Long An: HT. Giác Giới thuyết bài pháp đầu tiên sau lễ khai mạc Khóa tu Truyền thống Giới - Định - Tuệ lần thứ 37

Nghe đọc bài:

PSO - Sáng ngày 24/9/2023, HT. Giác Giới - Phó Chánh Thư ký HĐCM, Giáo phẩm Chứng minh Hệ phái, Trưởng Giáo đoàn I HPKS đã quang lâm chứng minh lễ khai mạc khóa tu Truyền thống Giới - Định - Tuệ lần thứ 37 tại chùa Thuận Phước (Phước Vân, Cần Đước, Long An) do quý Ni trưởng Giáo phẩm Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức trong thời gian 7 ngày (từ ngày 24/9/2023 đến ngày 30/9/2023) hướng về lễ tưởng niệm 100 năm ngày sinh Đức Tổ sư Minh Đăng Quang. Sau lễ khai mạc, Hòa thượng đã chia sẻ bài pháp thoại với chủ đề: Ý nghĩa của “ Nối truyền Thích Ca Chánh Pháp”.

HT. Giác Giới - Phó Chánh Thư ký HĐCM, Giáo phẩm Chứng minh Hệ phái, Trưởng Giáo đoàn I HPKS quang lâm chứng minh và chia sẻ bài pháp thoại với chủ đề: Ý nghĩa của “ Nối truyền Thích Ca Chánh Pháp”.

Mở đầu buổi pháp thoại, Hòa thượng ôn lại tiểu sử đức Tổ Sư, sau khi nghiên cứu và học hỏi giáo lý của Phật giáo Bắc tông và Nam tông. Năm 1944 Tổ sư Minh Đăng Quang tĩnh tâm thiền toạ trong suốt thời gian 7 ngày 7 đêm tại Mũi Nai Hà Tiên, đã chứng được lý pháp “thuyền Bát Nhã” (lý chứng), sau đó khoác tấm y vàng, đầu trần chân không, tay ôm bình bát đi các tỉnh miền Tây Nam bộ, Sài gòn, Chợ lớn... hoá duyên và dạy đạo cho chúng sanh (sự chứng) với chí nguyền “Nối truyền Thích Ca chánh pháp” đã tạo ra tiếng vang lớn đối với người dân lúc bấy giờ. Từ đó, Đạo Phật Khất sĩ ra đời, tồn tại và phát triển cho đến ngày nay.


Ngài giải thích rõ, tại sao Đức Tổ sư phải “Nối truyền Thích Ca Chánh Pháp”, điều này phải nhìn lại bối cảnh ra đời của Đạo Phật Khất sĩ, vì trong thời kỳ Đức Tổ sư hiện hữu là thời kỳ Phật giáo suy vi, trong quyển “Phật giáo Việt Nam sử lược” của Thượng tọa Mật Thể có đề cập: “Tăng già suy vi cả 3 miền”, mặc dầu suy vi những vẫn được vua chúa quan quyền ủng hộ, xây chùa to, đúc tượng Phật, đúc chuông đồng lớn, nhưng nhà vua và các thầy chỉ lo chuyện cúng kiến, cầu đảo làm trọng, chớ không quan tâm đến giáo lý trí huệ, khiến cho Phật giáo thời kỳ này gần như tuyệt diệt. Đức Tổ sư xuất hiện trong thời kỳ Phật giáo rối ren, nhận thức được các vấn nạn mà Phật giáo đang gặp phải, nên Ngài đã mạnh dạn lược bỏ hết tất cả lễ nghi tín ngưỡng bên ngoài, chỉ chú trọng và thực hiện mục tiêu duy nhất, đó chính là chí nguyện nối truyền Thích Ca Chánh Pháp, chú trọng nghiên cứu Pháp bảo và thực hành Chánh pháp.

