Long An: Tiếp sức cho người dân miền Tây về quê tránh dịch

PSO - Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 tại các tỉnh phía Nam, nhiều tỉnh, thành đã có chủ trương đón người dân miền Tây lao động tại TP. HCM, Bình Dương về quê tránh dịch. Nhìn dòng người chạy xe máy hàng trăm cây số để về quê tránh dịch, trong đó có những trẻ em khiến không ai có thể cầm lòng.

Để hành trình hồi hương của bà con đỡ vất vả, những ngày qua từ ngày 02-04/10/2021, Đại đức Thích Thiện Phát – Phó Thư ký Ban Trị sự GHPGVN huyện Bến Lức, trụ trì chùa Thạnh Đức (xã Mỹ Yên, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) cùng Nhóm từ thiện Gieo duyên chùa Thạnh Đức đã hỗ trợ 2.300 suất cơm, 4.000 phần bánh ngọt, 500 ổ bánh mì không, 57 thùng sữa tươi, 9.000 chai nước suối, 20.000 khẩu trang y tế và 190 triệu đồng tiền mặt với mong muốn giúp bà con trên đường về quê bằng phương tiện cá nhân vơi bớt khó khăn.

Tuy nhiên, số người được trở về quê theo chương trình đón công dân của tỉnh chỉ được rất ít so với nhu cầu thực tế. Do vậy, nhiều người đành phải về quê theo hình thức tự phát, tức là tự di chuyển về quê bằng xe máy, xe đạp hay thậm chí là đi bộ. Họ là những công nhân, người lao động tự do, phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ… vì dịch bệnh đã mất việc làm, không có thu nhập để sống, chỉ còn một cách cuối cùng là trở về bấu víu vào quê hương.

Cụ thể, ngày 02/10 từ sáng đến chiều tối muộn, Đại đức Thích Thiện Phát và Nhóm từ thiện Gieo duyên chùa Thạnh Đức đã tổ chức phát 3.000 chai nước suối, 1.000 bánh mì ngọt, 500 ổ bánh mì không, 10 thùng sữa tươi và 20 triệu đồng tiền mặt, với 50 ngàn đồng cho mỗi người.

Đại đức Thích Thiện Phát – Phó Thư ký Ban Trị sự GHPGVN huyện Bến Lức, trụ trì chùa Thạnh Đức cùng Nhóm từ thiện Gieo duyên chùa Thạnh Đức hỗ trợ cho bà con trên đường về quê tránh dịch

Ngày 03/10, Đại đức và Nhóm từ thiện tiếp tục chia sẻ đến những người dân xa xứ 1.000 phần cơm, 3.000 suất bánh mì ngọt, 940 bịch sữa tươi, 4.000 chai nước suối, 20.000 khẩu trang y tế và 70 triệu tiền mặt. Ngày 04/10, 1.300 suất cơm, 2.000 chai nước suối và 100 triệu đồng. Tổng trị giá của chương trình nhân văn và ý nghĩa này là 273.720.000 đồng.

Đại đức Thích Thiện Phát chia sẻ: Được chia sẻ một chút khó khăn với bà con bằng những suất cơm và nước suối, bánh mì ngọt, khẩu trang, sữa tươi và tiền mặt nhằm tiếp thêm sức khỏe, nguồn động lực để người dân thuận lợi, nhanh chóng đoàn tụ cùng với gia đình. Hình ảnh mọi người không ngại nắng mưa phát cơm, bánh, sữa, nước uống….tới tận tay người dân và nhìn những cái gật đầu tri ân, những cái vẫy tay chào tạm biệt, những câu chúc, những lời cảm ơn của những người con xa xứ trên hành trình về quê hương làm Đại đức và các thành viên trong nhóm rất xúc động và ấm lòng.

Món quà tuy không lớn nhưng rất ý nghĩa, ấm lòng người con xa xứ bị ảnh hưởng vì dịch bệnh COVID-19 đang trên đường trở về quê hương tránh dịch. Món quà đó cũng là lời nhắn gửi của Đại đức Thích Thiện Phát, các thành viên trong Nhóm từ thiện Gieo duyên chùa Thạnh Đức, Nhóm từ thiện Nhơn Hòa, quý mạnh thường quân, nhà hảo tâm gần xa đến với bà con lao động trên hành trình trở về quê hương: Chúc bà con về quê an toàn và sum họp với gia đình, cùng chung tay góp sức đẩy lùi Covid-19…

Những hình ảnh được ghi nhận từ chương trình:

Trao tận tay người dân những phần quà và gửi lời chúc bà con về quê an toàn và sum họp với gia đình, cùng chung tay góp sức đẩy lùi Covid-19…

Ảnh: Chùa Thạnh Đức

Tin: Vô Ưu

Download Android Download iOS
Ninh Bình: Lễ khởi công xây dựng quần thể Tháp Minh Không, Sông Sinh Dược , Cầu Dược Sư tại chùa Bái Đính

Ngày 17/11/2024 tức ngày 17/10/ Giáp Thìn, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình, chùa Bái Đính cùng Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường long trọng tổ chức Lễ khởi công xây dựng quần thể  Tháp Minh Không, Sông Sinh Dược , Cầu Dược Sư tại chùa Bái Đính - xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online