Kiên Giang: Chùa Bửu Hưng tổ chức khoá tu “Tìm về nẻo giác” lần thứ 5 và tưởng niệm cố Ni trưởng Thích Nữ Diệu Hỏa

Nghe đọc bài:

PSO – Ngày 7/4/2024 (nhằm ngày 29/2 năm Giáp Thìn), chùa Bửu Hưng, xã Vĩnh Hoà Hưng Bắc, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang tiếp tục tổ chức khóa tu “Tìm về nẻo giác” lần thứ năm với chủ đề: “Nối gót tiền nhân”. Dịp này, chùa cũng tổ chức lễ tưởng niệm cố Ni trưởng Thích Nữ Diệu Hỏa - Đệ nhị trụ trì chùa Bửu Hưng.

Mở đầu khoá tu, chư Tôn đức và quý Phật tử trang nghiêm cử hành lễ nhiễu tháp tưởng niệm Giác linh chư vị Hòa thượng tiền bối khai sơn tạo tự và trụ trì qua nhiều thời kỳ tại ngôi Tam bảo Bửu Hựng tự.

Lễ nhiễu tháp tưởng niệm Giác linh chư vị Hòa thượng tiền bối

Lễ nhiễu tháp dưới sự hướng dẫn của Đại đức trụ trì Thích Phước Huệ và chư Tăng bổn tự, thể hiện tinh thần tri ân, báo ân đối với chư Tôn thiền đức đã dày công vun đắp cho ngôi chùa Bửu Hưng và nguyện cầu quốc thới dân an.

Sau đó, quý chư Tôn đức và Phật tử vân tập về giảng đường để tụng kinh Sám hối, ôn tụng 5 giới và 3 sự quay về nương tựa.

Tiếp theo, Đại đức trụ trì hướng dẫn các Phật tử tụng bài kinh Bát Chánh đạo và cung thỉnh Thượng tọa Thích Phước Thành - Ủy viên HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Hậu Giang quang lâm ban thời pháp thoại đến Phật tử với chủ đề “Nối gót tiền nhân”.

Thượng tọa Thích Phước Thành - Ủy viên HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Hậu Giang chia sẻ pháp thoại

Chia sẻ về các bậc Tổ sư và tiền nhân nơi đây, Thượng tọa cho biết: Lúc đó, nơi đây còn là một vùng xa xôi cách trở, đất nước loạn lạc, hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn nhưng các vị Tổ sư đã rất cố gắng, tạo dựng nên được ngôi chùa Bửu Hưng này hơn 100 năm trước. Ngày nay, để nối gót các bậc tiền nhân trước đó, trụ trì hiện nay là ĐĐ. Thích Phước Huệ tiếp tục phụng sự và hướng dẫn Phật tử tu học theo chánh pháp Như Lai. Và giờ đây, sau gần 2 năm trở lại, Thượng tọa càng thêm hoan hỷ khi thấy ngôi Tam bảo với những hoạt động Phật sự, tu học rất hăng say và nhiệt huyết.

Dịp này, Thượng tọa cũng giải thích thêm về Phước Huệ song tu. Tu Phước xuất phát từ lòng từ bi, vì thương người, thương vật nên chúng ta mới thi ân giúp đỡ. Còn tu Huệ, thì xuất phát từ lý trí, biện biệt được lẽ chánh tà, chân ngụy. Trong kinh Phật dạy, người Phật tử cần phải gia công tu tập cả hai: “Phước trí lưỡng toàn mới phương tác Phật”. Nếu chỉ có từ bi mà không có trí huệ đi kèm, thì từ bi đó dễ trở thành mù quáng. Ngược lại, chỉ có biết tu huệ không thôi, thì đó là trí huệ khô, chẳng làm lợi lạc cho ai. Vì vậy, người Phật tử cần phải tu hết cả hai. Tu tập phước và huệ song song để Phật tử có thể loại trừ những thứ ấy, để nếu chưa thành Phật thì ít nhất chúng ta cũng trở thành một chân Phật tử có một cuộc sống an lạc, tỉnh thức và hạnh phúc.

Sau thời pháp thoại, tại nơi chánh điện, chư Tôn đức và Phật tử tiến hành khóa lễ Cúng ngọ và cung tiến Giác linh cố Ni trưởng Thích Nữ Diệu Hỏa.

Tôn dung cố Ni trưởng Thích Nữ Diệu Hỏa

Sau đó, tại nơi giảng đường trang nghiêm, lễ tưởng niệm cố Ni trưởng Đệ nhị trụ trì chùa Bửu Hưng được long trọng diễn ra dưới sự chứng minh của HT. Thích Thiện Huệ - Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh Hậu Giang.

Tại buổi lễ, chư Tôn đức Tăng cùng dâng hương tưởng niệm cố Ni trưởng. Nhất tâm cầu nguyện Giác linh Ni trưởng cao đăng thượng phẩm, quả chứng vô sanh.

Tiếp đó, chư Tôn đức và hành giả dùng cơm trong chánh niệm, tỉnh giác và lòng biết ơn. Đây cũng là phép thực tập rất sâu sắc. Trong khi ăn các hành giả thiết lập thân tâm trong giây phút hiện tại để tiếp xúc với thức ăn và chư Tăng đang có mặt. Không để tâm ý bị lôi kéo bởi quá khứ, tương lai và những lo lắng, buồn giận.

Giờ chiều là thời khóa tụng kinh Phước Đức. Đại đức trụ trì cùng quý Phật tử cùng ngồi ngẫm lại lời kinh tiếng kệ để ứng dụng và hành trì trong cuộc sống.

Sau đó nơi giảng đường, Đại đức trụ trì và Phật tử cùng thiền tọa. Niềm hỷ lạc từ tâm định tĩnh mang lại, người thực hành thiền sẽ từng bước từng bước đi tới đẹp và thơm như một đoá sen.

Tiếp theo là thời khoá pháp đàm với chủ đề “Gương sáng tiền nhân” do Đại đức trụ trì Thích Phước Huệ và Đại đức Thích Phước An làm chủ toạ.

Đại đức Thích Phước Huệ - trụ trì chùa Bửu Hưng 

Dịp này, đại chúng cũng được lắng nghe nhiều chia sẻ từ quý Phật tử, từ câu chuyện đời thường và góc độ sống qua lời dạy của Đức Phật.

Được biết, “Tìm về nẻo giác” là khoá tu một ngày do chùa Bửu Hưng tổ chức định kỳ vào Chủ nhật của tuần cuối cùng trong tháng âm lịch. Đây là hoạt động ý nghĩa dành cho quý Phật tử các nơi trở về tu học qua các thời khoá miên mật, khoá tu chính là cơ hội gieo mầm an lạc cho mỗi hành giả tham dự, mang lại lợi lạc cho Phật tử, nhân dân nơi vùng quê này.

Tin, ảnh: Minh Thái, Minh Tuấn

Download Android Download iOS
Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

Bình Định: Lễ ký kết chương trình phối hợp giữa Hội LHTN thành phố và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Tp. Quy Nhơn

PSO - Sáng ngày 11/11/2024 (nhằm ngày 11/10/Giáp Thìn), tại Hội trường Khối Mặt trận Đoàn thể (Trung tâm hành chính Tp. Quy Nhơn, 30 Nguyễn Huệ) đã diễn ra lễ Ký kết chương trình phối hợp giữa Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố và Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố giai đoạn 2024 - 2026.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online