18/09/2018 19:54

Lễ khai giảng lớp bồi dưỡng kiến thức Luật học cho Ni giới Hà Nội

Sáng ngày 18 tháng 09 năm 2018, nhằm ngày 09 tháng 08 năm Mậu Tuất, tại Trung tâm văn hóa Hà Nội – phường Văn Quán – quận Hà Đông – Hà Nội, phân ban Ni giới GHPGVN thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ khai giảng lớp bồi dưỡng kiến thức Luật học dành cho Ni giới thành phố lần thứ nhất.
Chứng minh buổi lễ có: Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm – Phó chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng Ban hoằng pháp TW, Trưởng BTS GHPGVN thành phố Hà Nội; Hòa thượng Thích Thanh Chính - Ủy viên thường trực HĐTS GHPGVN, Phó thường trực BTS GHPGVN thành phố Hà Nội; Thượng tọa Thích Thanh Phúc - Ủy viên thường trực HĐTS GHPGVN, Phó BTS GHPGVN thành phố Hà Nội; Thượng tọa Thích Chiếu Tạng - Ủy viên HĐTS GHPGVN, Phó BTS GHPGVN thành phố Hà Nội; Thượng tọa Thích Minh Tuấn - Ủy viên HĐTS GHPGVN, Phó BTS GHPGVN thành phố Hà Nội; Thượng tọa Thích Chiếu Tuệ - Ủy viên HĐTS, Trưởng Ban hoằng pháp GHPGVN thành phố Hà Nội; Thượng tọa Thích Đức Thường - Ủy viên HĐTS GHPGVN, Trưởng Ban pháp chế GHPGVN thành phố Hà Nội; Ni trưởng Thích Đàm Kim – Chứng minh phân ban Ni giới GHPGVN thành phố Hà Nội; Ni trưởng Thích Đàm Thành - Ủy viên thường trực HĐTS, Phó phân ban Ni giới TW, Trưởng phân ban Ni giới GHPGVN thành phố Hà Nội, trưởng ban tổ chức; Ni sư Thích Đàm Lan - Ủy viên thường trực HĐTS, Phó phân ban Ni giới TW, phó phân ban Ni giới GHPGVN thành phố Hà Nội, phó ban tổ chức; Ni sư Thích Đàm Khoa - Ủy viên HĐTS, Phó thường trực phân ban Ni giới GHPGVN thành phố Hà Nội cùng chư tôn đức Tăng Ni trong BTS GHPGVN thành phố Hà Nội, chư tôn đức tăng ni trong BTS các quận, huyện thị trong toàn thành phố, chư Ni trong phân ban Ni giới GHPGVN thành phố Hà Nội. Ngoài ra, buổi lễ còn có sự tham dự của 355 hành giả Ni tu học trong 3 lớp.
Mở đầu buổi lễ, Ni trưởng Thích Đàm Thành - Ủy viên thường trực HĐTS, Phó phân ban Ni giới TW, Trưởng phân ban Ni giới GHPGVN thành phố Hà Nội, trưởng ban tổ chức đã phát biểu khai mạc, nói lên tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức Luật học dành cho Ni giới thành phố Hà Nội chính là “nhằm chế ngự, điều phục ba nghiệp của mình để trang nghiêm pháp thân, có đủ trí lực, nhẫn nhục, từ bi để thực hiện tốt sứ mệnh “hành Như Lai sứ, tác Như Lai sự”. Đây cũng là cơ hội để Ni giới trong thành phố có thời gian cùng ngồi lại với nhau, ôn cố tri tân, sống trên tinh thần “Lục hòa cộng trụ”, cùng nhau học tập, giữ gìn giới luật, phát huy vai trò của Ni giới trong bối cảnh xã hội hiện nay, vừa phụng sự đạo pháp vừa giúp ích cho xã hội mà không bị đồng hóa. Đồng thời, cũng định hướng cho Ni trẻ phát huy sở học của mình nhưng vẫn giữ gìn tăng trưởng Giới – Định – Tuệ để nghiêm thân tiến đạo, đưa đến giải thoát, giác ngộ, song hành”.
Cũng nhân dịp này, Ni trưởng Thích Đàm Thành đã đại diện Ban tổ chức đón nhận lẵng hoa tươi thắm của đại diện BTS các quận, huyện, thị gửi tặng chúc mừng buổi lễ.
