Kiên Giang Tổ chức họp mặt Chôl Chnăm Thmây năm 2023

Sáng 10-4, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức họp mặt mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2023.

Tham dự có: ông Đỗ Thanh Bình - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Kiên Giang; bà Lê Thị Vệ - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; ông Nguyễn Lưu Trung - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; ông Danh Phúc - Tỉnh ủy viên, Trưởng ban Dân tộc tỉnh; HT. Danh Đổng - Ủy viên Ban thường trực HĐTS, Trưởng Ban trị sự GHPGVN tỉnh, Chủ tịch Hội ĐKSSYN tỉnh Kiên Giang và hơn 120 đại biểu là cán bộ lãnh đạo, cán bộ hưu trí, các chức sắc, người có uy tín, mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình chính sách tiêu biểu là đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh.

ông Đỗ Thanh Bình - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Kiên Giang phát biểu

Tại buổi họp mặt, thay mặt lãnh đạo tỉnh, ông Đỗ Thanh Bình gửi lời chúc các vị Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, các chức sắc, người có uy tín, cán bộ, chiến sĩ, cùng toàn thể đồng bào Khmer trong tỉnh năm mới dồi dào sức khỏe, đón Tết cổ truyền vui tươi, an lành, đầm ấm và hạnh phúc.

Phát biểu tại buổi lễ, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Thanh Bình cho biết, năm 2022, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng tỉnh đã phấn đấu thực hiện đạt được những kết quả hết sức quan trọng, hầu hết các chỉ tiêu, nhiệm vụ đều hoàn thành theo kế hoạch. Kinh tế phục hồi và tăng trưởng 7,7%, cao nhất trong 5 năm gần đây; quy mô kinh tế của tỉnh vươn lên đứng thứ hai trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; GRDP đạt trên 116 ngàn tỷ đồng.

Sản lượng lúa cả năm đạt hơn 4,4 triệu tấn, vượt 0,19% kế hoạch. Dịch vụ phục hồi phát triển mạnh mẽ, đặc biệt du lịch thu hút hơn 7,5 triệu lượt khách, vượt 35,15% kế hoạch, tăng 142% so cùng kỳ. Thu ngân sách nhà nước đạt khoảng 12 ngàn tỷ đồng, vượt 4,81% dự toán. Kim ngạch xuất khẩu đạt 802 triệu USD, vượt 2,82% kế hoạch, tăng 9,71% so cùng kỳ.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được quan tâm đầu tư, diện mạo của tỉnh ta có nhiều khởi sắc. Toàn tỉnh có 5 huyện, thành phố đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới, 107 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội được quan tâm thực hiện tốt hơn. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, nâng lên. Quốc phòng - an ninh được cũng cố tăng cường, chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững, công tác đối ngoại tiếp tục được mở rộng.

Những tháng đầu năm 2023, mặc dù cũng gặp không ít khó khăn, nhưng với sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, quyết liệt của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh ngay từ đầu năm, nên kết quả đạt được khá tích cực. Kinh tế duy trì mức tăng trưởng khá cao 6,25%, xếp thứ tư khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; hầu hết các ngành, lĩnh vực đều có chuyển biến tiến bộ. Những kết quả tích cực đó, thể hiện đoàn kết thống nhất, sự chung sức, đồng lòng, quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh, trong đó có sự đóng góp quan trọng của đồng Khmer.

Để thực hiện tốt và đạt kết quả cao hơn nữa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Thanh Bình đề nghị Ban Dân tộc tỉnh, quý vị hòa thượng, thượng tọa, đại đức, Ban quản trị các chùa và các đại biểu tiếp tục tuyên truyền, giáo dục để đồng bào Khmer hiểu và chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; bằng nhiều phương thức, động viên, giúp đồng bào nâng cao ý thức tự lực, tự cường, chi tiêu tiết kiệm, phấn đấu lao động sản xuất, tiêu biểu gương mẫu trong các cuộc vận động, phong trào của địa phương, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

ông Đỗ Thanh Bình - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Kiên Giang tặng quà chúc mừng tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây đến chức sắc, người có uy tín tiêu biểu.

Bên cạnh đó, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Thanh Bình đề nghị Ban Dân tộc tỉnh chủ động phối hợp với các sở, ngành, địa phương tham mưu Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội trong vùng đồng bào Khmer, nhất là chính sách về giáo dục, y tế, an sinh xã hội, hỗ trợ sản xuất, đào tạo nghề, việc làm, chương trình giảm nghèo... Đối với cán bộ, chiến sĩ là người Khmer, cần cố gắng khắc phục khó khăn, ra sức học tập để nâng cao trình độ văn hoá, lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, tích cực phấn đấu trong công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng quê hương Kiên Giang ngày càng giàu mạnh...

Một số hình ảnh ghi nhận:

Thiện Hiếu

Download Android Download iOS
Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online