Kiên Giang: Đoàn Ban Văn hóa Trung ương Khảo sát Kiến trúc Phật giáo tại các tự viên tiêu biểu trên địa bàn tỉnh

PSO - Ngày 22/9/2022, đoàn đã làm việc với Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Kiên Giang. Đón tiếp đoàn có: HT. Danh Đổng – UVTT HĐTS – Trưởng BTS GHPGVN tỉnh; TT. Thích Minh Nhẫn – UVTT HĐTS, Phó Trưởng ban TT BTS GHPGVN tỉnh; TT. Thích Minh Tiến – UV HĐTS Phó Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh cùng chư Tôn đức Tăng Ni Thường trực trong BTS. Kiên Giang là tỉnh cuối cùng của ĐBSCL mà đoàn Khảo sát Kiến trúc Phật giáo BVH TƯ GHPGVN đến tiếp cận nghiên cứu, đánh giá về kiến trúc và di sản của từng ngôi chùa trong đợt khảo sát này. Đoàn đã làm việc với các ngôi chùa, tự viện tại tỉnh Kiên Giang. Điểm đến mở đầu của đoàn khảo sát là chùa Ratanaransi Láng Cát (TP. Rạch Giá) do ĐĐ. Long Phi Yến làm trụ trì. Chùa  Ratanaransi Láng Cát mang nét đặc trưng văn hoá kiến trúc Angcovat (Campuchia) do một nhà sư truyền đạo người Campuchia đến vùng đất này từ hơn 600 năm trước, dừng chân ở lại nơi đây, nhà sư đã xây dựng ngôi chánh điện này, giúp dân tu tập. Tiếp nối nhiều đời trụ trì, tháng 5 năm 2022, ĐĐ. Long Phi Yến  được bổ nhiệm trụ trì. Tâm nguyện của ĐĐ. Long Phi Yến là xây dựng lại ngôi Chánh điện đã xuống cấp, trang thiết, sắp xếp lại các khu vực thờ tự, giữ gìn bản sắc tinh hoa của ngôi cổ tự để không chỉ là nơi hành đạo, học Phật, tu tập mà còn là một địa chỉ du ngoạn tâm linh giá trị nơi vùng đất phương Nam. Rời chùa Láng Cát, đoàn công tác đến chùa Sắc Tứ Tam Bảo. Trong giai đoạn 1939 – 1941 chùa cũng là trạm liên lạc của Xứ ủy Nam Kỳ – địa điểm họp bí mật của Đảng, hội Phật Học Kiêm Tế, Hội Phật học Nam Việt. Đối với người Kiên Giang, ngôi chùa có vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển Phật giáo của địa phương này. Chùa được thành lập vào cuối thế kỷ XVIII, ngôi chùa không chỉ có vẻ đẹp hoàn hảo thu hút du khách và người dân  đến chùa, mà đây còn là địa chỉ nuôi giấu cán bộ, hoạt động cách mạng trong chiến tranh. Năm 1988, chùa Sắc Tứ Tam Bảo – Rạch Giá, Kiên Giang được công nhận là Di tích Lịch sử Văn hoá cấp Quốc gia trở thành điểm du lịch thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến chiêm bái thắng cảnh tâm linh này. Sau đó Đoàn đã đến Tịnh xá Ngọc Sơn được xây dựng năm 1964 thuộc Giáo đoàn 4 Giáo hội Tăng già Khất sĩ VN, Cố HT. Thích Giác Phúc lúc đó là trụ trì. Từ năm 1980 đến nay, HT. Thích Minh Nhuần trụ trì Tịnh xá này. Chánh điện có pho tượng đản sinh. Chánh điện được bài trí đơn giản, trang nghiêm. Giữa Chánh điện là pháp tháp 3 cấp, tôn trí tượng đức Phật Thích Ca. Đây là ngôi chùa tiêu biểu của Hệ khất sĩ ở tỉnh Kiên Giang. Điểm cuối cùng nơi đoàn đến là chùa Phật Quang tọa lạc ở (số 83 đường Quang Trung, phường Vĩnh Quang, TP. Rạch Giá). Ngôi chùa gắn với tên tuổi đạo hạnh HT. Thích Giác Phước đã nhập Niết bàn, ngày từ cuối thời thuộc Pháp, những năm 1950. Trụ trì hiện nay là TT. Thích Minh Nhẫn, vốn xuất gia tu học với Sư ông Giác Phước từ năm 13 tuổi. Thượng toạ được Hòa thượng chăm lo sự học đến nơi đến chốn ở Đại Tòng Lâm, và du học ngành triết học và quản trị ở nước ngoài. Tư tưởng, học thuật của vị trụ trì phần nào thể hiện qua kiến trúc hiện có của Phật Quang tự, một công trình ẩn mình trong tứ hợp diện kín bưng, mang bên trong chính điện đúng cách truyền thống Phật giáo và cả khối kiến trúc hiện đại được cho là khu phục vụ sự kiện Phật sự lớn nhất tỉnh. Sau đây là một số hình ảnh được ghi nhận:

Thực hiện: Hoà Nhã – PSO

Download Android Download iOS
Kỷ niệm 30 năm Lớp Sơ cấp Phật học Quận 3 - Hành trình ba thập kỷ truyền đăng tục diệm

Sáng ngày 24/11/2024, tại chùa Phước Hòa (Quận 3, TP.HCM), buổi lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Lớp Sơ cấp Phật học Quận 3 đã diễn ra trang trọng, đánh dấu hành trình ba thập kỷ phụng sự giáo dục Phật học và đào tạo Tăng Ni sinh.

Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Bình Phước: Phật giáo huyện Bù Gia Mập tưởng niệm 716 năm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn

Sáng nay, ngày 24/11/2024, tại Thiền Tự Trúc Lâm Thiên Sơn (thôn Khắc Khoan, xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước) Thường trực Ban Trị sự Phật giáo huyện Bù Gia Mập đã tổ chức khóa tu lần thứ 10 cho Tăng Ni Phật tử huyện nhà và tưởng niệm 716 năm ngày Điều ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn (1308-2024).

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online