Khóa tu Phật đản Online 2024 - Pháp thoại: Tỏa Ngát Hương Đàm - TT. Thích Tâm Thuần thuyết giảng

Nghe đọc bài:

Hàng năm, mỗi khi mùa sen bắt đầu nở, chúng Phật tử trên khắp năm châu bốn biển đều hân hoan đón mừng mùa Phật đản. Nhằm hướng đến chư Phật tử trên thế giới như: Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ, Châu Úc cùng các nước Đông Nam Á cũng như Việt Nam… được đón mùa Phật đản theo tinh thần của người con Phật. Trong chương trình của khóa lễ ngoài những phần nghi lễ truyền thống ra thì không thể thiếu được những thời pháp, chuyển tải lời dạy của đức Thế Tôn nhằm hóa giải nỗi khổ niềm đau cho hàng Phật tử. Thể theo tinh thần ấy, Thượng tọa Thích Tâm Thuần phó thường trực Phân ban Phật tử Hải ngoại, đã đến với khóa tu qua thời thuyết pháp với chuyên đề “Tỏa Ngát Hương Đàm”.

Lời đầu tiên Thượng tọa ngỏ lời vấn an sức khỏe và chúc điều tốt lành đến Hòa thượng trưởng ban Hướng dẫn Phật tử TW, chư tôn đức trong phân ban Phật tử Hải ngoại cùng quý Phật tử tham dự khóa tu.

 Thượng tọa cho rằng đây là khoản thời gian mà hàng Phật tử đồng tâm hướng về đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni, tưởng nhớ đến công ơn của Ngài, để cùng hướng nguyện và dâng lên niềm tri ân sâu sắc nhất.

Ngài dạy rằng: Khi cảm nhận được sự khổ của thế gian nên đức Phật đã quyết tâm tìm con đường giải thoát, nhằm thoát khổ cho mình và cả nhân loại. Trãi qua thời gian tu học, hàng Phật tử ít nhiều đã biết về khổ, nguyên nhân của khổ, cảnh giới thoát khổ và con đường thoát khổ. Khi hiểu biết được điều ấy hàng Phật tử nên thực hành theo con đường mà đức Phật đã chỉ bày mới có thể dứt khổ được vui. 

 Từ kinh Tăng Chi bộ chương thứ 5, Ngài dạy về năm pháp khiến cho chánh pháp được an trụ không biến mất đó là:

  1. Cẩn trọng nghe pháp

  2. Cẩn trọng học pháp

  3. Cẩn trọng thọ trì pháp

  4. Cẩn trọng quan sát ý nghĩa pháp được thọ trì

  5. Cẩn trọng thực hành pháp và tùy pháp

Muốn thế giới hòa bình chúng sanh an lạc không hỗn loạn thì chúng sanh phải nghe pháp và tinh tấn thực hành pháp. Nên bổn phận của người Phật tử phải đem chánh pháp đến với mọi người và làm cho mọi người hết khổ được vui, đó là chúng ta đã đền đáp phần nào công ơn của đức Phật. 

Đại chúng trang nghiêm lắng nghe

Đạo Phật là đạo luôn lấy trí tuệ làm sự nghiệp, nhìn tất cả các pháp bằng con mắt tuệ giác. Qua bài kinh “Vương Tử Vô Uý” Thượng tọa chỉ ra ba tiêu chí nhằm giúp cho hàng Phật tử nắm rõ và giá trị của pháp Phật để thực hành đó là:

  1. Như Lai nói pháp như thật

  2. Như Lai nói pháp như chân

  3. Như Lai nói pháp tương ứng với mục đích.

Ba tiêu chí ấy đều đưa đến mục đích làm cho chúng sanh thoát khổ được vui. Cũng là phương pháp xác định tính chân chánh của pháp. Nếu người đệ tử Phật mà không hiểu pháp Phật thì rất dễ lầm đường lạc lối, vì không hiểu đúng chánh pháp và giá trị chính yếu, nên chúng ta dễ hoang mang khi bị ngoại cảnh tác động. Do vậy, hàng Phật tử phải tư duy thấu đáo bằng nhìn con mắt tuệ giác để thực hành đúng theo chánh pháp của đức Phật để mình và người đều được an vui hết khổ.

          Phương tiện pháp  tương ứng với phương pháp thực hành pháp Phật dạy, giúp chúng sanh hiểu sâu về nhân quả, hướng chúng sanh đến nhân thừa và thiên thừa, đây là phương tiện pháp là con đường căn bản của người Phật tử. Từ phương tiện pháp sẽ đưa đến phương pháp thực hành theo lời Phật dạy qua 2 tiêu chí:

  1. Giúp chúng sanh đạt được định tỉnh

  2. Giúp chúng sanh phát được trí tuệ

Thông qua việc quán chiếu rõ về thực tánh của các pháp bằng pháp thực hành Tứ Niệm Xứ (thân, thọ, tâm, pháp) mà giác ngộ được pháp Phật, đạt đựợc trí tuệ giác ngộ. 

Ban Tổ chức lắng nghe lời giảng của Thượng tọa

Thượng tọa còn chỉ ra cho hàng Phật tử thấy được những hiện tượng lạ gặp phải khi tọa thiền, để không bị lạc pháp “ví như người xoay lưng lại với Phật mà đi nếu càng tinh tấn thì càng xa Phật” qua đây, giúp cho hàng Phật tử thực hành đúng chánh pháp để ngày càng gần Phật hơn. 

Ngài dạy rằng: Tất cả vạn vật trên vũ trụ này hễ có tướng đều vô thường và vô ngã. Khi sanh ra trên cõi đời này thì tất cả chúng sanh đều chịu chi phối bởi thân ngũ uẩn nên khổ vì sanh, lão, bệnh, tử. Vì vậy,  thoát khổ là vấn đề chung của nhân loại không của riêng ai. Do đây, mà Đức Phật đã từ bỏ vinh hoa phú quý, cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan mà tìm đường thoát khổ. Ngài đã tìm ra con đường trung đạo và chứng thành Phật quả. Khi giác ngộ Ngài đã thốt lên rằng: “Lạ thay, lạ thay! tất cả chúng sanh đều có thể tánh giác ngộ như ta” do vậy, nên sau khi thành đạo đức Phật đã đem chánh pháp truyền trao lại cho hàng đệ tử với mong muốn rằng giúp cho chúng sanh thoát khổ giác ngộ.

hình ảnh trang nghiêm trong buổi giảng

Nhờ hiểu và thực hành pháp nên chúng ta biết được tất cả các pháp trên cuộc đời này đều vô thường như giấc mộng, do đây buôn bỏ được nỗi khổ niềm đau tiến đến đời sống an vui giải thoát của thường, lạc, ngã, tịnh. Nên đức Phật ra đời không ngoài mục đích “khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến”.

Cuối thời pháp Ngài nhấn mạnh: Tri ân Phật chúng ta học và thực hành, hoằng truyền chánh pháp của Phật, để pháp Phật cửu trụ ở thế gian đó là phương pháp đền ơn Phật thiết thực nhất.

Ban Tổ chức cảm tạ Thượng tọa Giảng sư

Thời thuyết pháp được khép lại trong, sự trang nghiêm tĩnh lặng, với tất cả lòng thành kính tri ân từ tự tâm của những người con Phật trên khắp năm châu bốn biển hướng về khóa tu “Tỏa Ngát Hương Đàm” do Phân Ban Phật tử hải ngoại-Ban Hướng dẫn Phật tử TW tổ chức.

                                                                         Tiểu ban TT-TT Phân ban PT Hải ngoại TƯ

 

 

 

Download Android Download iOS
Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online