Indonesia: Hội thảo Phật giáo Quốc tế (IBCI) ký kết công bố về Di tích Phật giáo Borobudur

PSO – Sau 3 ngày hội thảo được diễn ra từ ngày 18/11 đến ngày 20/11/2022 với nhiều nội dung và hoạt động phong phú, chiều ngày 19/11, Hội thảo Phật giáo Quốc tế (IBCI) về di tích Phật giáo Borobudur với chủ đề: “Borobudur là địa điểm Di sản, Hành hương và Du lịch cho Phật tử trên toàn Thế giới” năm 2022 đã chính thức thống nhất và ký kết bản ghi nhớ về di tích Phật giáo Borobudur.

Thượng tọa Giáo sư Tiến sĩ Naw Kham La - Chủ tịch/ Người sáng lập IBP; Giáo sư Tiến sĩ Lye Ket Yong - Phó Giám đốc Đối ngoại IBP; Hòa thượng Tiến sĩ Ditthi Sampano - Chủ tịch APTABI và Thượng tọa Tiến sĩ Kabri - Hiệu trưởng trường Cao đẳng Phật giáo Smaratungga.

Bản ghi nhớ đã được được đọc và ký kết trước sự chứng minh, tham dự của 10 quốc gia tại lễ bế mạc Hội thảo Phật giáo Quốc tế (IBCI) 2022. Di tích Phật giáo Borobudur là một kỳ quan Phật giáo tinh xảo và lớn nhất thế giới, xây dựng vào thế kỷ thứ VIII và đã được UNESCO xếp vào di sản thế giới năm 1991.

Nhìn từ xa, Di tích Phật giáo Borobudur giống như một ngọn đồi hay một kim tự tháp với nhiều tượng Phật và bảo tháp. Công trình hoàn toàn được xây dựng và tạc bằng đá núi lửa màu xám khai thác trên đảo Java. Borobudur trong tiếng Indonesia có nghĩa là “Tháp Phật trên đồi cao". Toàn bộ tháp được xếp thành bởi gần 300 nghìn viên đá, trên một mặt bằng hình vuông rộng 2.500 m².

Thay mặt Ban tổ chức, Hòa thượng TS. Ditthi Sampano – Chủ tịch Hiệp hội trường Cao đẳng Phật giáo Indonesia đã gửi lời cảm ơn tổ chức IBCI đã hỗ trợ và giúp đỡ để đại biểu các nước tham dự Hội thảo cùng thống nhất được tuyên bố chung về di tích Borobudur trở thành trung tâm hành hương của Phật tử trên toàn thế giới, là nơi các du khách, Phật tử có thể thực hiện các nghi lễ tôn giáo lớn nhất thế giới đúng nghĩa Borobudur.

Hòa thượng TS. Ditti Sampanno cũng cho biết sau hội thảo này sẽ trình kế hoạch lên Bộ Tôn giáo và Truyền thông Indonesia. Ngài cũng mong rằng tuyên bố này sẽ được triển khai sớm và đưa di tích Borobudur sớm trở thành một điểm du lịch tâm linh bởi đến Borobudur là thấy nền văn minh tầm cao của Indonesia trong quá khứ.

Không dừng lại ở đó, nội dung của tuyên bố cũng đưa ra đề nghị với Chính phủ Indonesia hỗ trợ để ưu tiên đưa di tích Phật giáo Borobudur trở thành một điểm du lịch tâm linh. Bởi Di tích Phật giáo Borobudur là một Kỳ quan Phật giáo tinh xảo lớn nhất thế giới và việc được Chính phủ hỗ trợ sẽ giúp nhiều du khách đến tham quan.

Hãy quảng bá về di tích Phật giáo Borobudur để người dân và Phật tử triên toàn thế giới biết đến để tham quan và chiêm bái. Hiện nay, việc đi lại đến Borobudur du khách có thể đi lại tự do. Nhưng nếu chúng ta có lộ trình, kế hoạch để hướng dẫn chi tiết thì lượng khách sẽ đến với Borobudur đông hơn. Điều này thực sự khó khăn vì vậy tất cả chúng ta phải cùng nhau nỗ lực và cố gắng để mới có thể thúc đẩy du lịch tâm linh lại Di tích Phật giáo Borobudur này"  Hòa thượng nhấn mạnh.

Tại lễ bế mạc IBCI 2022, Hiệp hội các trường Cao đẳng Phật giáo Indonesia; Viện Tâm lý Phật giáo (IBP) Myanmar và Trường Cao đẳng Nghiên cứu Phật giáo Smaratungga cùng đại diện IBP là Giáo sư Tiến sĩ Naw Kham La - Chủ tịch/ Người sáng lập IBP; Tiến sĩ Lye Ket Yong - Giám đốc đối ngoại IBP;  HT. TS. Ditthi Sampano - Chủ tịch APTABI và Tiến sĩ Kabri - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Phật giáo Smaratungga đã ký vào biên bản ghi nhớ (MoU) về di tích Phật giáo Borobudur trở thành trung tâm hành hương của Phật tử trên toàn thế giới.

Hồ Thuỷ - Thái Hà (Đưa tin từ Indonesia)

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Hải Dương: Chùa An Đức và chùa Khánh Linh thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang

Ngày 22/12/2024, tại xã Bản Phùng huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang, chư Tôn đức Ni và Phật tử CLB Liên Hoa chùa An Đức và CLB Từ Tâm chùa Khánh Linh huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương đã thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang, trao gần 300 phần quà đến đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online