Khóa tu Một ngày An Lạc tại chùa Pháp Tạng - Hành trang cho sự bình yên trong cuộc sống

Như một thông lệ hàng tháng, đông đảo các Phật tử từ khắp mọi nơi đã hân hoan trở về chốn thiền môn tại chùa Pháp Tạng (huyện Bình Chánh, TP.HCM) để tham dự Khóa tu Một ngày An Lạc. Đây là cơ hội quý báu để Phật tử cùng nhau tu học, thực hành chánh niệm và tìm về sự an lạc trong đời sống tinh thần.

Sáng ngày 20/10/2024 (nhằm ngày 18/09 năm Giáp Thìn), Khóa tu Một ngày An Lạc lần thứ 12 đã diễn ra dưới sự hướng dẫn của Đại đức Thích Trí Huệ, Ủy viên Thường trực Ban Hoằng Pháp Trung ương GHPGVN, Trụ trì chùa Pháp Tạng. Với lòng từ bi và trí tuệ, Đại đức đã gieo những hạt giống Phật pháp vào tâm trí của các Phật tử tham dự, giúp Phật tử buông bỏ phiền não và tìm về sự tĩnh lặng, an nhiên trong tâm hồn.

Đại đức Thích Trí Huệ, Ủy viên Thường trực Ban Hoằng Pháp Trung ương GHPGVN, Trụ trì chùa Pháp Tạng

Khóa tu mở đầu với thời khóa niệm Phật, nơi các Phật tử cùng nhau nhất tâm phát nguyện tu học trong một ngày trọn vẹn, làm nền tảng cho hành trình dài hướng về sự giác ngộ.

Tiếp nối chương trình, Đại đức Thích Trí Huệ đã chia sẻ pháp thoại với chủ đề “Tu một đời, vãng sanh cực lạc”, một bài giảng sâu sắc về con đường tu tập, giúp các Phật tử xác lập định hướng tu học rõ ràng và nuôi dưỡng quyết tâm để thành tựu các pháp tu. Không chỉ mang đến nguồn năng lượng thiện lành, bài pháp còn mở ra con đường giác ngộ, đưa hành giả tiến dần tới cảnh giới an lạc, giải thoát.

Buổi chiều khóa tu tiếp tục với thời khóa kinh hành và niệm Phật, trong từng bước chân chánh niệm, các Phật tử nhẹ nhàng thả tâm theo lời niệm Phật, lắng đọng trong sự tĩnh lặng của nội tâm. Mỗi bước đi, mỗi tiếng niệm “Nam mô A Di Đà Phật” vang lên nhịp nhàng, như dòng chảy liên tục, mang theo sự tĩnh tâm và hỷ lạc đến từng người tham dự.

Thời khóa kinh hành không chỉ giúp các Phật tử kết nối sâu sắc hơn với chính mình, mà còn tạo nên một bầu không khí thiêng liêng, hòa quyện giữa sự tỉnh thức và sự an yên. Qua từng bước chân chánh niệm, các Phật tử cảm nhận rõ hơn về sự hiện diện của tâm bồ đề, buông bỏ mọi vọng niệm và nhận ra giá trị của sự tĩnh lặng, chánh niệm trong cuộc sống thường nhật.

Sau đó, Đại đức Thích Trí Huệ đã tận tình giải đáp các thắc mắc về đời sống thường nhật của các Phật tử. Đồng thời, buổi tu học còn giúp các Phật tử ôn tập giáo lý nhằm chuẩn bị cho kỳ thi giáo lý Phật tử năm 2024 do Ban Hoằng Pháp và Ban Hướng dẫn Phật tử TP.HCM tổ chức. Đây là cơ hội quý báu để củng cố kiến thức Phật pháp, làm giàu thêm hành trang tu học cho mỗi người.

Ngoài các thời khóa tu tập, khóa tu còn diễn ra trang nghiêm với lễ Quy y Tam Bảo, nơi các Phật tử chính thức phát nguyện trở thành đệ tử Phật, nương tựa Tam Bảo và vững bước trên con đường chánh pháp.

Khóa tu khép lại bằng thời kinh Kim Cang, một bộ kinh thâm sâu giúp các hành giả rèn luyện trí tuệ bát nhã, phá chấp và khai mở tánh không. Thời kinh trang nghiêm này đã đem đến những giây phút lắng đọng, giúp mỗi người cảm nhận rõ hơn sự thâm diệu của giáo pháp, mở ra con đường dẫn tới tịch tịnh và giải thoát.

Khóa tu kết thúc trong niềm hân hoan của toàn thể đại chúng. Những khoảnh khắc sống trong chánh niệm, được thấm nhuần Phật pháp và tụng niệm kinh kệ đã đem lại cho các Phật tử sự bình yên và hỷ lạc. Những điều này sẽ trở thành hành trang quý báu trên con đường tìm về giác ngộ.

Chùa Pháp Tạng sẽ tiếp tục tổ chức các khóa tu định kỳ hàng tháng, mở rộng cánh cửa để các Phật tử từ khắp nơi có dịp quay về tu học, tìm thấy sự an lạc và tỉnh thức trong cuộc sống.

Dịp này, khóa tu vinh dự cung đoán phái đoàn Ban Hướng dẫn Phật tử TP.HCM đến thăm và sách tấn

Công Minh

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

TP.HCM: Trước giờ Khai mạc Hội thi Giáo lý Phật tử năm 2024

Chỉ còn ít giờ nữa, Hội thi Giáo lý Phật tử năm 2024 sẽ chính thức khai mạc vào lúc 7 giờ sáng, Chủ Nhật ngày 22/12/2024 tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM. Không khí tại địa điểm tổ chức đang sôi động hơn bao giờ hết khi các khâu chuẩn bị bước vào giai đoạn hoàn tất.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online