Làm theo lời Bác, sống tốt đời, đẹp đạo

Học và làm theo lời Bác, nhiều vị sư Khmer ở Kiên Giang sống tốt đời, đẹp đạo và tích cực vận động nhà hảo tâm thực hiện nhiều hoạt động vì cộng đồng, góp phần xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

15 NĂM NỐI NHỮNG BỜ VUI

Hòa thượng Lý Long Công Danh - trụ trì chùa Thủy Liễu, huyện Gò Quao được người dân gần xa biết đến là vị sư xây dựng nhiều cầu nông thôn. Hòa thượng Lý Long Công Danh mong muốn giúp ích cho người dân trong và ngoài địa phương nên năm 2007, Hòa thượng bắt đầu vận động xây dựng cầu, đường.

Hòa thượng Lý Long Công Danh tích cực vận động nhà hảo tâm xây dựng cầu giao thông nông thôn, chăm lo cho người dân

“Trước đây không có cầu, học sinh đi học khó khăn lắm. Nhờ hòa thượng xây cầu nên đi lại dễ dàng hơn. Tôi và người dân ở xã rất biết ơn hòa thượng”, ông Nguyễn Văn Hoàn, ngụ ấp Châu Thành, xã Thủy Liễu cho biết.

Ngoài xã Thủy Liễu, Hòa thượng Lý Long Công Danh còn vận động xây dựng cầu ở các huyện Giồng Riềng, An Minh, Vĩnh Thuận, Gò Quao… Từ năm 2007 đến nay, hòa thượng cùng người dân thiết kế, thi công hơn 120 cây cầu giao thông nông thôn, tổng kinh phí trên 20 tỷ đồng.

“Lúc đầu, sư vận động làm cầu, đường; sau này, nhà hảo tâm muốn xây dựng cầu sẽ tài trợ kinh phí, sư đứng ra thiết kế. Ngày nào còn sức khỏe sư còn xây dựng cầu cho nhân dân đi lại thuận tiện”, Hòa thượng Lý Long Công Danh nói.

“Với uy tín của mình, Hòa thượng Lý Long Công Danh tích cực vận động nhà hảo tâm xây dựng cầu giao thông nông thôn, chăm lo cho người dân, tặng hàng ngàn suất quà cho người nghèo, từ đó đời sống người dân cải thiện, diện mạo nông thôn khởi sắc”, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Thủy Liễu Võ Văn Hoàng cho biết.

CHIA SẺ KHÓ KHĂN 

Những ngày cận tết, gia đình chị Thị Chiên, ngụ tổ 9, khu phố 1, phường Vĩnh Thông, TP. Rạch Giá có được niềm vui đón xuân trong căn nhà mới tổng kinh phí xây dựng trên 160 triệu đồng do Đại đức Danh Út - trụ trì chùa Thôn Dôn, TP. Rạch Giá trao tặng. “Năm nay, đón tết trong căn nhà mới gia đình tôi rất mừng. Có căn nhà kiên cố, vợ chồng tôi cố gắng lao động để lo cho các con ăn học”, chị Thị Chiên chia sẻ.

Không chỉ hỗ trợ kinh phí xây nhà cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, Đại đức Danh Út còn vận động xây dựng cầu giao thông nông thôn tại nhiều xã.

Ông Danh Hương, ngụ khu phố 1, phường Vĩnh Thông, TP. Rạch Giá cho biết: “Cầu Phước Đức 3 được Đại đức Danh Út vận động xây dựng, đưa vào sử dụng trước tết, người dân nơi đây phấn khởi. Việc đi lại, buôn bán hàng hóa của bà con thuận lợi hơn trước đây rất nhiều”.

Đại đức Danh Út - trụ trì chùa Thôn Dôn, TP. Rạch Giá nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang vì có thành tích đột xuất, xuất sắc đóng góp thực hiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

Năm 2022, Đại đức Danh Út vận động xây dựng 9 cây cầu, trao 20 hệ thống nước sạch; trao hàng ngàn suất quà, tổ chức khám bệnh và bốc thuốc nam miễn phí cho hàng ngàn người dân với tổng trị giá trên 3 tỷ đồng.

“Học theo Bác ở tinh thần phục vụ nhân dân, sư vận động các nhà hảo tâm xây dựng cầu, đường và chăm lo cho người nghèo. Ngoài công tác an sinh xã hội, sư còn tuyên truyền, vận động đồng bào, phật tử tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế, thắt chặt tình đoàn kết dân tộc, nâng chất lượng cuộc sống”, Đại đức Danh Út chia sẻ.

LẤY ĐẠO ĐỨC LÀ GỐC

Năm 2013, Đại đức Danh Dung - trụ trì chùa Đồng Tranh, xã Vĩnh Bình Bắc, huyện Vĩnh Thuận vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng, sinh hoạt tại Chi bộ ấp Đồng Tranh.

Đại đức Danh Dung (bìa phải) - trụ trì chùa Đồng Tranh, xã Vĩnh Bình Bắc, huyện Vĩnh Thuận tặng quà học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Với mong ước xây dựng quê hương ngày càng phát triển, Đại đức Danh Dung ra sức vận động xây dựng cầu, đường giao thông nông thôn, giúp người nghèo. Từ năm 2000 đến nay, đại đức vận động xây dựng hơn 14 cây cầu, cất hơn 30 căn nhà tình thương, nhà đại đoàn kết cho người nghèo với tổng kinh phí trên 10 tỷ đồng.

“Học theo giáo lý của Phật, đồng thời là đảng viên, sư học tập và làm theo Bác, lấy đạo đức là gốc, là nền tảng của con người. Vì thế, bên cạnh việc hỗ trợ, chăm lo đời sống, sư còn thường xuyên tuyên truyền để người dân giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đoàn kết, giúp nhau trong cuộc sống”, Đại đức Danh Dung chia sẻ.

Ông Chương Sáng - Bí thư Chi bộ, Trưởng ấp Đồng Tranh cho biết: “Đại đức Danh Dung tích cực vận động xây dựng cầu, đường giao thông nông thôn, xây nhà cho hộ nghèo và đóng góp xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh”.

Học tập và làm theo Bác, nhiều vị sư Khmer tham gia thực hiện nhiều phần việc chăm lo cho đời sống người dân. Năm 2022, chư tăng toàn tỉnh Kiên Giang xây dựng trên 20 cầu giao thông nông thôn, trao gần 10.000 suất quà với tổng kinh phí trên 20 tỷ đồng.

Hình ảnh các vị sư không ngại nắng, bụi cùng người dân trộn hồ, đổ bê tông xây dựng cầu, đường... để lại ấn tượng trong lòng người dân, lan tỏa tinh thần sống tốt đời, đẹp đạo. Từ những đóng góp cho xã hội, nhiều năm liền Hòa thượng Lý Long Công Danh, Đại đức Danh Út, Đại đức Danh Dung nhận nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp về thành tích vận động tài trợ, đóng góp cho các hoạt động từ thiện, nhân đạo.

Nguồn: Báo Kiên Giang

Download Android Download iOS
BR-VT: Bổ nhiệm Đại đức Thích Minh Nguyện trụ trì chùa Hội Phước (TP.Bà Rịa)

PSO - Sáng ngày 21-11, Tại phường Phước Nguyên, TP. Bà Rịa, tỉnh BR-VT đã long trọng tổ chức Lễ công bố, trao quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa Hội Phước (chùa Cây Dương) đến Đại đức Thích Minh Nguyện và Lễ húy kỵ cố Hòa thượng Thích Tâm Thiệu.

Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online