Khoá tu Online “Phật là Quê hương”- TT.Thích Thiện Thuận chia sẻ pháp thoại “Con đường Giác Ngộ”

PSO - Giác ngộ an vui là niềm ao ước mà chúng ta và tất cả chúng sanh đều không ngừng hướng đến. Tuy nhiên trong lộ trình bước đến giác ngộ an vui của mỗi người, vì sự nhận thức khác nhau khiến cho chúng ta có những quan điểm giác ngộ an vui muôn màu sai biệt.

Hôm nay, ngày thứ hai trong Khóa tu Online “Phật là Quê hương” dành cho Phật tử khu vực Châu Á, đã được TT.Thích Thiện Thuận - Uỷ viên Thường trực Ban Hoằng pháp (BHP) Trung ương GHPGVN, Phó trưởng BTS kiêm Trưởng BHP tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, chia sẻ pháp thoại với đề tài: “Con đường Giác ngộ”.

Thượng tọa giảng sư nhấn mạnh: “Khi học Phật phải có nhận thức rõ ràng, thiếu nhận thức chúng ta không thể có niềm vui trong cuộc sống; học Phật là học cách giác ngộ, học cách tỉnh thức. Giác ngộ có cao, thấp hoàn toàn tùy thuộc khả năng nhận thức thấu hiểu của cá nhân. Khi bản thân hành giả thay đổi được nhận thức liền được an lạc. Tu học là một quá trình và luôn phải tiếp xúc, ma xát với cuộc sống. Vì lẽ đó những hiện thực trong cuộc sống sẽ làm cho người tu tập dễ dàng sanh khởi phiền não, người tu tập phải biết quản lý và chuyển hóa cảm xúc. Chuyển hóa cảm xúc trong khổ đau nhận thức an lạc chính là quá trình tu tập quan trọng”.

Nhận thức và chuyển hóa cảm xúc tích cực thì liền được an lạc. Thế nhưng trong kiếp sống cuộc đời, trong lộ trình tu tập có quá nhiều điều phiền toái, quá nhiều cám giỗ làm ảnh hưởng đến biến chuyển của tâm và xúc tác làm chuyển hướng sự nhận thức đúng đắn của con người trở nên biên kiến, sai lệch từ đây nối sinh theo muôn vạn khổ đau.

Nhận thức đúng đắn trong Phật giáo, Đức Phật dạy chẳng phải đến từ bên ngoài, nó chính là quá trình nhìn thật vào nội tâm, phát sinh sự nhận biết thực về chính mình và vạn vật hiện tượng. Đức Thế Tôn trong giây phút Thành đạo, Ngài an nhiên tĩnh tọa đối diện với từng lớp cảm xúc cám giỗ của ma vương, Ngài chuyển hóa về đối diện và không dính mắc, nhận biết sự cái đẹp của ma nữ chỉ dừng lại ở nét đẹp thẩm mĩ đơn thuần, nhận biết ma nữ được kết hợp với các đại (đất, nước,  gió, lửa và nhân duyên), không hề hiện hữu, tất cả đều vỡ òa không còn bị ma túm bắt. Ngài quán chiếu đi qua từng kiếp trong quá khứ của mình, từng làm người, làm thú...lặn hụp trong sinh tử, đắm chìm trong những cái tầm thường nhất của cuộc sống đời thường, thế nhưng trải qua quá trình đối diện tịnh hóa Ngài đã từ con người với cuộc sống bình thường bước lên địa vị Giác ngộ cao thượng.

Tu tập là sự nhận biết rõ ràng từ cuộc sống, vì vậy hành giả tu tập phải có con mắt sáng tỏ, quán chiếu vấn đề một cách xác thực mới có thể làm chủ nó và chuyển hóa nó một cách trọn vẹn và đúng đắn được. Làm chủ và quán sát mọi việc xảy ra, không để những tác động bất như ý trong cuộc sống làm đen đúa tâm thức và làm chủ cảm xúc của mình, như vậy mọt sự đều nhẹ nhàng, sáng trong.

Thời pháp thoại không dài nhưng lắng đọng và thanh tịnh. Chư Tôn đức Ban tổ chức khóa tu, chư Tôn đức tại các đạo tràng hải ngoại và tất cả Phật tử tu sinh khắp nơi đều tinh tấn thính pháp. Thời khắc này mọi thứ đều lắng đọng. Pháp lạc đang tưới tẩm nội tâm của thính chúng, đêm không còn là bòng tối, gió mát nhẹ nhàng hơn bao giờ hết, thuần nhất, an lạc.

, “Con đường Giác ngộ”  thì ra gần gũi như thế. Nhận thức đúng đắn và quản lý cảm xúc trong tỉnh thức chính là con đường mà Đức Thế Tôn đã từng bước đi và chứng ngộ ánh đạo dưới cội cây Assattha. Nguyện tinh thần tỉnh thức giác ngộ này luôn lan tỏa khắp nơi, tất cả chúng sanh đều tiến bước trên con đường giác ngộ an lạc!

Thích Nữ Phước Niệm

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Hải Dương: Chùa An Đức và chùa Khánh Linh thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang

Ngày 22/12/2024, tại xã Bản Phùng huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang, chư Tôn đức Ni và Phật tử CLB Liên Hoa chùa An Đức và CLB Từ Tâm chùa Khánh Linh huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương đã thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang, trao gần 300 phần quà đến đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online