HT. Thích Thiện Thống thuyết trình, trả lời những vấn đề liên quan Quy chế Ban Tăng sự T.Ư

Nghe đọc bài:

PSO - Sáng 19-12, tại Việt Nam Quốc Tự, hơn 700 Tăng Ni của Khóa huân tu và bồi dưỡng trụ trì do Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM tổ chức tham dự buổi thuyết trình về Quy chế Ban Tăng sự Trung ương GHPGVN nhiệm kỳ IX (2022-2027).

Hòa thượng Thích Thiện Thống nêu duyên khởi của Quy chế Ban Tăng sự T.Ư và 6 mục tiêu hướng đến của T.Ư GHPGVN

Hòa thượng Thích Thiện Thống  - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng ban kiêm Chánh Thư ký Ban Tăng sự TƯ thuyết trình những quy định của Quy chế Ban Tăng sự TƯ.

 

Theo đó, Hòa thượng đã nêu duyên khởi của Quy chế Ban Tăng sự TƯ nhiệm kỳ IX (2022-2027) đã tiếp thu, kế thừa Nội quy Ban Tăng sự TƯ khóa VIII và có sự điều chỉnh một số vấn đề phát sinh để phù hợp với thực tế hiện nay.

 

Hòa thượng Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng ban kiêm Thư ký Ban Tăng sự TƯ cũng cho biết 6 mục tiêu hướng đến của Quy chế Ban Tăng sự TƯ GHPGVN.

Chư tôn đức trong khóa huân tu tham dự các chuyên đề

Theo đó, mục tiêu của TƯ GHPGVN là đảm bảo Quy chế Ban Tăng sự TƯ vừa giữ được truyền thống vừa phát huy, theo kịp thời đại (cho phép Tăng Ni tiếp cận không gian mạng có sự tiếp thu, chọn lọc theo tinh thần Giới luật Đức Phật dạy); TƯ GHPGVN mong khi vận dụng Quy chế Ban Tăng sự TƯ, các quy tắc cần gìn giữ nhưng cũng phải cụ thể; Ban Trị sự các cấp, các ban chuyên môn có sự quán triệt, có sự nhạy bén, dựa trên nền tảng của Hiến chương GHPGVN, các quy chế và phù hợp với giới luật.

 

Áp dụng Quy chế Ban Tăng sự TƯ, Hội đồng Trị sự, Ban Trị sự các cấp cần kịp thời, đầy đủ thông tin khi làm tham mưu, ý thức được vai trò, trách nhiệm của “đầu tàu” để đôn đốc, kiểm tra, không đùn đẩy trách nhiệm...

 

TƯ GHPGVN cũng mong từ Hội đồng Trị sự, Ban Trị sự tỉnh, cấp huyện xác định được đối tượng quản lý khi có vụ việc xảy ra; xác định được quy tắc quản lý một vụ việc bằng việc phân tích sâu, giải quyết cụ thể và có giải pháp cụ thể.

Các Ni trưởng tham dự chuyên đề về Quy chế Ban Tăng sự T.Ư

Nội dung Quy chế Ban Tăng sự TƯ cũng nâng cao nhận thức từng hành vi trên cơ sở “kỷ cương - trách nhiệm”, đây cũng là mục tiêu Hội đồng Trị sự, Ban Trị sự các cấp, các ban hướng đến khi áp dụng quy chế; Quy chế Ban Tăng sự TƯ cũng khuyến khích tinh thần hợp tác giữa các hệ phái, giữa các thành viên; khuyến khích tinh thần thượng tôn Giới luật của Tăng Ni trong tu học, hành đạo để GHPGVN trang nghiêm và phát triển vững mạnh.

 

Quy chế Ban Tăng sự TƯ quy định rõ về trao quyền và nghĩa vụ của Tăng Ni; quy định hành vi của Tăng Ni được làm và không được làm gì; thủ tục giải quyết, điều kiện phát sinh, thay đổi; xác định được trách nhiệm của Ban Trị sự cấp tỉnh, cấp huyện; trách nhiệm và quyền hạn của Ban Quản trị tự viện.

Thượng tọa Thích Lệ Thọ đặt câu hỏi về quy định thời gian thực hiện lập Ban Quan trị tự viện

Tại buổi thuyết trình, Hòa thượng Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng ban kiêm Chánh Thư ký Ban Tăng sự TƯ dành thời gian để giải đáp các câu hỏi của hành giả, Tăng Ni trụ trì tại TP.HCM về các vấn đề đang được quan tâm như: Về thời gian quy định để thành lập Ban Quản trị do Ban Trị sự cấp tỉnh, cấp huyện quyết định; Vị trụ trì là người làm Trưởng ban Quản trị, đối với những chùa chưa có trụ trì sẽ thực hiện theo quy trình: Bổ nhiệm trụ trì - lập Ban Quản trị - vị trụ trì sẽ làm trưởng ban Quản trị.

 

Về Trưởng các ban chuyên môn (thuộc Ban Trị sự cấp quận, huyện) theo Hiến chương hiện nay đổi thành Ủy viên trưởng; Hiện nay Hội đồng Trị sự, Ban Thường trực Ban Trị sự tỉnh có chức năng ra quyết định bổ nhiệm 1 tự viện (thường do Giáo hội xây dựng), trên thực tế bao giờ cũng có sự trao đổi, để thống nhất chỉ do Ban Trị sự hoặc Hội đồng Trị sự ra một quyết định bổ nhiệm duy nhất; Quy định về hạ lạp để đủ điều kiện trụ trì trong Quy chế Ban Tăng sự TƯ hiện nay phù hợp với Giới luật quy định vị Tỳ-kheo đủ 10 hạ lạp và Tỳ-kheo Ni là 12 hạ lạp.

Hơn 700 Tăng Ni tham dự buổi thuyết trình về Quy chế Ban Tăng sự T.Ư

Các vấn đề về Tỳ-kheo thế phát cho Phật tử nữ, vấn đề cầu y chỉ, Tăng Ni ở thất, vị Ni nhận con nuôi… được Hòa thượng giải đáp dựa trên cơ sở Quy chế Ban Tăng sự, Hiến chương GHPGVN, Giới luật quy định và pháp luật hiện hành.

Ngày mai, 20-12, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Tăng sự TƯ sẽ thăm, sách tấn hành giả khóa huân tu và Tăng Ni trụ trì GHPGVN TP.HCM.

H.Diệu - Quảng Đạo

  • giacngo.vn

Download Android Download iOS
Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online