Kế hoạch tổ chức hội thảo khoa học trong nước “Hoà thượng Danh Nhưỡng: Cuộc đời - Đạo nghiệp - Những đóng góp cho Đạo pháp và Dân tộc”

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HỘI THẢO KHOA HỌC TRONG NƯỚC

“Hoà thượng Danh Nhưỡng: Cuộc đời - Đạo nghiệp - những đóng góp cho Đạo pháp và Dân tộc”

  1. Lý do tổ chức
Hòa thượng Agga Maha Saddhamma Jotika Dhaja Ñānadhammo, thế danh là Danh Nhưỡng (07/06/1929 – 26/08/2017) là vị giáo phẩm cấp cao của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ngài uyên thâm Phật học và thế học, đã dành cả cuộc đời cống hiến cho Đạo pháp và Dân tộc, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, xây dựng, bảo vệ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phụng sự nhân dân và Tổ quốc. Lúc sinh thời, Hòa thượng hết lòng quan tâm chăm lo đến đời sống đồng bào Khmer Nam Bộ, giáo dưỡng và dìu dắt đồng bào Phật tử bền vững đạo tâm, trang nghiêm Giáo hội. Trưởng lão Hoà thượng Danh Nhưỡng từng đảm nhận các chức vị: Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện trưởng Học viện Phật giáo Nam tông Khmer, Đại biểu Quốc hội khóa XI, XI, Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ngài là tấm gương sáng hạnh nguyện phục vụ đất nước, đạo pháp và dân tộc. Trong kháng chiến, Hòa thượng đã tích cực tham gia ủng hộ cách mạng, góp phần vào thắng lợi chung của công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Trong công cuộc thống nhất Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hoà thượng đã kiên định phương châm hoạt động: Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội. Với cương vị là Phó Pháp chủ, kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, Hoà thượng đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp hoằng dương Phật pháp của Giáo hội. Ghi nhận những đóng góp của Hòa thượng Danh Nhưỡng đối với sự nghiệp giáo dục, hoằng pháp và xây dựng Giáo hội Phật giáo Việt Nam, năm 2011, Chính phủ nước Cộng hòa Myanmar và Hội đồng Tăng già Myanmar đã phong tước hiệu Agga Maha Saddhamma Jotika Dhaja “Tối thượng chiếu quang chính pháp sư” đến Hòa thượng Danh Nhưỡng. Vinh danh cho những cống hiến to lớn của Hòa thượng Danh Nhưỡng đối với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, Đảng, Nhà nước và Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất, Nhì; Huân chương Kháng chiến hạng Ba; Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc”; Huy chương “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tặng nhiều Bằng Tuyên dương công đức của Trung ương Giáo hội và nhiều phần thưởng cao quý khác đến Hòa thượng Danh Nhưỡng. Nhân dịp kỷ niệm 5 năm ngày viên tịch của Hòa thượng Danh Nhưỡng, một trong những cao Tăng cống hiến trọn đời cho sự nghiệp hoằng pháp lợi sinh, Phân viện Nghiên cứu Phật giáo Nam tông Khmer, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp cùng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học “Hoà thượng Danh Nhưỡng: Cuộc đời - Đạo nghiệp - những đóng góp cho Đạo pháp và Dân tộc”, để tri ân và ghi nhận công đức to lớn của ông trong công cuộc chấn hưng, thống nhất và hoà hợp Phật giáo, góp phần xây dựng và bảo vệ khối đại đoàn kết dân tộc, phụng sự đất nước.
  1. Mục đích, ý nghĩa
- Nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Hòa thượng Danh Nhưỡng, những cống hiến nổi bật nhất của ngài đối với Phật giáo Nam Tông Khmer nói riêng và sự nghiệp hoằng dương Phật pháp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung. - Đánh giá tầm ảnh hưởng và vai trò của Hòa thượng Danh Nhưỡng trong hành trình phụng sự dân tộc, thống nhất đất nước, cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ khối đại đoàn kết dân tộc. - Hội thảo cũng là dịp để chư tôn đức, Tăng ni, Phật tử, các nhà quản lý, các chuyên gia Phật giáo, các nhà khoa học gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ chuyên môn nghiên cứu về Phật giáo Nam tông Khmer và tôn vinh các giá trị di sản tinh thần mà Hòa thượng Danh Nhưỡng đã để lại cho hậu thế.
  1. Thời gian, địa điểm tổ chức
- Thời gian: cả ngày thứ Bảy, 26/08/2022 (dự kiến) - Địa điểm: tại chùa Candaraṅsī, 164/235 Trần Quốc Thảo, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
  1. Tên hội thảo
    • Tên tiếng Anh: Most Venerable Danh Nhưỡng: Monastic Life – Dhamar Practice – His valuable contributions to the Dhamar and Nation.
    • Tên tiếng Việt: Hoà thượng Danh Nhưỡng: Cuộc đời - Đạo nghiệp - những đóng góp cho Đạo pháp và Dân tộc
  2. Thuộc chuyên ngành: Phật học, Nhân học, Văn hóa học, Lịch sử
  1. Nội dung chính của hội thảo:
Chủ đề 1: Cuộc đời và Đạo nghiệp của Hoà thượng Danh Nhưỡng
  • Tiểu sử, hành trình tu tập của Hòa thượng Danh Nhưỡng;
  • Bối cảnh Phật giáo Nam Tông Khmer ở khu vực Tây Nam Bộ trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XX và quá trình xiển dương Phật pháp của Hòa thượng Danh Nhưỡng trong giai đoạn 1962-1975;
  • Hòa thượng Danh Nhưỡng và sự phát triển của Phật giáo Nam Tông Khmer trong những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI.
Chủ đề 2: những đóng góp Hoà thượng Danh Nhưỡng cho Đạo pháp và Dân tộc
  • Hòa thượng Danh Nhưỡng với các hoạt động cách mạng tại khu vực Tây Nam Bộ trong giai đoạn 1962-1975 và những đóng góp của ngài trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước;
  • Vai trò của Hòa thượng Danh Nhưỡng trong sự nghiệp giáo dục, hoằng pháp và xây dựng Giáo hội Phật giáo Việt Nam;
  • Những ảnh hưởng của Hòa thượng Danh Nhưỡng trong di sản văn hóa tinh thần của người Khmer Nam Bộ;
  • Hòa thượng Danh Nhưỡng đối với công cuộc thống nhất Giáo hội Phật giáo Việt Nam và sự nghiệp hoằng dương Phật pháp của Giáo hội từ sau năm 1975;
  • Những đóng góp nổi bật của Hòa thượng Danh Nhưỡng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, đoàn kết tôn giáo và sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc
  1. Đơn vị tổ chức và thành phần tham dự
    • Đơn vị tổ chức: Phân viện Nghiên cứu Phật giáo Nam tông Khmer
    • Đơn vị phối hợp tổ chức: Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM
    • Thành phần tham dự: khoảng hơn 200 đại biểu gồm
- Lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Ban Giám hiệu Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQG-HCM - Lãnh đạo Văn phòng 2, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam - Ban Tôn giáo Chính phủ, UBMTTQ, Ban Dân vận Trung ương TPHCM; - Chư tôn đức lãnh đạo Giáo hội các cấp, các ban viện Trung ương, Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh thành; - Chư tôn đức lãnh đạo Hội đồng Điều hành và các giảng viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM và Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại Cần Thơ; - Lãnh đạo, các thành viên, nhà nghiên cứu thuộc Phân viện Nghiên cứu Phật giáo Nam tông Khmer - Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng, Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQG-HCM - Các học giả và Tăng, Ni sinh, Phật tử - Giảng viên các trường đại học, các chuyên gia, nhà nghiên cứu trong nước  
