Hoành tráng chương trình văn nghệ tại “Hội trại Tuổi trẻ & Phật giáo” lần thứ 14 với chủ đề Nối vòng tay lớn

Nghe đọc bài:

PSO - Văn nghệ là một trong những chương trình được trại sinh các tỉnh phía Nam đầu tư nghiêm túc ở Hội trại “Tuổi trẻ & Phật giáo” lần thứ 14 năm nay. Vì vậy, việc chọn lựa những tiết mục bước vào đêm chung kết được các bạn trẻ đến tất cả các tỉnh thành phía Nam đầu tư kỹ lưỡng. Tất cả những tiết mục lọt vào đêm chung kết là những màn biểu diễn vô cùng đặc sắc, ấn tượng.

Tiết mục văn nghệ được dàn dựng công phu, chuyên nghiệp

Bắt đầu từ chiều ngày 12/07/2024, tại chùa Quốc Ân Khải Tường,  không khí ở tất cả các trại, có tiết mục được lọt vào vòng chung kết, thật sôi nổi, khi các em cùng nhau chuẩn bị phục trang và tập dợt trước thềm chung kết. Tất cả chỉ còn là thời gian cho thời khắc quan trọng vào buổi tối, đúng 19h30 sẽ diễn ra đêm chung kết. Các trại đều cố gắng có được những tiết mục biểu diễn đẹp nhất để cúng dường lên Đức Phật, dâng tặng quý Thầy, quý Sư cô, cùng các bạn trại sinh một dấu ấn đẹp, trong hành trình 4 ngày tại chùa Quốc Ân Khải Tường.

Đại đức Thích Trí Huệ - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức phát biểu khai mạc trong đêm chung kết văn nghệ
Các trại sinh chuẩn bị tinh thần cổ vũ cho các tiết mục biểu diễn

Đêm 12/7, sân khấu chương trình văn nghệ thật đẹp và lộng lẫy bởi dàn âm thanh, ánh sáng của Công ty Nghĩa Thành, hỗ trợ Ban Tổ chức. Sự đầu tư công phu, chuyên nghiệp, được kiểm duyệt kỹ lưỡng, trước khi chương trình diễn ra. Đêm chung kết mở màn vô cùng hoành tráng, từng tiết mục diễn ra thể hiện tấm lòng, sự trau chuốt cẩn thận, tỉ mỉ của từng đơn vị trại và trại sinh dưới sự dàn dựng và biên tập chỉnh chu của ca sĩ Diệu Đan. 

Tiết mục múa dễ thương Tiếng chày trên sóc Bom Bo trại sinh tỉnh Bình Phước
Màn biểu diễn chuyên nghiệp của các trại sinh đến từ các tỉnh thành đã làm mãn nhãn người xem

Các ca khúc ngợi ca Tam Bảo, tình yêu quê hương đất nước, Đạo pháp, Dân tộc, công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha, công ơn thầy cô, bạn bè, trường lớp, về sự tri ân, báo ân, tình yêu quê hương đất nước lần lượt được các em biểu diễn làm say đắm hàng ngàn trái tim chư Tôn đức và các trại sinh tham dự.

Tiết mục hát múa được dàn dựng công phu, chuyên nghiệp đồng đều nhất - Hoa sen tự tình trại sinh (tỉnh Đồng Tháp) đón nhận được sự ủng hộ của hơn 3000 trại sinh
Tiết mục lá cờ và giai điệu tổ quốc do các trại sinh tỉnh Đồng Nai biểu diễn 

Sau hơn hai giờ biểu diễn, đêm chung kết Văn nghệ Hội trại Tuổi trẻ & Phật giáo 14 - 2024 với chủ đề “Nối vòng tay lớn” chính thức khép lại. Ban Tổ chức đã lựa chọn ra 4 tiết mục để biểu diễn trong đó có 2 tiết mục được biễu diễn trong lễ khai mạc đó là: Hoa sen tự tình (tỉnh Đồng Tháp) và Một vòng Việt Nam (Các tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Trà Vinh). 

