Hội đồng Trị sự GHPGVN điều chỉnh chủ đề hội thảo Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025

Nghe đọc bài:

PSO - Ngày 10/10/2024, Hội đồng Trị sự GHPGVN đã ban hành công văn thông báo về việc điều chỉnh từ ngữ trong chủ đề hội thảo tại Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025. Công văn gửi đến Ban Tôn giáo Chính phủ và Ban Tôn giáo TP. Hồ Chí Minh nhằm đảm bảo sự chuẩn xác trong việc sử dụng tiếng Anh và biên dịch sang tiếng Việt.

Theo đó, chủ đề chính của Đại lễ được điều chỉnh thành: "Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì Hòa bình thế giới và Phát triển bền vững" (Unity and Inclusivity for Human Dignity: Buddhist Insights for World Peace and Sustainable Development).

Các chủ đề phụ cũng được xác định rõ, bao gồm:

1. Nuôi dưỡng bình an nội tâm vì Hòa bình thế giới (Cultivating Inner Peace for World Peace).

2. Tha thứ và chữa lành bằng Chánh niệm: Con đường hòa giải (Forgiveness and Mindful Healing: A Path to Reconciliation).

3. Từ bi Phật giáo trong hành động: Trách nhiệm chung vì sự phát triển con người (Buddhist Compassion in Action: Shared Responsibility for Human Development).

4. Chánh niệm trong giáo dục vì tương lai nhân ái và bền vững (Mindfulness in Education for a Compassionate and Sustainable Future).

5. Thúc đẩy đoàn kết: Nỗ lực hợp tác vì hòa hợp toàn cầu (Fostering Unity: Collaborative Efforts for Global Harmony).

Việc điều chỉnh này nhằm thống nhất cách diễn đạt, đảm bảo tính toàn diện và phù hợp với thông điệp mà Đại lễ Vesak 2025 mong muốn truyền tải, góp phần lan tỏa giá trị hòa bình, nhân ái và bền vững theo tinh thần Phật giáo.

PSO

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

TP.HCM: Trước giờ Khai mạc Hội thi Giáo lý Phật tử năm 2024

Chỉ còn ít giờ nữa, Hội thi Giáo lý Phật tử năm 2024 sẽ chính thức khai mạc vào lúc 7 giờ sáng, Chủ Nhật ngày 22/12/2024 tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM. Không khí tại địa điểm tổ chức đang sôi động hơn bao giờ hết khi các khâu chuẩn bị bước vào giai đoạn hoàn tất.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online