HT.TS.Thích Đức Tuấn và TT.TS.Thích Thanh Đoàn tham luận tại Hội thảo Quốc tế về giảng dạy tiếng Việt cho giới trẻ Việt Nam ở nước ngoài

Nghe đọc bài:

PSO - Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc. Việc dạy và học tiếng Việt cho thế hệ trẻ kiều bào không chỉ góp phần bảo tồn ngôn ngữ mẹ đẻ mà còn là cầu nối gắn kết cộng đồng, tăng cường bản sắc và sức mạnh văn hóa dân tộc trên trường quốc tế.

Từ ngày 31/5 đến 1/6/2025, HT.TS.Thích Đức Tuấn – Phó Trưởng ban Phật giáo Quốc tế TƯ GHPGVN, và TT.TS Thích Thanh Đoàn – Ủy viên Ban Hoằng pháp TƯ GHPGVN, đại diện Ban Quốc tế Trung tâm Phật Học Ứng dụng, đã tham gia Hội thảo Quốc tế với chủ đề: “Tầm quan trọng của việc giảng dạy, gìn giữ ngôn ngữ và văn hóa Việt cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài”. Sự kiện được tổ chức tại Tổng Lãnh sự quán Việt Nam ở Fukuoka, Nhật Bản, phối hợp cùng Hội người Việt Nam tại Fukuoka (AVF).

Hội thảo thu hút sự tham gia của gần 50 đại biểu trực tiếp, hơn 100 học giả và lãnh đạo từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, cùng gần 800 người theo dõi qua nền tảng trực tuyến. Đặc biệt, có sự hiện diện của các đại diện khoa Ngôn ngữ học và Phương Đông học đến từ gần 20 trường đại học tại Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Tham luận của HT.TS Thích Đức Tuấn và TT.TS Thích Thanh Đoàn tập trung vào bốn nội dung chính: Khẳng định tầm quan trọng của tiếng Việt đối với việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt trong cộng đồng Phật tử và giới trẻ Việt kiều. Chỉ ra những thách thức lớn trong việc dạy tiếng Việt cho con em Việt kiều, trong đó có ảnh hưởng môi trường sống tại nước ngoài, thiếu giáo trình và giáo viên chuyên môn. Ghi nhận thực tiễn tại Nhật Bản và Hoa Kỳ, nơi đã có ba thế hệ người Việt sinh sống nhưng đa số thế hệ trẻ ít hoặc không sử dụng tiếng Việt, gây đứt gãy truyền thông gia đình và khó khăn trong sinh hoạt văn hóa – tâm linh truyền thống. Đề xuất giải pháp để phát huy vai trò Phật giáo trong bảo tồn ngôn ngữ dân tộc, như mở lớp học tiếng Việt tại chùa và trung tâm cộng đồng, biên soạn giáo trình phù hợp, tăng cường vai trò gia đình trong việc sử dụng tiếng Việt, và thúc đẩy sự phối hợp giữa Nhà nước và cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài.

Tham luận nhấn mạnh rằng việc giữ gìn và phát triển tiếng Việt là nhiệm vụ cấp thiết, không chỉ với Phật giáo mà với toàn cộng đồng người Việt toàn cầu. Một số kiến nghị cụ thể được đưa ra gồm:

  • Tăng cường mở lớp dạy tiếng Việt tại các chùa, trung tâm cộng đồng, kết hợp giảng dạy văn hóa và đạo đức truyền thống.

  • Xây dựng giáo trình giảng dạy phù hợp với từng độ tuổi, đặc biệt cho trẻ em sinh ra tại nước ngoài.

  • Khuyến khích phụ huynh sử dụng tiếng Việt trong gia đình, qua trò chuyện, đọc sách, nghe nhạc và xem phim tiếng Việt.

  • Đẩy mạnh hợp tác giữa Nhà nước và cộng đồng Việt ở nước ngoài, thông qua việc cử giáo viên, cấp học bổng, tổ chức trại hè về nguồn và các chương trình giao lưu văn hóa.

Việc bảo tồn và phát triển tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài chính là góp phần xây dựng một cộng đồng Việt kiều vững mạnh, mang bản sắc văn hóa riêng, có tri thức, có tâm linh, hướng về cội nguồn. Khả năng song ngữ sẽ giúp thế hệ trẻ hội nhập quốc tế hiệu quả, đồng thời đóng vai trò cầu nối văn hóa, giáo dục, kinh tế và ngoại giao giữa Việt Nam và thế giới.

Thông qua Hội thảo, Phật giáo Việt Nam khẳng định tiếp tục đồng hành cùng dân tộc và cộng đồng kiều bào trong công cuộc giữ gìn ngôn ngữ – văn hóa, phát triển hòa bình, bền vững và an lạc.

TN Viên Giác

Download Android Download iOS
[Video] Kiện toàn và trao Quyết định nhân sự Ban Trị sự Phật giáo TP.Cần Thơ sau sáp nhập

Sáng 11/7, tại Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam – Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN TP.Cần Thơ, Trung ương Giáo hội đã công bố và trao Quyết định nhân sự Ban Trị sự GHPGVN TP.Cần Thơ sau sáp nhập, đánh dấu một dấu mốc quan trọng trong tiến trình kiện toàn bộ máy tổ chức Giáo hội địa phương, hướng đến sự phát triển bền vững và hiệu quả trong giai đoạn hiện

Tổ sư Phi Lai - Một đại sĩ hóa thân

PSO - Tổ sư Như Hiển Chí Thiền là một bậc Đại sĩ hóa thân. Ngài đã hiện thân để thực hành trọn vẹn lục độ Ba-la-mật, kiên trì thực hành Bồ-tát đạo, thể hiện chí nguyện thực hành giải thoát của Đại sĩ.

Từ bi - Cội nguồn đạo đức trong thời đại biến động

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khủng hoảng đạo đức và bất ổn xã hội ngày càng gia tăng, câu hỏi "sống đạo đức là sống thế nào?" trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong bài viết “Sức mạnh của lòng từ bi: Đạo đức ứng dụng trong thế giới đầy biến động”, học giả Baishali Sarkar – Nghiên cứu sinh Phật học tại Đại học Delhi đã khơi gợi một hướng tiếp cận

An Giang: Tiếp nối chương trình tu học trong ngày đầu tiên tại khóa tu mùa hè “Hương lam giữa hạ”

PSO – Chiều ngày 11/7/2025, tịnh xá Ngọc Sơn II (phường Vĩnh Thông, tỉnh An Giang) khóa tu mùa hè với chủ đề “Hương lam giữa hạ” diễn ra từ ngày 11 - 13/7/2025, với sự tham gia của hơn 60 khóa sinh, đã chính thức khai mạc trong không khí trang nghiêm và tràn đầy năng lượng tuổi trẻ.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online