Tiết mục Hoa sen tự tình (tỉnh Đồng Tháp) biểu diễn trong lễ khai mạc hội trại
Tiết mục Một vòng Việt Nam biểu diễn trong lễ khai mạc

Và 2 tiết mục biểu diễn trong lễ bế mạc là: Sóc sờ bai Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) và liên khúc Thịnh Vượng Việt Nam (tỉnh Bình Thuận) + Tôi Yêu Việt Nam (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).

Tiết mục Sóc sờ bai Sóc Trăng biểu diễn trong lễ bế mạc
Liên khúc Thịnh Vượng Việt Nam và Tôi Yêu Việt Nam biểu diễn trong lễ bế mạc

 Năm nay, chủ đề chính của đêm văn nghệ là “Nối vòng tay lớn” nhằm mục đích xây dựng một đêm âm nhạc, nghệ thuật mang tính kết nối, thể hiện sâu sắc đặc trưng văn hóa vùng miền, như một bàn tay sen búp kết nối muôn triệu bàn tay, góp phần tô điểm cho ngôi nhà chung Phật Pháp trong thời đại công nghệ 4.0 vẫn luôn vững mạnh qua sự lan tỏa của âm nhạc. Vì vậy, Ban Tổ chức không trao giải nhất, nhì, ba mà tất cả các đơn vị tham dự đều được nhận giải thưởng chi tiết như sau.

1. Tiết mục múa có nội dung xuất sắc nhất (Thịnh vượng Việt Nam (Bình Thuận) - Tôi yêu Việt Nam (Bà Rịa-Vũng Tàu))

2. Tiết mục đơn ca có giọng hát chuyên nghiệp nhất (Xúc cảm non thiêng - Cần Thơ)

3. Tiết mục múa dễ thương nhất (Tiếng chày trên sóc Bom Bo - Bình Phước)

4. Tiết mục đơn ca có giọng hát triển vọng nhất (Lá cờ và giai điệu tổ quốc – Đồng Nai)

5. Tiết mục văn nghệ có tinh thần đoàn kết nhất (Nhớ mãi chuyến đi này -TPHCM)

6. Tiết mục múa có nội dung mang tinh thần phụng sự nhất (Liên khúc hành khúc tuổi trẻ Phật giáo Long An - Long An)

7. Tiết mục mang sức sống tuổi trẻ nhất (Dấu chân tình nguyện – Bến Tre)

8. Tiết mục về cha mẹ hay nhất (Nơi ấy con tìm về - Bình Dương)

9. Tiết mục hát múa dàn dựng công phu, chuyên nghiệp đồng đều nhất (hát hay, múa đẹp) (Hoa sen tự tình – Đồng Tháp) 

10. Tiết mục đơn ca có giọng hát ngọt ngào nhất (Đất phương nam - Cà Mau)

11. Tiết mục đơn ca có giọng hát trong sáng nhất (Bạc Liêu quê tôi – Bạc Liêu)

12. Tiết mục cặp song ca ăn ý nhất (Trà Vinh quê tôi – Trà Vinh)

13. Tiết mục quảng bá di sản dân tộc đặc sắc nhất (Sóc sờ bay Sóc Trăng – Sóc Trăng)

14. Tiết mục dàn dựng múa chuyên nghiệp và có nhiều người thuộc nhất (Một vòng Việt Nam – Tiền Giang, Lâm Đồng, Đồng Nai, Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Trà Vinh)

Sau đây là những hình ảnh ghi nhận:

Ban Báo chí Hội trại

 

 

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Hải Dương: Chùa An Đức và chùa Khánh Linh thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang

Ngày 22/12/2024, tại xã Bản Phùng huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang, chư Tôn đức Ni và Phật tử CLB Liên Hoa chùa An Đức và CLB Từ Tâm chùa Khánh Linh huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương đã thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang, trao gần 300 phần quà đến đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online