Khánh Hòa: Chung thất Trai tuần Trưởng lão Hòa thượng Thích Liễu Pháp

PSO- Sáng ngày 21/10/2021 (nhằm ngày 16/9 năm Tân Sửu), tại Chùa Tòng Lâm Lô Sơn (thôn Như Xuân, xã Vĩnh Phương, Tp. Nha Trang), BTS GHPGVN tinh Khánh Hòa cùng Môn đồ Pháp quyến đã trang nghiêm cử hành lễ Chung thất Trai tuần cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Liễu Pháp - thành viên HĐCM, Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh, Khai sơn kiêm Trú trì chùa Thiên Xá (TP. Nha Trang).

    Quang lâm chứng minh buổi lễ có HT. Thích Quảng Thiện – TV. HĐCM, Chứng minh BTS PG tỉnh; HT. Thích Trừng Thi - UVTT. BTS tỉnh, Trưởng BTS PG huyện Diên Khánh, Viện chủ chùa Tòng Lâm Lô Sơn và chư Tôn đức Tăng huyện Diên Khánh đồng tham dự. Sau khi HT. Thích Hạnh Nguyện – Chứng minh BTS PG Huyện Diên Khánh niêm hương bạch Phật, TT. Thích Tâm Thọ - Phó BTS PG huyện Diên Khánh cùng Ban Kinh sư đã cử hành lễ Cung tiến Giác linh cố Trưởng lão Hòa Thượng Thích Liễu Pháp theo nghi thức Thiền môn, kính tưởng nhớ bậc Tòng lâm thạch trụ của Phật giáo tỉnh nhà. Trước đó, sáng ngày 20/10/2020 (nhằm ngày 15/9 năm Tân Sửu), Thường trực BTS PG tỉnh đã tổ chức lễ Tưởng niệm Cố Trưởng lão Hòa thượng tại chùa Long Sơn – Văn phòng BTS PG tỉnh. Chư Tôn đức giáo phẩm Phật giáo tỉnh quang lâm dâng hương lễ tưởng niệm có  HT. Thích Quảng Thiện – TV. HĐCM, Chứng minh BTS; HT. Thích Minh Thông – UV. HĐTS, Quyền Trưởng BTS; HT. Thích Nguyên Quang – UV. HĐTS, Phó BTS.

---o0o---

    SƠ LƯỢC TIỂU SỬ

TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH LIỄU PHÁP  

(1932-2021)

