Kiên Giang: Các chùa Khmer tất bật chuẩn bị đón tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2023 của đồng bào Khmer đang về mang theo sinh khí rộn ràng tại địa phương có đông đồng bào Khmer sinh sống. Đây cũng là lúc nhiều chùa Khmer tất bật dọn dẹp vệ sinh, chuẩn bị đón một cái tết cổ truyền vui tươi, hạnh phúc và đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

Trong cái nắng của những ngày đầu tháng 4, có dịp về các xóm ấp, hay các chùa Phật giáo Nam tông Khmer trên địa bàn tỉnh, chúng tôi cảm nhận được không khí háo hức chuẩn bị đón tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer. Hình ảnh dễ bắt gặp nhất trong những ngày này là các chùa đang tất bật cho hoàn thành, tu sửa các công trình nghệ thuật kiến trúc tại chùa.

Tại TP. Rạch Giá, các chùa Nam tông Khmer đã tất bật chuẩn bị cho ngày tết truyền thống của đồng bào Khmer. Tại chùa Phật Lớn, phường Vĩnh Quang, những ngày qua đồng bào phật tử và chư tăng đã tập trung dọn dẹp vệ sinh, trùng tu các hạng mục để sẵn sàng cho đón năm mới. Đại đức Danh Liệm - chùa Phật Lớn cho biết: “Dịp tết cổ truyền hàng năm, đồng bào phật tử tề tựu về chùa rất đông, nên việc trang trí các tiểu cảnh để đồng bào phật tử đến và chiêm ngưỡng. Bên cạnh đó, công tác đảm bảo an ninh trật tự cũng được chùa quan tâm trong dịp tết cổ truyền năm nay”.

Nhằm tạo các điểm check in khi đến viếng chùa dịp tết cổ truyền, chư tăng chùa Rạch Sỏi những ngày qua tất bật ngày đêm chuẩn bị các tiểu cảnh như cảnh nhà xưa, đường hoa... Theo đạo đức Danh Sóc Khênh - Trụ trì chùa Rạch Sỏi, khác với mọi năm, năm nay chùa đầu tư hơn về ánh sáng, tạo không gian sạch và nhiều cảnh đẹp. “Bên cạnh đó, chùa còn chuẩn bị nhiều hoạt động vui chơi như đập nồi đất, kéo co, nhảy bao bố... để đồng bào phật tử gần xa có cơ hội tham gia các trò chơi dân gian, thư giãn sau những ngày lao động vất vả” đại đức Danh Sóc Khênh cho biết.   

Tại chùa Xẻo Cạn (U Minh Thượng), Ban quản trị chùa cũng đã họp để thông qua kế hoạch tổ chức lễ đón tết cổ truyền năm 2023. Theo đó, năm nay chùa sẽ tổ chức nhiều hoạt động lễ như rước đại lịch, cung đón chư thiên, đấp núi cát... Bên cạnh có, chùa sẽ tổ chức các trò chơi dân gian, và biểu diễn văn nghệ. Hàng năm vào dịp tết cổ truyền, chùa đón tiếp gần 1.000 lượt phật tử đến dâng hương. Những ngày qua, đồng bào phật tử tề tựu về chùa để dọn dẹp vệ sinh, cùng nhau đóng góp tiền để lót gạch sân chùa. “Năm nào cũng vậy, vào các đêm diễn ra buổi lễ, phật tử tập trung đông đều tổ ca múa hát. Năm nay chúng tôi đồng lòng cùng nhau đóng góp tiền lót gạch sân mới sạch đẹp để vui chơi và chào đón năm mới” chị Thị Lời, ngụ xã Thạnh Yên cho biết.

Một hoạt động khác được các chùa chuẩn bị sôi nổi là chương trình biểu diễn nghệ thuật, thi đấu thể thao, trò chơi dân gian. Vào khoàng 18 giờ 30 phút hàng đêm, gần 1 tháng nay, đội văn nghệ chùa Thứ Năm (An Biên) đã dành thời gian tập luyện các tiết mục văn nghệ, điệu múa và dàn nhạc ngũ âm để phục vụ đồng bào vào dịp tết. Phần lớn các thành viên đội múa là học sinh nên việc tập hợp cũng khó khăn, nhưng với sự yêu mến và đam mê các thành viên trong đội đều tham gia đông đủ để có sự chuẩn bị tốt nhất. “Đối với các lễ hội văn hóa của đồng bào Khmer, chương trình nghệ thuật luôn là một hoạt động không thể thiếu. Chùa đã tập hợp các em học sinh luyện tập văn nghệ và nhạc ngũ âm. Bên cạnh đó, chùa đã mở rộng sân chùa và thiết kế xây sân khấu mới để chương trình văn nghệ năm mới được hay hơn” thượng tọa Danh Nâng - Phó Chủ tịch kiêm Chánh Thư ký Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh, trụ trì chùa Thứ Năm chia sẻ.

Tại chùa Cà Nhung (Gò Quao) từ sáng sớm đồng bào phật tử tại địa phương đã đến quét dọn, nhổ cỏ quanh sân chùa. Tuy đây là công việc thường xuyên của đồng bào phật tử, nhưng những ngày này tiếng nói, tiếng cười rôn rã hơn. Vừa quét sân chùa chị Thị Kim Tuồng, ngụ xã Định Hòa cho biết: “Năm nay, tình hình dịch bệnh được kiểm soát nên nhiều phật tử đi làm xa cũng về quê trong dịp tết cổ truyền. Bên cạnh các phần lễ, những hoạt động hội cũng được nhiều đồng bào quan tâm, chùa cũng sẽ tổ chức các trò chơi, biểu diễn văn nghệ, qua đó tạo được sự đầm ấm, vui tươi trong dịp Chol Chnam Thmay”.

Hàng năm vào dịp tết cổ truyền, đồng bào Khmer tại phường biên giới Mỹ Đức (TP. Hà Tiên) đều tập trung về chùa Xà Xía để làm lễ cầu an, cầu mong năm mới mọi gia đình đều được bình an, hạnh phúc. Đến nay, chư tăng chùa đã cơ bản hoàn thành các hạng mục để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của đồng bào Khmer tại đây. “Chư tăng và thành viên Ban quản trị chùa cũng vận động người dân xây dựng bàn thờ đón chư thiên, núi cát và những nghi thức truyền thống. Thông qua các lễ hội sẽ giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ và bảo tồn những nghi thức truyền thống trong dịp tết cổ truyền của đồng bào Khmer” đại đức Chau Bện - Trụ trì chùa Xà Xía cho biết.

Thiện Hiếu

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Hải Dương: Chùa An Đức và chùa Khánh Linh thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang

Ngày 22/12/2024, tại xã Bản Phùng huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang, chư Tôn đức Ni và Phật tử CLB Liên Hoa chùa An Đức và CLB Từ Tâm chùa Khánh Linh huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương đã thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang, trao gần 300 phần quà đến đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online