TP.HCM: Khoa Hoằng Pháp khóa XVI với bộ môn Triết học chính trị và xã hội Phật giáo

Nghe đọc bài:

PSO - Từ ngày 18 - 20/12/2023, tập thể Tăng Ni sinh khoa Hoằng Pháp khóa XVI thuộc Học viện Phật Giáo Việt Nam tại TP. HCM vô cùng vinh dự khi được học tập bộ môn Triết học chính trị & xã hội Phật giáo do NS.TS Thích Nữ Hương Nhũ – Phó khoa Đào tạo từ xa Học viện Phật Giáo Việt Nam tại TP.HCM, Trụ trì chùa Thiên Quang (Bình Dương) hướng dẫn.

Bộ môn Triết học chính trị & xã hội Phật giáo là một học phần quan trọng nằm trong chuyên khoa của Khoa Hoằng Pháp. Phạm vi nghiên cứu của môn học nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về nhà nước, chính quyền, chính trị, tự do, công bằng, tài sản, quyền, luật và việc thực thi luật pháp bởi các cơ quan thẩm quyền với mục tiêu giúp cho Tăng Ni sinh có được tư duy phản biện với những luận điểm, biện chứng logic dựa trên kinh điển Phật giáo và pháp luật hiện hành để cho tu sĩ chúng ta thể tu học và làm Phật sự đúng với tinh thần của một người công dân với đất nước nhưng vẫn ung dung trong tiến trình tu học giác ngộ giải thoát và phụng sự tha nhân.

 

Cứ ngỡ rằng đây là một môn học đầy triết lý, phức tạp và khó hiểu nhưng qua kiến thức sâu dày, phong cách giảng dạy đầy năng lượng cũng như kinh nghiệm phong phú nhiều năm đứng trên bục giảng, Ni sư Hương Nhũ đã đem những kiến thức triết học khô khan xa vời tận trên mây ấy “xuống mặt đất”, đặt trước mặt Tăng Ni sinh một cách tường minh dễ hiểu. 

Với lối học hiện đại, lấy người học làm trung tâm nhằm khai thác mở rộng kiến thức, kỹ năng của Học viên một cách tối đa. Ni sư đã phân lớp thành 6 nhóm, lần lượt thuyết trình các chủ đề rất trọng tâm của môn học như: Sa – môn không bàn luận chính trị, Phật giáo và môi trường, Phật giáo và tinh thần bất hại, Phật giáo và phúc lợi xã hội, Tôn giáo khoan dung, Phật giáo và vấn đề chăm sóc người bệnh, hỗ trợ người sắp lâm chung. Qua hai buổi làm việc nhóm sôi nổi cùng nhau, các đề tài lần lượt được trình bày trong sự hiểu biết, tìm hiểu của các Tăng Ni sinh, sau đó các thành viên trong lớp đặt câu hỏi phản biện làm cho lớp học vô cùng phấn kích và tràn đầy năng lượng học tập tích cực. 

Khép lại các phần thuyết trình, Ni sư Giáo thọ đã dành hơn 2 giờ đồng hồ để phân tích thật rõ ràng, khúc chiết các ưu điểm trong nội dung, hình thức trình bày, kỹ năng thuyết trình, tác phong, tinh thần làm việc nhóm, cũng như thẳng thắn chia sẻ, góp ý các nhược điểm mà mỗi nhóm vướng phải để tự hoàn thiện, đồng thời cung cấp thêm thông tin, triển khai vấn đề toàn diện hơn, sâu sắc hơn để đút kết lại nội dung quan trọng nhất của các đề tài.

Vậy là chỉ với ba ngày học ngắn ngủi cùng Ni sư, nhưng tập thể 68 học trò của người cảm thấy xúc động và quý mến biết bao, tình thương trong chúng con đối với người đong đầy như thể đã là học trò của người từ rất lâu xa rồi vậy. Chúng con thương quý Ni sư bởi dù Phật sự đa đoan của Giáo hội, của trú xứ và dù sức khỏe có phần hạn chế sau cơn đại dịch Covid-19 nhưng với tinh thần truyền đăng tục diệm thắp mãi ngọn lửa trí tuệ từ bi của Phật đà, với mong muốn góp một cánh tay trong việc đào đạo Tăng tài của Học viện, Ni sư đã không quản ngại mà đến giảng đường, đem hết kiến thức, kinh nghiệm tu học của cả đời mình trao truyền lại cho chúng con và cả những sự ưu tư trăn trở những vấn nạn mà người tu trẻ chúng con thường vướng phải, tình thương và trí tuệ ấy của Ni sư đã tác động mạnh mẽ vào trong tâm thức 68 người học trò hôm ấy. Chúng con ý thức rất rõ rằng dù có những lúc chuẩn mực trong khi giảng dạy, những lúc nhỏ nhẹ chia sẻ tâm tình hay những khi nói những lời rất thẳng như muối xát vào tim, Ni sư chỉ mong chúng con nhận ra được bản chất của các Pháp, hiện thực tu học của Tăng Ni hiện nay để sau này chúng con đường đi vào những con đường tối ấy mà cố gắng tinh tấn, hằng tháp sáng chánh niệm vượt thoát tam độc tham sân si, ái ngã và chấp thủ vốn là những ác nghiệp lôi cuốn chúng ta quẩn quanh trong ba đường sáu cõi.

Nói sao cho hết được thâm ân giáo dưỡng của Ni sư đối với chúng con đây. Giờ đây chúng con chỉ biết cuối đầu, góp nhặt tình thương mà Ni sư đã dành cho lớp chúng con kết thành một tràng hoa đẹp nhất kính dâng lên người và nguyện sẽ tu học đúng chánh pháp, sẽ là sự tiếp nối đẹp của các thế hệ Chư Tôn Thiền Đức đã làm và đang làm vì một Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam phát triển và bền vững.

 

Nguyện Tam bảo luôn gia hộ cho Ni sư, phước trí tròn đầy, thân khỏe tâm an, tứ đại điều hòa, chúng sanh nơi trú xứ Ni sư dễ độ, luôn thuận duyên trong công tác Phật sự để là nơi nương nhờ cho tứ chúng tu học.

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

 

Tin, ảnh: Thích Bổn Tâm, Thích Quảng Hảo 

Download Android Download iOS
Khai mạc Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024 với hơn 4400 Phật tử tham dự

Sáng ngày 22/12/2024, vòng thi cấp thành phố của Hội thi Giáo lý Phật tử năm 2024 đã chính thức khai mạc tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, với sự tham dự của 4.403 Phật tử đến từ TP.Thủ Đức và 20 quận, huyện trên địa bàn thành phố.

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Khai mạc Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024 với hơn 4400 Phật tử tham dự

Sáng ngày 22/12/2024, vòng thi cấp thành phố của Hội thi Giáo lý Phật tử năm 2024 đã chính thức khai mạc tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, với sự tham dự của 4.403 Phật tử đến từ TP.Thủ Đức và 20 quận, huyện trên địa bàn thành phố.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online