Lễ khởi công Dự án tu bổ, tôn tạo di tích chùa Phúc Lâm cổ

Nghe đọc bài:

PSO - Sáng ngày 21/6, Huyện ủy - HĐND - UBND - UBMTTQVN huyện Đông Anh đã trang trọng tổ chức lễ khởi công Dự án tu bổ, tôn tạo di tích chùa Phúc Lâm cổ (Hoa Lâm Viên) có niên đại khởi dựng vào thời Lý (thế kỷ XI).

Tham dự buổi lễ có: Hòa thượng Thích Thanh Hưng - Ủy viên HĐTS, Phó trưởng Ban hướng dẫn Phật tử TW GHPGVN, Phó trưởng BTS GHPGVN thành phố Hà Nội; Thượng tọa Thích Đức Nguyên - Ủy viên HĐTS GHPGVN, Phó trưởng Ban nghi lễ TW, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Hòa Bình; Thượng tọa Thích Thanh Trung – Ủy viên Ban Hoằng pháp TW GHPGVN, Ủy viên BTS GHPGVN thành phố Hà Nội, Trưởng BTS GHPGVN huyện Đông Anh, trụ trì chùa Hoa Lâm Viên cùng quý chư Tôn đức Tăng Ni trụ trì các chùa, tự viện trên địa bàn thành phố.

Buổi lễ có sự tham gia của lãnh đạo Đảng - nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ ban ngành Trung ương; lãnh đạo - nguyên lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN các sở ban ngành Thành phố Hà Nội, lãnh đạo - nguyên lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện Đông Anh; lãnh đạo - nguyên lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN các ban ngành đoàn thể xã Mai Lâm; Đại diện Trưởng dòng tộc, đại diện con cháu dòng họ Nguyễn gốc Lý của Đức vua Lý Thái Tổ và đông đảo đồng bào Phật tử. 

Ngoài ra còn có ông Phạm Quý Tiên - Thành ủy viên, Phó chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội; bà Bạch Liên Hương - Thành ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội; ông Phạm Quang Nghị - Nguyên Ủy viên Bộ chính trị, Nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội; ông Nguyễn Công Soái - Nguyên Phó bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội; ông Vũ Đức Bảo - Nguyên Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, Nguyên Trưởng Ban tổ chức Thành ủy Hà Nội; ông Nguyễn Thế Hùng - Nguyên Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội; ông Lê Anh Quân - Thành ủy viên, Phó ban nội chính Thành ủy Hà Nội; Ông Lê Trung Kiên - Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Đông Anh; ông Nguyễn Văn Cường - Phó bí thư Thường trực Huyện ủy; ông Nguyễn Anh Dũng - Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Đông Anh.

Bà Nguyễn Thị Tám - Phó chủ tịch UBND huyện Đông Anh báo cáo tóm tắt quá trình thực hiện dự án và cho biết, sau khi được UBND thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư, UBND huyện Đông Anh đã xin ý kiến đóng góp của các nhà khoa học về lĩnh vực khảo cổ; qua đó đã thống nhất được các phương án tu bổ, tôn tạo về kiến trúc cho dự án để trình Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội thẩm định theo quy định.

Dự án được HĐND huyện Đông Anh phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 9977/2024/QĐ-UBND và UBND huyện Đông Anh đã ban hành Quyết định số 3542/QĐ-UBND phê duyệt dự án với tổng mức đầu tư 261 tỷ đồng, được thực hiện trên diện tích đất 2,14ha, bao gồm: Tu bổ, tôn tạo Tam quan gác chuông, Tam bảo, nhà thờ Tổ, nhà Tả vu - Hữu vu, nhà khách, nhà soạn lễ, nhà tăng và một số hạng mục phụ trợ; hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật để phù hợp với cảnh quan di tích.

Theo tương truyền, ngay sau khi dời đô từ Hoa Lư về Đại La, vua Lý Thái Tổ đã cho xây dựng ly cung ngự uyển ở Trang Cối Giang, Hoa Lâm Viên. Đây được coi là hành cung quan trọng bậc nhất ngoài Hoàng thành Thăng Long dưới triều Lý, biểu tượng quyền lực, thể hiện tư tưởng “hộ quốc an dân” và khát vọng xây dựng một quốc gia độc lập, thịnh trị từ buổi đầu lập nước.