Sau đó, Ni sư Thích Đàm Quang Thụy - Ủy viên BTS GHPGVN thành phố Hà Nội, chánh thư ký phân ban Ni giới Phật giáo thành phố Hà Nội đã báo cáo công tác tổ chức lớp bồi dưỡng luật học tới đại chúng.
Bản báo cáo nêu rõ, sau khi nhận được thông báo của phân ban Ni giới triển khai tới tất cả chư tôn đức Ni trong 30 quận, huyện, thị trên toàn thành phố Hà Nội, ban tổ chức đã nhận được 355 vị đăng ký theo học.
Căn cứ vào hội nghị toàn ban vào ngày 2/8/2018 của phân ban Ni giới tại trụ sở văn phòng 2 chùa Mộ Lao – phường Thanh Bình – quận Hà Đông – HN, ban tổ chức đã thống nhất chia làm 3 lớp để học ngay tại chùa Mộ Lao cho thuận tiện. Lớp 1 tổng số là 120 học viên gồm quý Ni trưởng, Ni sư từ 23 hạ trở lên trong toàn thành phố (có 3 vị tỉnh ngoài theo học). Lớp 2 tổng số là 127 học viên, các quý Thầy từ 15 đến 22 hạ, gồm 17 quận, huyện, thị theo học (Nam Từ Liêm, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Ứng Hòa, Gia Lâm, Thanh Oai, Sơn Tây, Long Biên, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Mỹ Đức, Thanh Xuân, Phúc Thọ, Hoàng Mai). Lớp 3 tổng số là 108 học viên gồm các quý thầy từ 15 đến 22 hạ gồm có 11 quận, huyện, thị theo học (Thường Tín, Ba Vì, Tây Hồ, Đông Anh, Thanh Trì, Mê Linh, Sóc Sơn, Đan Phượng, Hà Đông, Chương Mỹ, Quốc Oai).
Giáo trình học sẽ gồm 2 bộ luật đó là Luật Tứ Phần Tỷ Khiêu Ni Sao và Luật Tứ Phần Tỷ Khiêu Ni Giới bản lược ký. 
Trong không khí trang nghiêm, Ni sư Thích Minh Trang đã đại diện chư vị Ni giới dâng lời phát nguyện tu học tinh tấn, đồng thời khẳng định tầm quan trọng của giới luật đối với đời sống của người tu sĩ: “hơn hai ngàn năm lịch sử, giới luật mà Đức Phật chế ra vẫn giữ nguyên giá trị, trường tồn và phát triển theo thời gian và không gian. Trong đó, Phật giáo Việt Nam đã và đang kế thừa, luôn đồng hành với sự thăng trầm của dân tộc mà Tăng Ni chính là nòng cốt trau dồi giới đức trang nghiêm, gìn giữ phạm hạnh, duy trì mạng mạch Phật giáo ngày càng phát triển. Bởi vì giới luật là khuôn mẫu đúc nắn thành người xuất gia chân chính, đâu ai có thể khinh suất lơ là. Hơn nữa, hàng hậu học Tỷ Khiêu Ni giới chúng ta là những người kế thừa sự nghiệp của Đức Thánh Tổ Ni Kiều Đàm Di Mẫu thì mỗi người từ sau khi được thọ giới Cụ Túc, đều phải học hiểu những điều cần yếu trong Giới mình đã thọ mà hành trì. Xem Giới là thuyền từ đưa mình và người qua biển khổ sinh tử, là kim chỉ nam đến bến bờ giải thoát giác ngộ…
Từ những giá trị quý báu ấy mà hàng Ni giới chúng con khao khát hoài bão được thân thừa công đức trên chư tôn thiền đức Tăng và ngưỡng mong quý Ngài truyền giảng Luật học cho hàng Ni giới chúng con. Bởi chúng con thiết nghĩ: Giới luật của Phật thì vô cùng rộng lớn, mà trí học của chúng con còn nông cạn, nên sự tiếp nhận và hành trì còn hạn hẹp và sơ thất. Nhưng trước sự quan tâm và chứng minh của chư tôn thiền đức trong lễ khai giảng hôm nay, chúng con vô cùng xúc động và chúng con xin hứa sẽ quyết tâm nỗ lực, tinh tiến học tập, nghiên cứu có nhiều kiến thức hơn nữa, để làm tư lương giúp cho chúng con vững bước trên con đường tu tập, hướng tới sự an lạc giải thoát, góp phần trang nghiêm Giáo hội, lợi đạo ích đời, xứng đáng với danh hiệu là Ni giới Phật giáo thủ đô Hà Nội”.
