Kiên Giang: Hội nghị giao ban với chư Tăng, Phật tử Nam tông Khmer ba huyện Gò Quao, Giồng Riềng và Châu Thành

Nghe đọc bài:

 

PSO - Sáng ngày 19/4/2024, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Kiên Giang, Hội đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh đã tổ chức hội nghị giao ban với đại diện chư Tăng, các vị Achar, Phật tử tiêu biểu các chùa Phật giáo Nam tông Khmer của ba huyện Châu Thành, Gò Quao và Giồng Riềng.

Toàn cảnh phiên họp

Hội nghị diễn ra tại chùa Cà Nhung, xã Định Hòa, huyện Gò Quao, dưới sự chủ tọa của HT. Danh Đổng, Ủy viên Thường trực HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Kiên Giang; TT. Thích Minh Nhẫn, Ủy viên Thư ký HĐTS, Phó trưởng ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh; HT. Danh Lân, Ủy viên HĐTS, Phó BTS tỉnh; TT. Danh Phản, Phó BTS tỉnh; HT. Lý Long Công Danh, Ủy viên Thường trực BTS tỉnh; ĐĐ. Châu Hoài Thái, Ủy viên HĐTS, Phó Văn phòng 2 TƯGH.

Đại diện chính quyền tham dự

Tham dự còn có ông Nguyễn Văn Phích, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Kiên Giang; ông Danh Phúc, Trưởng ban Dân tộc tỉnh; ông Phạm Thanh Hùng, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh; ông Lê Văn Núi, Trưởng ban Tôn giáo tỉnh; Thượng tá Võ Quốc Đoàn, Phó trưởng phòng An ninh Nội địa Công an tỉnh cùng chư Tôn đức lãnh đạo Ban Trị sự Phật giáo huyện, Hội đoàn kết Sư sãi yêu nước huyện, lãnh đạo các cơ quan, ban ngành của 3 huyện Châu Thành, Gò Quao và Giồng Riềng.

HT. Danh Đổng phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc, HT. Danh Đổng nhấn mạnh, hội nghị giao ban là dịp để Ban Trị sự tỉnh cũng như Hội đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh, lãnh đạo chính quyền lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của chư Tăng, đồng bào Khmer của 3 huyện trong việc quản lý các cơ sở tự viện để từ đó đưa ra phương hướng giải quyết, ghi nhận và đưa vào chương trình hoạt động của Ban Trị sự tỉnh, hỗ trợ các chùa Phật giáo Nam tông Khmer hoạt động ngày càng thuận lợi, phát triển theo đúng Hiến chương GHPGVN, Quy chế hoạt động Ban Tăng sự Trung ương và pháp luật Nhà nước. 

Đại diện Ban Trị sự PG của 3 huyện đã báo cáo sơ lượt những thành tựu Phật sự….

Tại hội nghị, đại diện Ban Trị sự Phật giáo của 3 huyện đã báo cáo sơ lượt những thành tựu Phật sự, những thuận lợi cũng như khó khăn của huyện nhà đang gặp phải.

Đại diện các chùa lần lượt phát biểu

Tiếp đó, chư Tôn đức Tăng là trụ trì, phó trụ trì, các vị Achar, Phật tử tiêu biểu đại diện cho các chùa lần lượt nêu lên những thành quả hoạt động, những khó khăn, khúc mắc cần được giải quyết.

Trong các ý kiến, nhiều vấn đề đã được đề cập, trong đó công tác giáo dục, đào tạo luôn được các chùa quan tâm như: cơ sở vật chất dạy chữ Khmer cho chư Tăng, con em đồng bào bị thiếu hoặc xuống cấp, cần được đầu tư nâng cấp; hỗ trợ sách vở, dụng cụ học tập cho các lớp Khmer ngữ; đưa chữ Khmer vào chương trình học phổ thông… Các vấn đề khác cũng được đại diện các chùa trình bày và đề nghị hỗ trợ như: Bổ nhiệm trụ trì các chùa chưa có trụ trì; cấp mới - cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; xây mới - tu sửa các lò hỏa táng; đề nghị các ban ngành giúp đỡ để gìn giữ và phát huy nét văn hóa của đồng bào Khmer…

Đại diện lãnh đạo 3 huyện giải trình

Sau khi các ý kiến được trình bày, lãnh đạo các cơ quan, ban ngành của từng huyện lần lượt trả lời và đề xuất hướng giải quyết. Các vị cũng ghi nhận những ý kiến của các chùa để trình Huyện ủy, UBND huyện và các cơ quan hữu quan để giải quyết, hỗ trợ. Tiếp đó, ông Danh Phúc, Trưởng ban Dân tộc tỉnh và ông Phạm Thanh Hùng, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh cũng trả lời những thắc mắc, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về các lĩnh vực liên quan hai cơ quan này.

