ICDV và GHPGVN thống nhất đề án Đại lễ Vesak Liên hiệp quốc 2025 tại Việt Nam

Nghe đọc bài:

Ngày 27/9, Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak LHQ (ICDV) và lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) lần đầu tiên tổ chức phiên họp để thống nhất đề án tổng thể Đại lễ Vesak LHQ 2025 do Việt Nam đăng cai tổ chức tại TP.HCM.

Phiên họp diễn ra tại Học viện Phật giáo Việt Nam, TP.HCM, với sự tham dự của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN và lãnh đạo Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak LHQ đến từ 9 quốc gia gồm: Thái Lan, Sri Lanka, Hoa Kỳ, Đức, Anh Quốc, Na Uy, Hàn Quốc, Việt Nam và Trung Quốc (online). Đồng tham dự có lãnh đạo Bộ Nội vụ và đại diện các Bộ, Ban ngành Trung ương và Chính quyền các cấp TP.HCM.

Chủ trì phiên họp, Trưởng lão HT.Thích Thiện Nhơn – Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, phát biểu khai mạc, có lời chào nồng nhiệt HT.Phra Brahmapundit – Chủ tịch ICDV và các thành viên Thường trực ICDV có mặt tại Việt Nam dự phiên họp đặc biệt quan trọng này. 

Trưởng lão Hòa thượng nhắc lại sự kiện lịch sử ngày Đại hội đồng Liên Hợp Quốc chính thức ban hành Nghị quyết về Đại lễ Vesak vào ngày 15/12/1999, tính đến nay đã tổ chức thành công 24 lần Vesak LHQ tại New York, trong khi đó, cộng đồng Phật giáo thế giới đã tổ chức thành công 19 lần Đại lễ Vesak LHQ, trong đó 15 lần tổ chức tại Thái Lan, 1 lần ở Srilanka, và 3 lần tại Việt Nam.

Vị lãnh đạo GHPGVN sơ lược về các lần GHPGVN đăng cai tổ chức thành công Đại lễ Vesak LHQ. Năm 2008 tại Trung tâm Phiên họp Quốc gia Mỹ Đình, Thủ đô Hà Nội với sự tham dự của 87 quốc gia và hàng ngàn lãnh đạo Phật giáo toàn cầu, đó là sự kiện Phật giáo quốc tế lớn nhất trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Năm 2014 lần thứ hai điễn ra tại chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình, với sự tham dự của 105 quốc gia. Năm 2019 lần thứ 3  diễn ra tại chùa Tam Chúc, tỉnh Hà Nam, với sự tham dự của 112 quốc gia. 

Nói về ý nghĩa của Đại lễ, Trưởng lão Hòa thượng cho biết, Đại lễ Vesak 2025 trùng với Đại lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để Chính phủ và nhân dân Việt Nam nhìn lại chặng đường lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, mà còn thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với những hy sinh của các thế hệ đi trước để Việt Nam có được độc lập, tự do, hạnh phúc. “Đây cũng là thời khắc quan trọng để khẳng định sự đoàn kết các dân tộc với Phật giáo và những thành tựu to lớn mà Việt Nam đã đạt được trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Sự kiện này mang ý nghĩa to lớn, góp phần củng cố niềm tự hào và khát vọng phát triển Việt Nam một cách thịnh vượng và bền vững.”, ngài nhấn mạnh.

Ngài nhận định Đại lễ Vesak LHQ 2025 sẽ là cơ hội quý cho cộng đồng Phật giáo thế giới hiểu biết lẫn nhau và chia sẻ lợi ích từ các giá trị, truyền thống Phật giáo phong phú, cũng như lý tưởng tâm linh trong đạo Phật. Con đường minh triết có giá trị thực tiễn được Đức Phật khai sáng có khả năng giúp thế giới này trở thành nơi hòa hợp, hòa bình, theo đó, các gia đình hạnh phúc, các xã hội bền vững, an toàn và đáng sống hơn.” 

Theo Trưởng lão Hòa thượng Chủ tịch HĐTS, Đại lễ Vesak LHQ 2025, GHPGVN có cơ hội thỉnh mời nguyên thủ Việt Nam và nguyên thủ một số quốc gia, chư tôn đức lãnh đạo các Giáo hội, hệ phái truyền thống Phật giáo từ khắp 5 châu trở về Việt Nam để cùng nhau tham gia vào chuỗi các sự kiện gồm Hội thảo Phật giáo Quốc tế, triển lãm văn hóa nghệ thuật Phật giáo, biểu diễn văn nghệ Phật giáo, lễ hoa đăng cầu nguyện hòa bình thế giới, diễu hành xe hoa mừng Vesak. Ngài tin rằng, các sự kiện này có khả năng tăng cường sự hợp tác và cùng chia sẻ các trách nhiệm giữa các trường phái Phật giáo và xây dựng nhịp cầu hợp tác giữa các quốc gia, nhằm góp phần mang lại hạnh phúc và an vui.

Trong Phiên họp lần thứ nhất của IDCV và GHPGVN, Trưởng lão Hòa thượng rất kỳ vọng nhận được các ý kiến đóng góp, chia sẻ kinh nghiệm của chư tôn đức và quý vị đại biểu nhằm đạt được sự thống nhất về chương trình tổng thể để Đại lễ Vesak LHQ 2025 được diễn ra thành công tốt đẹp tại TP.HCM.