Nhân dịp này, toàn thể đại chúng đã lắng lòng đón nhận lời đạo từ sâu sắc và đầy ý nghĩa của Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm. Hòa thượng đã tán dương phân ban Ni giới thuộc Ban tăng sự của GHPGVN thành phố Hà Nội do được sự hứa khả của các bậc đại trưởng lão Ni mà đại diện hôm nay có trưởng lão Ni chùa Hoàng Mai chứng minh, làm bóng cây đại thụ nên Ni trưởng Đàm Thành làm trưởng phân ban cùng quý Ni sư trong Ban thường trực: Ni sư Đàm Lan, ni sư Đàm Khoa, ni sư Đàm Bình đã cùng nhau hiệp lực hiệu triệu tất cả chư Ni của thành phố trở về để cùng nhau giữ gìn giới luật Phật.
Qua đây, Hòa thượng chia sẻ “đây chính là sáng kiến đầu tiên. Bởi trong các tỉnh thành phía bắc, chúng tôi chưa thấy có tỉnh nào tổ chức lớp học riêng cho Ni giới. Vì Ni giới miền Bắc có đặc thù rất đông. Gần đây, do Phật giáo phát triển, số lượng Tăng và số lượng Ni mới tạm thời gần bằng nhau, nhưng nếu ngược dòng lịch sử khoảng 30 năm về trước, mùa hạ an cư năm 1986, từ Phật học đường Quán Sứ trở về Hà Nội chỉ có 4 trưởng lão Hòa thượng: Cố trưởng lão Hòa thượng Trấn Quốc, cố Trưởng lão Hòa thượng Đơ Thao, cố Trưởng lão Hòa thượng Khuyến Lương, cố Trưởng lão Hòa thượng Bà Đá và 3 thanh niên trẻ chính là tôi, thầy Thanh Nhã và thầy Thanh Ngọ và còn tới 50 vị ni. Vậy mà bây giờ, con số Tăng Ni đã gần bằng nhau. Điều đó nói lên rằng, phát triển về số lượng đông là rất tốt, nhưng cũng cần phải đi kèm với cả chất lượng ngày càng phải tốt. Hơn nữa, thời đại khoa học ngày càng tân tiến, trước trào lưu của nữ giới và sự bình đẳng giới của toàn cầu, thì vấn đề đối với sư ni trong Giáo hội càng phải cần đặc biệt quan tâm. Ni giới càng phát triển, đặc biệt Hà Nội với xấp xỉ 2000 Tăng Ni trong đó hơn 1000 Ni giới thì việc củng cố vững vàng giới luật là điều rất cần thiết. Chúng ta nên mừng bởi tất cả các vị bây giờ gần 100% tăng ni trẻ Phật giáo Hà Nội được học, bởi nếu không học thì Ban tổ chức giới đàn không cho thọ giới, BTS không duyệt y cho thọ giới. Chính vì vậy mà trang nghiêm kiến thức Phật học cho người xuất gia. Nhưng học ở trường chỉ được một phần, chính sự tự tu của mình mới là phần quan trọng hơn. Nhưng rồi học xong cũng bị mai một bởi các công việc Phật sự, trông nom chùa chiền bận rộn mà lãng quên. Do đó, việc mở ra lớp bồi dưỡng kiến thức Luật học cho Ni giới là rất cần thiết, mà trong đây 2 bộ luật được giảng dạy chính là 2 bộ luật rất quan trọng giải thích về giới kinh của Ni”.
