17/01/2019 10:53

Khánh Hòa: Buổi chia sẻ pháp thoại tại chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa


Sáng ngày 13/01/2019 (nhằm mùng 8/12 năm Mậu Tuất), là ngày kỷ niệm đức Phật thành đạo. Thượng tọa Thích Tâm Như – Phó Ban Hoằng pháp GHPGVN tỉnh Khánh Hoà đã quang lâm về chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa, Tp. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa thuyết giảng khoá tu Một ngày An lạc với đề tài: “Ý nghĩa Thành đạo: Đối Tượng và Con Đường Đưa Đến Giác Ngộ” cho đông đảo quý Phật tử về tham dự.

Thời gian cách đây hơn 25 thế kỷ, kể từ thời điểm trọng đại đánh dấu một chiến công lẫy lừng của nội tâm trong lịch sử nhân loại, một con người bình thường bằng đấu tranh nội tại đã tự mình vượt thoát khỏi mọi sự trói buộc của khổ đau sanh tử luân hồi trong nhiều kiếp. Sự thức tỉnh đó làm chấn động cả khu vực xứ Ấn Độ bấy giờ. Con người ấy trở thành bậc giác ngộ và đạo sư của nhân loại, và được mọi người tôn xưng là Đức Phật. Và như thế, hằng năm đến ngày mùng 08 tháng chạp, mọi người con Phật trên khắp năm châu đều nô nức đón chào một sự kiện lịch sử: Đức Phật Thích Ca Thành Đạo.

Đức Thế Tôn là bậc Đại giác ngộ khai sáng đạo Phật. Ngài là một người như bao nhiêu người nhưng tự giác ngộ chân lý, rồi đem sự giác ngộ ấy dạy lại cho con người. Chúng ta đừng lầm lạc, khi gắn lên đạo Phật bằng những nhãn hiệu mà chính Ngài không thừa nhận. Do đó, chúng ta không nên xem Ngài như là một vị giáo chủ của một tôn giáo thông qua sự tôn thờ bằng lòng sùng kính cuồng nhiệt của một tín đồ mê tín. Đức Phật đã tuyên bố: “Ta không phải là thượng đế, thiên sứ hay thần linh ở một thế giới xa xăm, huyền ảo nào xuất hiện giữa cuộc đời, mà những gì Ta thực hiện được, đạt đến được và hoàn thành được, đều hoàn toàn do nỗ lực và trí tuệ con người. Con người và chỉ có con người mới có thể thành Phật”. Cho nên, cái ý tưởng cho rằng Ngài là một nhân vật thần linh vạn năng, có thể ban phúc trừ họa là một ý tưởng sai lạc. Chúng ta tôn kính Đức Phật vì bản thân Ngài là một thực thể đúc kết bằng những yếu tố nhân bản và trí tuệ, giáo lý của Ngài là sự đúc kết thành chất liệu con người. Cũng bởi vì vậy, cho nên trong suốt hơn hai ngàn năm trăm năm qua, đạo Phật là một nguồn sống tràn đầy tính chất nhân bản, nhân văn và giá trị của hoà bình. Chính Ngài là người khai mở nguồn sống ấy, khai mở chứ không phải là hóa hiện hay tạo dựng.

Với kinh nghiệm tự thân. Đức Thế Tôn đã vạch rõ tư tưởng sai lầm của hai phái. 1. Thái quá: là đắm nhiễm dục lạc; 2. Bất cập: là khổ hạnh ép xác. Thái quá sẽ bị vật chất hóa, thiên nhiên hóa, khoái lạc chủ nghĩa. Bất cập tự chán ghét đời sống tạm bợ, thân thể đầy nhơ nhớp, nên dùng phương tiện ép xác, nhịn đói, khổ hạnh để mau bỏ xác thân này và cầu thân hạnh phúc tốt đẹp đời sau.

Theo tinh thần của khế kinh, hai chủ trương này không có lợi ích gì và đó chỉ là tâm niệm bất chánh, kết quả chỉ là khổ đau. Từ bỏ hai cực đoan này. Đức Thế Tôn dạy phải thực hành Bát Chánh Đạo.

Nói tóm lại, sự kiện Thành đạo của Đức Thế Tôn là điểm quan trọng trong lịch sử tôn giáo của nhân loại, mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của nhân bản, bình đẳng, vô ngã và từ bi. Ngài là bậc thầy vĩ đại của nhân loại, một con người kỳ vĩ xuất hiện trong thế giới thường nhân, với trí tuệ siêu xuất thể hiện qua ngôn ngữ, văn tự thường tình đã gây âm vang chấn động trong lịch sử tôn giáo và triết học. Thời gian trôi đi gần ba thiên niên kỷ, thế giới loài người cũng đã bao lần đổi thay, nhưng những lời dạy của Đức Phật vẫn mãi mãi là bức thông điệp muôn thuở cho con người khảo nghiệm, nghiên cứu, thực hành.

Buổi chia sẻ khép lại trong niềm hoan hỷ của toàn thể hội chúng.

Thích Minh Thiện

 

 

The post Khánh Hòa: Buổi chia sẻ pháp thoại tại chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa appeared first on Phật sự Online Miền Trung.

Download Android Download iOS
Myanmar: chùa Đại Phước trang trọng tổ chức lễ chiêm bái mô hình đại Tôn tượng Phật Gotama trong tư thế ngồi, cao 6m

PSO - Ngày 15/9/2024, chùa Đại Phước Myanmar trang trọng thiết lễ chiêm bái mô hình đại Tôn tượng Phật Gotama, sau này được đúc bằng đồng nặng 7 tấn trong tư thế ngồi ban phước lành cao 6m. Tham dự lễ với sự chứng minh của Đức Tăng thống Myanmar - Tiến sĩ Sandimābhivaṁsa - Bậc Đại thiện trí cao thượng, Bậc Đại Xiển dương chánh Pháp cao thượng; Ngài

Tiểu sử Hoà thượng Thích Chơn Minh (1956 - 2024)

Hòa thượng Thích Chơn Minh, thế danh Trần Bạch Mai, sinh năm Bính Thân 1956 tại quận Sa Đéc, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc phường 2, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) nối dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 40 pháp huý Hồng Hoa, pháp tự Huệ Quang.

Con người thật của ta

Triết lý Phật giáo lại cho rằng không có “cái tôi hay bản ngã” theo ý nghĩa của một cái gì đó vĩnh cửu, không thể tách rời, tự trị trong một sự tồn tại cá nhân, những gì chúng ta nghĩ là bản ngã hay “cái tôi” chỉ là một kinh nghiệm tạm thời.

Đồng Nai: Phân Ban TTXH Giáo dục Trung ương tổ chức Trung thu tại chùa Thiền Lâm

Tạo điều kiện cho các em vùng sâu vùng xa có được niềm vui trong mùa trăng trung thu. Vào ngày 13-14/09/2024. (nhằm ngày 11-12/8/Giáp Thìn). Phân Ban Từ thiện xã hội Giáo dục TƯ GHGPVN kết hợp với Chùa Thiền Lâm (ấp 4, xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã trao tặng hơn  1000 phần quà trung thu đến các em nơi địa phương.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online