Di tích chùa Phúc Lâm cổ (Hoa Lâm Viên) được xem là nơi lưu giữ tinh hoa di sản triều Lý, nơi gắn kết di sản từ quá khứ với hiện tại và tương lai. Là nguồn lực để đẩy mạnh phát triển du lịch văn hóa tâm linh, cụ thể hóa mục tiêu chiến lược trong phát triển công nghiệp văn hóa, tiếp tục gìn giữ, phát huy giá trị di sản, hình thành điểm du lịch văn hóa tâm linh độc đáo, ý nghĩa trên mảnh đất Hoa Lâm xưa - nơi cội nguồn di sản, lan tỏa tinh hoa di sản văn hóa triều Lý.

Để phục vụ cho công tác tu bổ, tôn tạo, UBND huyện đã giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu, với thời gian thực hiện gói thầu là 450 ngày. Dự kiến hoàn thành thi công xây dựng vào quý IV-2026.

Cùng với các dự án đã, đang và chuẩn bị được đầu tư trục sông Hồng theo quy hoạch, Dự án tu bổ, tôn tạo chùa Phúc Lâm cổ, nhằm bảo tồn, gìn giữ những di vật, cổ vật, hiện vật tiêu biểu có niên đại thời Lý, là những chứng tích quý giá phản ánh sống động đời sống văn hóa, chính trị, tâm linh thời Lý, góp phần khẳng định vị thế đặc biệt của hành cung thời Lý tại Khu di tích Hoa Lâm Viên trong tiến trình lịch sử dân tộc.

Bên cạnh đó, Dự án tu bổ, tôn tạo chùa Phúc Lâm cổ sẽ phỏng dựng lại không gian kiến trúc mang phong cách triều Lý, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế, du lịch cho huyện Đông Anh nói chung và dọc tuyến sông Hồng nói riêng theo định hướng trong Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2030 đã được UBND thành phố phê duyệt.

Buổi lễ đã được diễn ra trang nghiêm trọng thể và viên mãn. Đặc biệt trước đó, Đại tướng Lương Tam Quang - Ủy viên Bộ chính trị, Bộ trưởng Bộ Công An cùng bà Bùi Thị Minh Hoài - Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội cùng quý vị lãnh đạo Trung ương và Thành phố đã trở về chùa, thực hiện nghi thức dâng hương và động thổ chùa Phúc Lâm cổ.

Diệu Tường - Tiến Lộc

Download Android Download iOS
GHPGVN hướng về Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7: Thể hiện đạo lý tri ân, báo ân của người con Phật

PSO - Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã ban hành công văn số 344/HĐTS-VP1 đề nghị các Ban, Viện Trung ương, Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố trên cả nước tổ chức các hoạt động tưởng niệm, tri ân anh linh các Anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ

Tổ sư Phi Lai - Một đại sĩ hóa thân

PSO - Tổ sư Như Hiển Chí Thiền là một bậc Đại sĩ hóa thân. Ngài đã hiện thân để thực hành trọn vẹn lục độ Ba-la-mật, kiên trì thực hành Bồ-tát đạo, thể hiện chí nguyện thực hành giải thoát của Đại sĩ.

Từ bi - Cội nguồn đạo đức trong thời đại biến động

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khủng hoảng đạo đức và bất ổn xã hội ngày càng gia tăng, câu hỏi "sống đạo đức là sống thế nào?" trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong bài viết “Sức mạnh của lòng từ bi: Đạo đức ứng dụng trong thế giới đầy biến động”, học giả Baishali Sarkar – Nghiên cứu sinh Phật học tại Đại học Delhi đã khơi gợi một hướng tiếp cận

Quảng Ngãi: Chùa Khánh Sơn khai mạc khóa tu mùa hè "Sống đẹp giữa đại ngàn"

PSO - Sáng ngày 17/7/2025, tại chùa Khánh Sơn (xã Sa Thầy, tỉnh Quảng Ngãi), khóa tu mùa hè với chủ đề “Sống đẹp giữa đại ngàn” đã long trọng khai mạc với sự tham dự của hơn 150 khóa sinh là thanh thiếu niên Phật tử, đa số là người đồng bào thiểu số Bana, Êđê, …. tại địa phương.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online