Hòa thượng cũng đặc biệt nhấn mạnh “Giới luật là thượng tôn nhất. Giới luật còn là mạng mạch còn. Chính vì vậy mà 3 tháng trước khi Đức Thế Tôn chuẩn bị nhập Niết Bàn, tôn giả A Nan tới bạch Phật rằng “Bạch Đức Thế Tôn, sau khi Ngài nhập Niết Bàn, ai sẽ làm thầy chúng con, chúng con nương vào ai”. Đức Phật dạy rằng nương vào giới luật, lấy giới luật làm thầy của mình. Ngài dạy tất cả chúng ta thừa kế chính pháp, trong đó có giới luật. Bản thân con người không cần phải xức nước hoa, thoa dầu thơm, son phấn, mà chỉ cần lấy giới đức để trang nghiêm thân. Cho nên trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy rằng “thơm của các loài hoa luôn bay theo chiều gió, hương của người đức hạnh ngược gió bay muôn phương”. Đúng vậy, người đức hạnh là người có giới luật, lấy giới luật để làm tràng anh lạc trang nghiêm pháp thân”.
Cuối cùng, Hòa thượng mong rằng các bậc trưởng lão Ni hãy che chở cho các vị tân Ni trưởng, tân Ni sư của lớp trung Ni bởi “các vị đã thay các bậc trưởng lão dấn thân để tiếp dẫn các đàn em, các đệ tử”, đồng thời mong “các vị trong Ban tổ chức từ vị trưởng phân ban, các vị phó phân ban hãy đoàn kết hòa hợp, cùng nhau duy trì lớp học cho tới ngày viên mãn”. Hòa thượng cũng mong mỏi “các vị Ni dù thời đại tân tiến như thế nào nhưng chúng ta hãy nhớ ta là người tu sĩ, có giới luật riêng, và đặc biệt nhất là Ni giới, dù các vị Ni trẻ có đi học ở đâu, nhưng hãy nhớ rằng từ cô con gái rũ bỏ đi mái tóc xanh trên đầu xuống mảnh đất miền Bắc này, xuống các tổ đình tự viện này, thì hãy giữ nguyên nề nếp quy củ thiền gia của phía Bắc. Các vị hãy noi theo gương Ni trưởng Hoàng Mai, Linh Đàm, Thọ Lão, Chân Tiên.v.v…các vị Ni trưởng rất cung kính Tăng, lúc nào cũng khép mình trong giới luật, thì các vị cũng phải noi gương vậy, vẫn phải thượng tôn giới luật, phải khép mình trong giới luật của luật Bát Kính. Nhờ có các đại trưởng lão Ni che chở, lớp Trung Ni tổ chức ra lớp bồi dưỡng Luật học này, thì các vị trung – hạ Ni theo học trong 3 lớp hãy tự mình tôn trọng, dù bận đến mấy cũng phải thu xếp để theo học đến cùng, bởi vì chúng ta học Luật, mà đã là Luật thì từ Đức Văn Thù trở xuống không dám thêm một chữ, không dám bớt một câu. Chúng ta cũng vậy, học mà thêm kiến thức để giữ gìn, bởi kiến thức Phật học mênh mông, nhưng kiến thức Luật học lỏng lẻo thì không khác gì con ngựa không cương, thuyền không lái dễ bị sóng nhấn chìm. Người tu sĩ không có giới luật sẽ dễ bị sa ngã. Mong quý vị hãy tôn trọng các quý Ni trong ban tổ chức để học cho đầy đủ và đến thì nghe kĩ tiếp thu tốt để rồi mai sau lớp này viên mãn sẽ kéo tiếp những lớp sau phát triển”.
Sau lời đạo từ của Hòa thượng Trưởng BTS GHPGVN thành phố Hà Nội, Ni sư Thích Đàm Khoa đã phát biểu bế mạc, khép lại chương trình lễ khai giảng thành tựu viên mãn.
Chùa Bằng
Download Android Download iOS
TP.HCM: Ban Trị sự PG cùng các Ban, Ngành Quận 3 và Công an Quận 10 chúc Tết Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội

PSO - Sáng ngày 20/1 năm 2025 (nhằm ngày 21/12 năm Giáp Thìn), tại Thiền viện Quảng Đức, số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM, đã diễn ra một buổi gặp gỡ chúc Tết giữa chư Tôn đức lãnh đạo Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) cùng các phái đoàn của Ban Trị sự Phật giáo Quận 3, Quận ủy, UBND, MTTQ Quận 3

TP.HCM: Tổ đình Giác Lâm tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Viên Quang viên tịch (1827-2025)

Ngày 2-1-2025 (nhằm ngày mùng 3 tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại Tổ đình Giác Lâm (Q.Tân Bình), chư tôn đức đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Tổ Tông Viên Quang viên tịch.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online