Thay mặt ICDV phát biểu, Hòa thượng GS.TS Phra Brahmapundit đánh giá rất cao công tác tổ chức của Việt Nam qua 3 lần đăng cai Đại lễ Vesak LHQ, đồng  thời hy vọng chủ đề của Đại lễ Vesak LHQ 2025 sẽ tiếp nối các chủ đề mà các kỳ Đại lễ trước đó đã đề ra và bám sát 17 mục tiêu về phát triển bền vững được Liên Hiệp Quốc đề ra.

Đại diện Chính phủ Việt Nam phát biểu, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng cho biết Chính phủ vinh hạnh khi được đồng hành cùng GHPGVN đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak LHQ 2025. Đây là sự kiện văn hóa, tôn giáo quan trọng, góp phần khẳng định vai trò, nâng cao năng lực tổ chức các sự kiện quốc tế của Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho GHPGVN đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak  LHQ 2025, đồng thời chỉ đạo các Bộ, Ban ngành Trung ương và chính quyền TP.HCM phối hợp và hỗ trợ hết mình cho GHPGVN trong sự kiện quan trọng này, cũng như sẽ sớm có công văn gửi IDCV. Thứ trưởng đề nghị IDCV hướng dẫn GHPGVN hoàn thành các thủ tục đăng cai tổ chức, Ban tổ chức Đại lễ Vesak LHQ 2025 cần sớm thống nhất đề án tổng thể của Đại lễ để trình Thủ tướng Chính phủ. 

Trong phiên họp, các đại biểu đã tập trung thảo luận và đóng góp ý kiến về chủ đề chính Đại lễ và các chủ đề Hội thảo, cùng nhiều nội dung quan trọng khác về chương trình chính thức. Trong một ngày làm việc khẩn chương, IDCV và GHPGVN đã hoàn thiện được chương trình chi tết Đại lễ Vesak LHQ 2025. Thay mặt chủ tọa, Trưởng lão HT.Thích Thiện Nhơn lấy biểu quyết thông qua đề an tổng thể.

Đại lễ Vesak LHQ 2025 diễn ra từ ngày 06-08/5/2025, địa điểm là Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM. Chủ đề chính của Đại lễ là “Hòa hợp và Bao hàm vì Nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì Hòa bình thế giới và phát triển bền vững” (Harmony and Inclusivity for Human Dignity: Buddhist Insights for World Peace and Sustainable Development.

Trong đó 5 chủ đề phụ cho hội thảo quốc tế bao gồm: Nuôi dưỡng hòa bình nội tâm vì hòa bình thế giới (Cultivating Inner Peace for World Peace); Tha thứ và chữa lành bằng chánh niệm: Con đường giải hòa giải (Forgiveness and Mindful Healing: A Path to Reconciliation); Từ bi Phật giáo bằng hành động: Hợp tác và trách nhiệm chung vì sự phát triển con người (Buddhist Compassion in Action: Shared Responsibility for Human  Development); Chánh niệm trong giáo dục vì tương lai từ bi và bền vững (Mindfulness in Education for a Compassionate and Sustainable Future); Thúc đẩy đoàn kết: Nỗ lực hợp tác vì hòa hợp toàn cầu (Fostering Unity: Collaborative Efforts for Global Harmony). 

Đại lễ Vesak 2025 dự kiến sẽ có sự tham dự của 2000 đại biểu chính thức gồm: 1.000 đại biểu khách mời quốc tế đến từ 80 quốc gia, vùng lãnh thổ là một số nguyên thủ các quốc gia, lãnh đạo các cơ quan của Liên hợp quốc; lãnh đạo các giáo hội, hệ phái Phật giáo, học giả, và các nhà nghiên cứu; đại biểu khách mời trong nước là 1.000 đại biểu Tăng Ni GHPGVN Việt Nam; Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQVN; Các Ban,  Bộ ngành Trung ương và Thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương tỉnh, thành phố; cùng với hàng ngàn Phật tử và người dân Việt Nam sẽ tham dự các sự kiện của Đại lễ. 

Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại Việt Nam sẽ là một sự kiện đối ngoại quan trọng, góp phần nâng cao vai trò của Phật giáo Việt Nam trong hội nhập quốc tế, đồng thờ khẳng định vị thế và trách nhiệm của Việt Nam đối với Liên Hợp Quốc. Đại lễ cũng là cơ hội quảng bá hình ảnh đất nước, con người, và văn hóa Việt Nam ra thế giới. 

Việc Việt Nam tiếp tục được chọn đăng cai Đại lễ Vesak LHQ cho thấy sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với vai trò của Phật giáo Việt Nam trong việc xây dựng hòa bình, thúc đẩy phát triển bền vững và góp phần nâng cao giá trị nhân văn toàn cầu.

Đăng Huy

Nguồn: chutichghpgvn.vn

Download Android Download iOS
Tiểu sử Hoà thượng Thích Chơn Minh (1956 - 2024)

Hòa thượng Thích Chơn Minh, thế danh Trần Bạch Mai, sinh năm Bính Thân 1956 tại quận Sa Đéc, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc phường 2, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) nối dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 40 pháp huý Hồng Hoa, pháp tự Huệ Quang.

Nhóm Phật tử trẻ từ TP.HCM mang yêu thương đến đồng bào vùng lũ phía Bắc

Trong những ngày vừa qua, thiên tai đã khiến nhiều khu vực miền Bắc, đặc biệt là tỉnh Lào Cai, phải chịu những mất mát và khó khăn lớn. Trước tình hình đó, nhóm Phật tử trẻ thiện nguyện “Hoa từ bi” đến từ TP.HCM đã thực hiện một hành trình đầy ý nghĩa, mang theo những phần quà cùng tình yêu thương, chia sẻ khó khăn với bà con vùng lũ.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online