  • Thành viên Hội đồng Chứng minh GHPGVN
  • Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN Tỉnh Khánh Hòa
  • Khai sơn, Trú trì chùa Thiên Xá- Bình Định, Khánh Hòa
I.THÂN THẾ:  Hòa thượng họ Đào, húy Công Trinh, sinh lúc 08 giờ ngày 26 tháng 5 năm Nhâm Thân (1932), tại thôn Xuân Quang, xã Cát Tường, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Thân phụ là cụ ông Đào Công Trác-pháp danh: Thị Cử, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Tỉnh-pháp danh: Thị Kỉnh. Hòa thượng sinh ra trong một gia đình có 7 anh chị em vốn theo truyền thống Nho học, thân phụ Ngài là một Lý trưởng dưới thời Vua Khải Định, tới đời Vua Bảo Đại được phong Viện Hàm Cửu Phẩm “Vân Giai”. Tuy sinh trong một gia đình truyền thống Nho học nhưng song thân của Ngài luôn có lòng hướng về Tam bảo, được ảnh hưởng từ tố chất đó nên từ nhỏ Ngài đã thích cùng song thân đến chùa lễ Phật, nhân ngày Khánh đản đức Quán Thế Âm, Ngài được Sư cụ chùa Thiên Bình cho quy y, cho pháp danh là Thị Xá. II.XUẤT GIA-THỌ GIỚI: Ngày 10 tháng 5 năm 1942, sau khi được song thân cho phép, năm 11 tuổi Ngài đã thế phát xuất gia với Hòa thượng Như Từ-Tâm Đạt tại chùa Thiên Bình, thôn Trung Lý, xã Nhơn Phong, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Hòa thượng Như Từ-Tâm Đạt thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 41, thế hệ thứ 8 pháp phái Chúc Thánh. Sau khi xuất gia, Ngài một lòng theo thầy, sớm kệ chiều kinh, trau dồi kinh luật. Ngày 10 tháng 7 năm Nhâm thìn (1952) chùa Thiên Bình mở Đại giới đàn, Ngài được bổn sư cho thọ giới Sa di. Ngày 10 tháng 6 năm 1964, Ngài được bổn sư cho đăng đàn thọ Cụ tại giới đàn Việt Nam Quốc Tự. Giới thể châu viên, Ngài được bổn sư ban cho pháp tự là Liễu Pháp và từ đó con đường hành đạo của Ngài lan tỏa khắp nơi. CON ĐƯỜNG HỌC ĐẠO VÀ PHỤNG SỰ Năm 1948, sau khi xuất gia Ngài được bổn sư cho đi học tại Tăng học đường Tổ Đình Thập Tháp, sau đó về học tại chùa Nhạn Sơn trong vòng 4 năm. Khi học xong, Ngài về tại quê nhà xã Cát Tường, huyện Phù Cát để mở lớp dạy học từ lớp 1 đến lớp 4. Tháng 10 năm 1957, Hòa thượng lập tịnh thất trên núi Ân xá để tỉnh tâm tu niệm, ngài cũng thành lập Ban hộ trì Tam Bảo và được quần chúng quanh vùng nhiệt tình ủng hộ, sớm hôm quy tụ tu học. Sau đó, Ngài thỉnh cầu Hòa thượng bổn sư chứng minh và cho hiệu là chùa Thiên Xá. Điều này thật đúng với tâm nguyện của bổn sư Ngài: Ngài pháp danh là Thị Xá, chùa trên núi Ân Xá, tên chùa là Thiên Xá. Công trình xây dựng chùa Thiên xá đến năm 1959 là tạm hoàn tất. Đến năm  Tân Sửu (1961), vì do nhu cầu việc lễ bái tu học của Phật tử nên Ngài tiếp tục cho mở rộng ngôi chánh điện. Công việc hoàn tất bà con quanh vùng đến chùa xin Ngài cho quy y, Phật sự tại chùa Thiên Xá ngày một hưng thịnh. Chùa Thiên Xá-Nha Trang. Năm 1965, vì chiến tranh, quê hương bị tàn phá khốc liệt, nên Ngài đã rời chùa Thiên Xá-Bình Định vào mãnh đất Nha thành tiếp tục con đường hành đạo. Khi đi, có một số Phật tử tín tâm cùng theo Ngài. Khi đến Nha Trang, Ngài có đến thăm Ni trưởng Thích Nữ Tâm Đăng-trú trì chùa Linh Sơn, cầu đá. Ni trưởng Tâm Đăng có thỉnh Ngài an cư tại một Tịnh Thất trên núi cách đó không xa. Mãn mùa an cư, Ngài đến vấn an Hòa thượng Thích Chí Tín-Trú trì chùa Long Sơn. Sau bữa cơm trưa, Hòa thượng Trú trì Long Sơn đưa Ngài đi thăm hãng vị trai của chùa. Lúc bấy giờ Hòa thượng trú trì Long Sơn có lập cái thất trên núi-chùa Long Sơn và mời Ngài trú tại đó. Sau đó, Hòa thượng Thích Đỗng Minh-Giám đốc hãng vị trai đã mời Ngài làm thư ký cho hãng. Đây là cuộc hội ngộ được xem là nền tảng cho sự phát triển sự nghiệp của Ngài tại Nha Trang. Thời gian