Bà Rịa Vũng Tàu: Linh Sơn cổ tự - Ngôi chùa cổ dưới chân núi Tao Phùng

PSO - Để chuẩn bị cho Hội thảo khoa học về “Kiến trúc VN thống nhất trong đa dạng” vào tháng 4/2023 tại Hà Nội, trung tuần tháng 9/2022 vừa qua, lãnh đạo Ban Văn hoá TƯ GHPGVN phối hợp với Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Viện Bảo tồn Di tích, Hội Kiến trúc sư Việt Nam cùng các cơ quan nghiên cứu đã đi khảo sát hơn 40 ngôi chùa tiêu biểu gồm chùa truyền thống, các ngôi chùa xây mới của các hệ phái: Bắc tông, Nam tông, Khất sĩ, Thiền tông thuộc 11 tỉnh, thành miền Đông Nam Bộ và các tỉnh miền Tây Nam bộ nhằm nghiên cứu, đánh giá thực trạng kiến trúc Phật giáo, di sản kiến trúc Phật giáo Việt Nam; tìm hiểu, nghiên cứu đặc trưng kiến trúc Phật giáo, sự thống nhất và đa dạng trong kiến trúc Phật giáo ở các vùng miền, hệ phái... làm cơ sở xây dựng kế hoạch, định hướng phát triển kiến trúc Phật giáo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Chương trình khảo sát do TT. Thích Thọ Lạc - Trưởng Ban VHGHPGVN  làm Trưởng đoàn; HT. Bửu Chánh – Phó Trưởng ban; TT. Thích Hải Định – UV Ban VHTƯ đặc trách khu vực Tây Nguyên và chư Tôn đức Tăng Ni cùng các cơ quan chức năng: PGS.TS Chu Văn Tuấn – Viện trưởng Viện nghiên cứu Tôn giáo (Viện Hàn lâm KHXHVN);  TS. Tạ Quốc Khánh – Trưởng phòng Nghiên cứu Di tích và Bảo tồn Di tích (Viện Bảo tồn Di tích); Ths. Nguyễn Thị Thu Hoan – PGĐ Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam; Ths. KTS Nguyễn Minh Quang – Giám đốc CTCP Văn hoá Truyền thống Kim Liên; PGS.TS Vương Ngọc Lưu – Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội; PGS.TS Nguyễn Hồng Dương – Nguyên Viện trưởng Viên Nghiên cứu Tôn giáo cùng các Kiến trúc sư, Kỹ sư xây dựng các cơ quan truyền thông đã có ngày làm việc nhiệt thành, hiệu quả với các ngôi chùa tiêu biểu cho các hệ phái trong tỉnh trong đó có Chùa Linh Sơn (Linh Sơn cổ tự).

Linh Sơn Cổ Tự là ngôi chùa có tuổi đời lâu nhất tại Vũng Tàu. Trước đây chùa được xây dựng trên triền Núi Nhỏ. Theo lời kể của một vị sư,  năm 1919, chùa bị Pháp đập phá để xây dựng khu biệt thự cho hoa tiêu người Pháp. Đến năm 1921 chùa bị nhà cầm quyền Pháp yêu cầu Hương chức làng chuyển đi nơi khác. Tuy nhiên, mặc cho những ngăn cản của các thế lực, ngay sau đó, Linh Sơn Cổ Tự đã được xây dựng lại và tồn tại cho đến ngày nay. Năm 1991, chùa được nhà nước công nhận Di tích lịch sử Văn hóa kiến trúc nghệ thuật và nơi đây trở thành điểm hành hương Phật giáo nổi tiếng nhất ở Vũng Tàu.

Nhiều vị sư cũng như các tăng ni Phật tử đánh giá, Linh Sơn Cổ Tự dẫu là ngôi chùa không lớn so với nhiều ngôi chùa khác trong tỉnh nhưng lại mang trong mình nhiều giá trị văn hóa, lịch sử. Đặc biệt là trong chánh điện có thờ một tượng Phật cao 1,2m bằng đá được điêu khắc rất khéo léo, nhất là khuôn mặt toát lên vẻ từ bi của đức Phật.

