GHPGVN.

Hòa thượng Chủ tịch HĐTS thăm HT. Thích Nhựt Huệ vào năm 2015.

IV. Thời gian Viên tịch:

 

Trải qua hơn 50 năm tu học hành đạo, hoằng pháp lợi sinh, truyền thừa chánh pháp và đóng góp vào sự nghiệp của dân tộc, Hoà thượng xứng đáng là bậc thạch trụ tăng già, bậc quang minh lỗi lạc, trí đức song toàn. Ngài xứng đáng là nhà mô phạm mẫu mực, làm tấm gương sáng muôn đời cho thế hệ mai sau noi dấu. Do niên cao lạp trưởng, theo luật vô thường Sanh-Già-Bệnh tật, năm 2014, Hòa thượng lâm bệnh duyên. Mặc dầu được sự tận tâm cứu chữa của Y-Bác sĩ và sự chăm sóc đặc biệt của hàng môn đệ nhưng bệnh tật của Ngài không thuyên giảm mà ngày một tăng thêm. Đến lúc hoá duyên hoàn mãn, Hoà thượng đã an nhiên thu thần thị tịch vào lúc 6 giờ ngày 10 tháng 05 năm Nhâm Dần (2022), Trụ thế 83 năm, Hạ lạp 57 năm.

 

Hoà thượng đã viên mãn đạo nghiệp hoằng hoá độ sinh, phục vụ đạo pháp và dân tộc, trở về thế giới Niết bàn, nhưng công đức và đạo nghiệp của Hoà thượng vẫn còn sống mãi trong tâm tư, ký ức của Tăng Ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam và trang sử muôn màu của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại.

 

Trà Vinh, ngày 11 tháng 05 năm 2022

(ngày 11 tháng 4 năm Nhâm Dần)

Nguồn: phatgiao.org.vn

Download Android Download iOS
Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

Bình Định: Lễ ký kết chương trình phối hợp giữa Hội LHTN thành phố và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Tp. Quy Nhơn

PSO - Sáng ngày 11/11/2024 (nhằm ngày 11/10/Giáp Thìn), tại Hội trường Khối Mặt trận Đoàn thể (Trung tâm hành chính Tp. Quy Nhơn, 30 Nguyễn Huệ) đã diễn ra lễ Ký kết chương trình phối hợp giữa Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố và Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố giai đoạn 2024 - 2026.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online