Hai đại diện lãnh đạo cấp tỉnh giải trình 

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Phích, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy đánh giá cao việc tổ chức hội nghị giao ban này. Ông khẳng định, chính sách về dân tộc, tôn giáo luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm đặc biệt và triển khai, quán triệt sâu rộng.

Ông Nguyễn Văn Phích phát biểu đánh giá

Ông Nguyễn Văn Phích ghi nhận những kiến nghị của chư Tăng, Phật tử các huyện. Đồng thời đề nghị các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ cần chủ động hơn nữa trong công tác tham mưu, đề xuất các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực phụ trách, nhằm đảm bảo đồng bào dân tộc Khmer được hỗ trợ kịp thời, thiết thực và hiệu quả. Bên cạnh đó, trụ trì các chùa Nam tông Khmer cũng cần có mối liên hệ chặt chẽ với cơ quan chính quyền tại địa phương.

TT. Thích Minh Nhẫn phát biểu đúc kết

Đúc kết hội nghị, TT. Thích Minh Nhẫn tiếp nhận và đánh giá cao những ý kiến, đề xuất của chư Tăng trụ trì, các vị Achar, Phật tử của 3 huyện. Thượng tọa khẳng định, Ban Trị sự tỉnh luôn quan tâm, hỗ trợ hết mình để hoạt động của các chùa Nam tông Khmer ổn định và phát triển. Trong thời gian qua, Ban Trị sự tỉnh đã và đang triển khai những chương trình hỗ trợ cho Phật giáo Nam tông Khmer, đặc biệt là công tác giáo dục, hoằng pháp: Ban Trị sự, lãnh đạo tỉnh và Trung ương Giáo hội nhận thấy việc thành lập trường Trung cấp Phật học Nam tông Khmer là nhu cầu thiết yếu của tỉnh nhà, nay cũng đang từng bước hoàn thành các thủ tục theo quy định đã trình các cơ quan hữu quan; Ban Trị sự tỉnh sẽ tiếp tục quan tâm chỉ đạo, vận động nguồn xã hội hóa để xây dựng lớp học, hỗ trợ tập sách giáo khoa, trang thiết bị dạy và học cho các chùa; thành lập Phân ban Hoằng pháp Phật giáo Nam tông cấp tỉnh; phối hợp với Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh tiếp tục tập huấn về quốc phòng an ninh… Đặc biệt sắp tới sẽ tiến hành thành lập Ban quản trị các chùa Nam tông theo Thông tư hướng dẫn của Trung ương Giáo hội. Đồng thời, TT. Thích Minh Nhẫn cũng đã thông tin đến Hội một số phương hướng hoạt động Phật sự trọng tâm sắp tới của Giáo hội tỉnh và lưu tâm một số vấn đề trên mạng xã hội hiện nay khi tiếp nhận thông tin cần chánh niệm và bình tĩnh, có chọn lọc, không để kẻ xấu lợi dụng lôi kéo, xuyên tạc hoạt động của Giáo hội, của Đảng, Nhà nước và các hoạt động trái pháp luật.  

HT. Danh Lân phát biểu cảm tạ

Hội nghị đã kết thúc thành công tốt đẹp sau lời phát biểu cảm tạ của HT. Danh Lân.

Tích Trí

Download Android Download iOS
Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

Bình Định: Lễ ký kết chương trình phối hợp giữa Hội LHTN thành phố và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Tp. Quy Nhơn

PSO - Sáng ngày 11/11/2024 (nhằm ngày 11/10/Giáp Thìn), tại Hội trường Khối Mặt trận Đoàn thể (Trung tâm hành chính Tp. Quy Nhơn, 30 Nguyễn Huệ) đã diễn ra lễ Ký kết chương trình phối hợp giữa Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố và Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố giai đoạn 2024 - 2026.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online