  • Thành phần ban tổ chức
STT Họ và tên Đơn vị/Chức vụ Vai trò
Ban Chỉ đạo
1 HT. TS. Thích Thiện Nhơn Chủ tịch, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Trưởng ban
2 H.T.TS. Thích Giác Toàn Phó Chủ tịch HĐTS, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam Đồng Trưởng ban
3 PGS.TS. Ngô Thị Phương Lan Hiệu trưởng ĐH KHXH&NV Đồng Trưởng ban
Ban Tổ chức
1 HT. TS. Danh Lung Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, kiêm Viện trưởng, Phân viện Nghiên cứu Phật giáo Nam tông Khmer Trưởng ban
2 TS. Lê Hoàng Dũng Phó hiệu trưởng ĐH KHXH&NV Đồng trưởng ban
3 HT. Danh Đổng Ủy viên Thường trực HĐTS, Phó ban Văn hóa Trung ương GHPGVN Phó trưởng Ban thường trực
4 TT. Danh Phản Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật giáo Nam tông Khmer Phó trưởng ban
5 TS. Trần Anh Tiến Trưởng Phòng ĐN&QLKH ĐH KHXH&NV Phó trưởng ban
6 TS. Nguyễn Khắc Cảnh Phân viện Nghiên cứu Phật giáo Nam tông Khmer Phó trưởng ban
7 PGS.TS. Huỳnh Ngọc Thu Trưởng khoa Nhân học, ĐHKHXH&NV Phó trưởng ban
8 TS. Phan Anh Tú TT VHH LLUD ĐH KHXH&NV Phó trưởng ban
9 ĐĐ. ThS. Châu Hoài Thái Phó Viện trưởng Phân viện Nghiên cứu Phật giáo Nam tông Khmer Phó trưởng ban
10 TT.ThS. Thạch Nê Phân viện Nghiên cứu Phật giáo Nam tông Khmer Phó trưởng ban
11 ThS. Mai Thị Kim Khánh Phó Trưởng Phòng ĐN&QLKH ĐH KHXH&NV Thành viên
12 ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Như Phòng ĐN&QLKH ĐH KHXH&NV Thành viên
13 ThS. Lư Ngọc Điệp Phòng ĐN&QLKH ĐH KHXH&NV Thành viên
14 ThS. Trương Thị Lam Hà TT VHH LLUD ĐH KHXH&NV Thành viên
15 Cư sĩ Nguyễn Thanh Tịnh Phân viện Nghiên cứu Phật giáo Nam tông Khmer Thành viên
16 Cư sĩ Thái Oanh Phân viện Nghiên cứu Phật giáo Nam tông Khmer Thành viên
Ban Nội dung
1 HT. Danh Lung Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, kiêm  Viện trưởng, Phân viện Nghiên cứu Phật giáo Nam tông Khmer Trưởng ban
2 TS. Trần Anh Tiến Trưởng Phòng ĐN&QLKH ĐH KHXH&NV Đồng trưởng ban
3 ĐĐ.ThS. Châu Hoài Thái Phân viện Nghiên cứu Phật giáo Nam tông Khmer Phó trưởng ban thường trực
4 PGS.TS.Huỳnh Ngọc Thu Trưởng khoa Nhân học, ĐHKHXH&NV Phó trưởng ban
5 TS. Nguyễn Khắc Cảnh Phân viện Nghiên cứu Phật giáo Nam tông Khmer Phó trưởng ban
6 TS. Phan Anh Tú Giám đốc, TT VHH LLUD, ĐH KHXH&NV Phó Trưởng ban
7 TS. Nguyễn Thanh Tùng TT VHH LLUD ĐH KHXH&NV Thành viên
8 ThS. Trương Thị Lam Hà TT VHH LLUD ĐH KHXH&NV Thành viên
9 ThS. Mai Kim Khánh Phòng ĐN&QLKH ĐH KHXH&NV Thành viên
10 ThS. Lư Thị Điệp Phòng ĐN&QLKH ĐH KHXH&NV Thành viên
Ban Thư ký – Hậu cần
1 ĐĐ. ThS. Châu Hoài Thái Phân viện Nghiên cứu Phật giáo Nam tông Khmer Trưởng ban
2 ThS. Trương Thị Lam Hà TT VHH LLUD ĐH KHXH&NV Phó Trưởng ban
3 TS. Nguyễn Thanh Tùng TT VHH LLUD ĐH KHXH&NV Thành viên
4 ThS. Nguyễn Thị Tú Anh TT VHH LLUD ĐH KHXH&NV Thành viên
5 ThS. Lư Ngọc Điệp P.ĐN&QLKH ĐH KHXH&NV Thành viên
6 CN. Phạm Thị Huyền Hảo P.KH-TC ĐH KHXH&NV Thành viên
7 ĐĐ. ThS. Danh Hữu Lợi Phân viện Nghiên cứu Phật giáo Nam tông Khmer Thành viên
8 Cư sĩ Huỳnh Thị Phê Phân viện Nghiên cứu Phật giáo Nam tông Khmer Thành viên
8 Bác sĩ Dương Thị Rum Phân viện Nghiên cứu Phật giáo Nam tông Khmer Thành viên
9 Cư sĩ Nguyễn Tiến Phú Phân viện Nghiên cứu Phật giáo Nam tông Khmer Thành viên
 
