Hậu Giang: TT.TS Lý Hùng thuyết giảng đề tài “Chính sách đặc thù của Đồng bằng Sông Cửu Long cho đồng bào dân tộc Khmer” tại khoá bồi dưỡng nghiệp vụ trụ trì

PSO - Sáng ngày 17/07/2023 (nhằm ngày 30/05/Quý Mão), Thượng toạ Tiến sĩ Lý Hùng - Uỷ viên Hội đồng Trị sự GHPGVN, Phó Trưởng Ban Trị sự GHPGVN TP.Cần Thơ quang lâm thuyết giảng với đề tài “Chính sách đặc thù của Đồng bằng Sông Cửu Long cho đồng bào dân tộc Khmer” cho quý Tôn đức Tăng Ni học viên khoá Bồi dưỡng nghiệp vụ trụ trì và Hành chánh Giáo hội năm 2023 do Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Hậu Giang tổ chức tại chùa Quan Âm (khu vực 3, phường Thuận An, thị xã Long Mỹ).

Thượng toạ Tiến sĩ Lý Hùn thuyết giảng với đề tài “Chính sách đặc thù của Đồng bằng Sông Cửu Long cho đồng bào dân tộc Khmer”

Trong buổi thuyết giảng, Thượng toạ đã tổng quan về vấn đề Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là địa bàn có nhiều dân tộc sinh sống, đông nhất là các dân tộc: Kinh, Khmer, Hoa, Chăm... Đồng bào dân tộc Khmer sống tập trung đông nhất tại 9 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL gồm: Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Vĩnh Long, Hậu Giang và Cần Thơ.

Giao thoa văn hóa với các dân tộc anh em, song về cơ bản, đồng bào dân tộc Khmer vẫn giữ được nét văn hóa đặc sắc, những cốt cách, tinh hoa của dân tộc mình, thể hiện rõ nét nhất qua các ngôi chùa Khmer và sinh hoạt ở mỗi phum, sóc, gắn liền với Phật giáo Nam tông, qua tiếng nói, chữ viết, các lễ hội truyền thống, các hình thức nghệ thuật như kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc, sân khấu, ca múa. Những nét độc đáo trong bản sắc văn hóa của dân tộc Khmer đã đóng góp không nhỏ vào sự đa dạng, phong phú của nền văn hóa Việt Nam nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng. Do những đặc thù đó, việc xây dựng chính sách văn hóa đối với đồng bào dân tộc Khmer là một vấn đề quan trọng và cấp thiết, có ý nghĩa cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn.

Để thực hiện chính sách văn hóa có hiệu quả, đòi hỏi sự cố gắng rất lớn của hệ thống chính trị các cấp trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Khmer. Cùng với đó, cũng phải thay đổi nhận thức của đồng bào dân tộc Khmer, giúp họ tự giác, chủ động vượt qua khó khăn và có trách nhiệm hơn nữa đối với việc bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

https://phatsuonline.com/hau-giang-toa-dam-cong-tac-quan-ly-tang-ni-tu-vien-va-cong-tac-phap-che-cua-phat-giao-hau-giang/

Tin, ảnh: Thi Giang

Download Android Download iOS
Ninh Bình: Lễ khởi công xây dựng quần thể Tháp Minh Không, Sông Sinh Dược , Cầu Dược Sư tại chùa Bái Đính

Ngày 17/11/2024 tức ngày 17/10/ Giáp Thìn, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình, chùa Bái Đính cùng Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường long trọng tổ chức Lễ khởi công xây dựng quần thể  Tháp Minh Không, Sông Sinh Dược , Cầu Dược Sư tại chùa Bái Đính - xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online