trú tại chùa Long Sơn, Ngài có khai khẩn khu đất trên đồi trại thủy, giúp đỡ cho một số bà con nghèo làm nơi cư trú, hướng dẫn họ làm nhang và tương chao để sinh sống. Số đất còn lại sau Ngài đã cúng cho Sư cô Thích nữ Chơn Cát, xây dựng chùa Viên Thông ngày nay. Năm 1969, khi chiến tranh lắng dịu, Ngài trở về quê trùng tu lại chùa Thiên Xá-nơi Ngài khai sáng, xây dựng phương trượng, nhà Tổ và nhà thờ Linh. Năm 1972, vì sức khỏe kém, nên Ngài xin nghỉ công việc tại hãng vị trai chùa Long Sơn, ra khu đá chẹt thuộc khóm Trường Phúc, Phường Vĩnh Phước lập Tịnh thất tu học. Năm 1975, mặc dù đã chấm dứt chiến tranh nhưng lúc bấy giờ vẫn chưa được giao thương với các tỉnh nên việc đi lại vô cùng khó khăn, nên Ngài đã quyết định ở lại Nha Trang để hành đạo và tiếp tục trùng tu xây dựng ngôi tịnh thất thành chùa Thiên Xá. Năm Ất dậu (2005), theo nhu cầu phát triển cho việc tu học của Phật tử, một lần nữa Ngài tiếp tục xây dựng lại chùa Thiên Xá toàn bằng xi măng cốt thép như ngày nay. Tuy chưa được rộng rãi như bao ngôi chùa khác, nhưng là tất cả sự tận tâm tận lực của ngài, sự hỗ trợ nhiệt tình của Phật tử tại mãnh đất Nha trang hiền hòa, nơi mà ngài đã quyết định lưu trú hành đạo đến cuối đời. III-HÀNH TRÌ TU HỌC Ngoài công tác xây dựng trùng tu Tam bảo, Ngài có độ cho một số đệ tử xuất gia. Đệ tử tại gia của ngài cũng được vài trăm. Nương theo pháp môn tịnh độ của bổn sư, hàng ngày Ngài chuyên tâm niệm Phật, hướng dẫn Phật tử tinh chuyên hành trì. Ngoài ra, Ngài còn trì niệm mật tông. IV-THAM GIA CÔNG TÁC GIÁO HỘI Suốt cuộc đời tận tụy hy sinh vì mọi người nhưng luôn chuyên tâm tu niệm, Ngài đã dâng hết tấm lòng cho sự phát triển Đạo pháp của Giáo hội tỉnh nhà nói riêng và cho Phật giáo Việt Nam nói chung. Năm 1998 Ngài được Trung ương Giáo hội tấn phong giáo phẩm Thượng tọa; năm 2007 Ngài được tấn phong lên hàng giáo phẩm Hòa Thượng. Với giới đức tinh chuyên, mật hạnh uy nghi, Ngài được chư Tôn đức lãnh đạo Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Khánh Hòa cung thỉnh ở ngôi vị Thành viên Ban chứng minh-Ban Trị sự; tại Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ 2017-2022 Ngài được Ban Thường Trực Hội đồng chứng minh Trung ương suy cử Thành viên Hội đồng chứng minh, chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa cho đến khi viên tịch. Tham gia các giới đàn của Ban Trị Phật giáo Khánh Hòa tổ chức:
  • Năm 2007: Đệ nhị Tôn chứng Tăng già Tiểu Giới đàn Khánh Hòa 1
  • Năm 2009: Đệ nhị Tôn chứng Tăng già Đại giới đàn Quảng đức 1
  • Năm 2011: Đệ nhị Tôn chứng Tăng già Tiểu Giới đàn Khánh Hòa 2
  • Năm 2015: Đệ nhị Tôn chứng Tăng già Tiểu Giới đàn Khánh Hòa 3
  • Năm 2016: Đệ nhất Tôn chứng Tăng già Đại giới đàn và Đàn đầu đàn Sa di trong Đại giới đàn Bồ tát Quảng đức 3
  • Năm 2019: Chứng minh Đại giới đàn Bồ tát Quảng đức
Ngoài ra Ngài còn nhiều làn tham gia chứng minh các Đại lễ tại tỉnh Giáo hội và các ngày lễ khác. V-VIÊN TỊCH Hơn 90 năm phát tích cõi trần, thân tứ đại của Ngài đã mỏi mòn theo năm tháng theo quy luật thành, trụ, hoại, không. Sau cơn bệnh duyên, mặc dù đã được các y, bác sĩ và môn đồ đệ tử tận tình chăm sóc, ngài đã an nhiên viên tịch (16h50 phút ngày 27/7 Tân Sửu – 03/9/2021) trước sự tiếc thương của Tăng Ni, Phật tử và môn đồ hiếu quyến, trụ thế 90 năm, 57 mùa hạ lạp. Cuộc đời Ngài là tấm gương sáng về đức tính khiêm cung, giản dị. Cuộc sống hàng ngày của ngài cũng vô cùng thanh bạch và đạm bạc. Hòa thượng là tấm gương sống động, sáng ngời cho các thế hệ Tăng Ni noi theo.

Thích Tâm Như

     
Download Android Download iOS
QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online