  1. Lộ trình thực hiện và chương trình dự kiến
Thời gian Nội dung công việc Cá nhân/Đơn vị phụ trách Ghi chú
01/03/2022 Hoàn thành kế hoạch Gửi thư mời viết bài Phân viện Nghiên cứu Phật giáo Nam tông Khmer, TT VHH LLUD
01/04/2022 – 30/05/2022 Nhận tham luận toàn văn Phân viện Nghiên cứu Phật giáo Nam tông Khmer, TT VHH LLUD
30/05/2022-30/06/2022 Phản biện tham luận, biên tập nội dung lần một. Phân viện Nghiên cứu Phật giáo Nam tông Khmer, TT VHH LLUD
01/07/2022 – 31/07/2022 Biên tập nội dung lần 2, Xuất bản sách kỷ yếu hội thảo Phân viện Nghiên cứu Phật giáo Nam tông Khmer, TT VHH LLUD
26/08/2022 Tổ chức hội thảo Phân viện Nghiên cứu Phật giáo Nam tông Khmer, TT VHH LLUD
 
  1. Dự trù kinh phí tổ chức hội thảo
9.1. Tổng kinh phí thực hiện: 140.000.000đ (Một trăm bốn mươi triệu đồng chẵn) - Kinh phí do chùa Candaraṅsī và Phân viện Nghiên cứu Phật giáo Nam tông tài trợ 9.2. Kế hoạch kinh phí Kinh phí dùng để chi thù lao Ban tổ chức, thù lao viết báo cáo khoa học, thù lao phản biện, biên tập báo cáo, thù lao phục vụ, tiếp tân, vệ sinh, trang trí hội thảo, văn phòng phẩm, liên lạc, gửi thư mời…    
 Nơi nhận: - BGH (để báo cáo); -Phân viện NC PGNT Khmer; -Lưu: ĐN&QLKH, TTVHHLLUD.    
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM VIỆN TRƯỞNG (Đã ấn/ký) HT. THÍCH GIÁC TOÀN           TRƯỜNG ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM HIỆU TRƯỞNG (Đã ấn/ký) TS. NGÔ THỊ PHƯƠNG LAN          
   
 
     
 
  • Tải file PDF chi tiết tại đây: KH SCAN
Download Android Download iOS
Myanmar: chùa Đại Phước trang trọng tổ chức lễ chiêm bái mô hình đại Tôn tượng Phật Gotama trong tư thế ngồi, cao 6m

PSO - Ngày 15/9/2024, chùa Đại Phước Myanmar trang trọng thiết lễ chiêm bái mô hình đại Tôn tượng Phật Gotama, sau này được đúc bằng đồng nặng 7 tấn trong tư thế ngồi ban phước lành cao 6m. Tham dự lễ với sự chứng minh của Đức Tăng thống Myanmar - Tiến sĩ Sandimābhivaṁsa - Bậc Đại thiện trí cao thượng, Bậc Đại Xiển dương chánh Pháp cao thượng; Ngài

Tiểu sử Hoà thượng Thích Chơn Minh (1956 - 2024)

Hòa thượng Thích Chơn Minh, thế danh Trần Bạch Mai, sinh năm Bính Thân 1956 tại quận Sa Đéc, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc phường 2, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) nối dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 40 pháp huý Hồng Hoa, pháp tự Huệ Quang.

Con người thật của ta

Triết lý Phật giáo lại cho rằng không có “cái tôi hay bản ngã” theo ý nghĩa của một cái gì đó vĩnh cửu, không thể tách rời, tự trị trong một sự tồn tại cá nhân, những gì chúng ta nghĩ là bản ngã hay “cái tôi” chỉ là một kinh nghiệm tạm thời.

Đồng Nai: Phân Ban TTXH Giáo dục Trung ương tổ chức Trung thu tại chùa Thiền Lâm

Tạo điều kiện cho các em vùng sâu vùng xa có được niềm vui trong mùa trăng trung thu. Vào ngày 13-14/09/2024. (nhằm ngày 11-12/8/Giáp Thìn). Phân Ban Từ thiện xã hội Giáo dục TƯ GHGPVN kết hợp với Chùa Thiền Lâm (ấp 4, xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã trao tặng hơn  1000 phần quà trung thu đến các em nơi địa phương.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online