Vậy, nối truyền Thích Ca chánh pháp là nối truyền cái gì? Hòa thượng mượn nội dung bài Kinh Thánh Cầu để giảng rõ về ý nghĩa “Nối truyền Thích Ca Chánh Pháp” của Đức Tổ Sư, Hòa thượng cho rằng nối truyền Thích Ca chánh pháp là nối truyền giáo pháp mà đức Phật đã chứng đắc và công bố tại vườn Nai, đó chính là Tứ Thánh Đế.

 

Sau đó thông qua bài Kinh “Tiểu Kinh ví dụ dấu chân voi”, Hòa thượng nói rõ cơ bản giáo pháp giác ngộ của Đức Thế Tôn, đó là Giới Định Tuệ và Giải thoát Tri kiến. Ngoài ra, trong bài “Đại Kinh ví dụ Dấu chân voi” Ngài Xá Lợi Phất cũng khẳng định Tứ Diệu Đế là giáo lý quan trọng nhất của đạo Phật.

 

Đặc biệt, Hòa thượng chia sẻ kinh nghiệm học và tu Tứ Thánh đế, Hòa thượng nhấn mạnh:

 

Khổ đế các ông cần phải liễu tri,

Tập đế các ông phải đoạn trừ,

Diệt đế các ông phải chứng đạt,

Đạo đế các ông phải tu tập.

 

Hòa thượng giảng rõ từ “Khổ đế” không lột tả hết ý nghĩa của từ Dukkha, nếu không hiểu rõ về ý nghĩa của Khổ đế dễ khiến người đời sinh ra hiểu lầm, cho rằng đạo Phật là bi quan yếm thế. Cho nên, tu tập Tứ diệu đế không phải tu tập về “Khổ đế”, Khổ đế là để liễu tri, chứ không phải để tu tập. Trong nội dung Tứ diệu đế, chúng ta phải tu tập về Đạo đế, tu tập về con đường Bát chánh đạo, trong đó chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng tương ưng với Giới; chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định tương ưng với Định; chánh kiến và chánh tư duy tương ưng với Tuệ.

Ngoài ra Hòa thượng chia sẻ, chư Tôn đức lãnh đạo Hệ phái sau khi nghiên cứu Chơn lý, khẳng định được con đường nối truyền Thích Ca Chánh Pháp của Tổ, đó là: “Người Khất sĩ chỉ có 3 pháp tu vắn tắt, là Thánh Giới, Thánh Định, và Thánh Tuệ”. Dù xuất gia hay tại gia cư sĩ đều phải thực hành thánh giới Thánh Định Thánh Tuệ, đưa đến Thánh Trí, Thánh Giải thoát. Tổ sư cũng dạy: giả sử như người có gìn giữ giới luật đến đâu mà không tu định huệ thì không trọn đường Khất sĩ.

 

Cho nên Đức Tổ sư thực hiện chí nguyền “Nối truyền Thích Ca Chánh Pháp” để đền ơn chư Phật đền ơn chư Tổ. Mong rằng chư hành giả cố gắng tinh tấn tu học, thành tựu chánh tri kiến, nghiên cứu giáo pháp và đem giáo pháp dạy đời để đạo pháp được trường tồn mãi trên thế gian, có như vậy chúng ta mới có công đức dâng lên cúng dường nhân kỷ niệm một trăm năm ngày sinh của Đức Tổ sư.

 

Kết thúc buổi thuyết pháp NS. Nga Liên đã thay mặt cho toàn thể thiền sinh dâng lên Hòa Thượng lời tri ân và kính chúc sức khỏe.


Ban truyền thông NGKS

nigioikhatsi.net

Download Android Download iOS
Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

Bình Định: Lễ ký kết chương trình phối hợp giữa Hội LHTN thành phố và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Tp. Quy Nhơn

PSO - Sáng ngày 11/11/2024 (nhằm ngày 11/10/Giáp Thìn), tại Hội trường Khối Mặt trận Đoàn thể (Trung tâm hành chính Tp. Quy Nhơn, 30 Nguyễn Huệ) đã diễn ra lễ Ký kết chương trình phối hợp giữa Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố và Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố giai đoạn 2024 - 2026.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online