Linh Sơn Cổ Tự còn có tên gọi khác là chùa Phật Vàng, tọa lạc tại số 104, đường Hoàng Hoa Thám, phường 2, TP. Vũng Tàu. Chùa là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Vũng Tàu và được bình chọn nằm trong Top 100 điểm du lịch tâm linh tiêu biểu của Việt Nam và Nhà nước đã công nhận là Di tích lịch sử Văn hoá câp Quốc gia.

Linh Sơn Cổ Tự mang đậm dấu ấn kiến trúc và Văn hóa Phật giáo. Chùa được chia thành nhiều không gian khác nhau nhưng có một điểm chung là kiến trúc cổ xưa với những nét điêu khắc chạm trổ đậm nét kiến trúc giữa cổ xưa và đương đại. Trên nóc chùa là những ngôi tháp khá đặc biệt. Trên đỉnh mỗi tháp là chiếc bình hồ-lô có hoa sen nâng đỡ được điêu khắc rất khéo léo. Đặc biệt, Ngôi Chùa còn lưu giữ thờ cúng Tượng Phật Thích Ca bằng đá Sa Thạch màu xám có niên đại từ thế kỷ 7. Bên cạnh đó còn có Tượng Phật Di Lặc bằng đồng của miền nam nước Lào được chuyển về năm 1972. Ngoài ra, chùa đang thờ cúng Xá Lợi Phật và các Đại Đệ Tử Phật do Hội đoàn Phật Giáo Myanma cúng dường.

Chùa nổi tiếng với bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni cao tới 1,2m. Bức tượng này được làm bằng đá sa thạch và được phết vàng cùng kỹ thuật điêu khắc tinh xảo. Đây cũng là bức tượng Phật được các nhà khảo cổ, ước tính có cách đây khoảng 1.600 năm. Tương truyền cách đây hơn 100 năm có đoàn ghe chài từ miền Trung vào đánh cá ở bãi Trước Vũng Tàu. Trong khi đi kiếm củi ở núi Lớn, các ngư dân tình cờ họ phát hiện hai pho tượng Phật bằng đá nằm vùi dưới đất trên sườn núi gần bãi Dâu. Họ cùng nhau đào lên rồi chờ đến hôm sau làm lễ xin đem về. Dân địa phương biết tin vội kéo đến xem và cho rằng đó là di tích lịch sử của địa phương nên cương quyết đòi giữ lại. Nhóm dân chài miền Trung năn nỉ mãi mới xin được pho tượng nhỏ mang về thờ tại chùa Đức Phổ, Quảng Ngãi. Pho tượng lớn còn lại được người dân Vũng Tàu rước về thờ tại chùa Linh Sơn Cổ Tự Vũng Tàu hiện nay. Đây là một trong 2 tượng cổ là hiện vật gốc quý hiếm, độc đáo, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập hồ sơ trình Chính phủ nâng cấp thành bảo vật Quốc gia.

Với những di sản về Văn hóa - Kiến trúc tại Linh Sơn Cổ tự, ngày 03/8/1991 chùa được Bộ Văn hoá công nhận Di tích Lịch sử Văn hóa Kiến trúc Nghệ thuật tại quyết định số: 1371/VH-QĐ.

Một số hình hảnh ghi nhận

Thích Nữ Huệ Hạnh

   
Download Android Download iOS
Khai mạc Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024 với hơn 4400 Phật tử tham dự

Sáng ngày 22/12/2024, vòng thi cấp thành phố của Hội thi Giáo lý Phật tử năm 2024 đã chính thức khai mạc tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, với sự tham dự của 4.403 Phật tử đến từ TP.Thủ Đức và 20 quận, huyện trên địa bàn thành phố.

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Khai mạc Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024 với hơn 4400 Phật tử tham dự

Sáng ngày 22/12/2024, vòng thi cấp thành phố của Hội thi Giáo lý Phật tử năm 2024 đã chính thức khai mạc tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, với sự tham dự của 4.403 Phật tử đến từ TP.Thủ Đức và 20 quận, huyện trên địa bàn thành phố.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online