20/05/2024 11:16

Mấy lời về “hiện tượng Minh Tuệ”

Nghe đọc bài:

Bộ hành là hoạt động gắn liền với con người từ xưa đến nay, không phân biệt văn hoá, truyền thống tôn giáo hay thời đại. Hễ ở đâu có con người, ở đó có lối mòn do chúng ta đi lại. Điều làm nên sự khác biệt giữa những người bộ hành là mục đích của họ: Có người đi chỉ để đi, có người đi vì thực hành niềm tin tôn giáo, có người đi để gìn giữ quốc gia dân tộc. Trong cuộc trường kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước, hàng triệu người con của Tổ quốc đã xuyên rừng, vượt núi, băng qua bom đạn của giặc chi viện cho miền Nam yêu thương, làm nghĩa vụ quốc tế cao cả. Chư Tổ trong lịch sử Phật giáo Việt Nam thì dùng phẩm mạo trang nghiêm, oai nghi đứng đắn, lời nói chí đạo để thuyết pháp độ sanh. Nhờ đó khắp nơi trên đất nước ta, Phật giáo được nhân dân thương yêu, che chở, mà Đạo Phật lại dẫn dắt nhân dân trên bước đường tâm linh, cùng bộ hành trên đạo lộ giác ngộ.

 

Vậy, việc đi bộ đường dài không phải là điều mới mẻ trong lịch sử đất nước ta hay lịch sử Phật giáo. Càng không nên thần thánh hoá một ai đó chỉ vì họ hành khất trên đường trường. Đức Phật thì toả hào quang, song toả hào quang chẳng thể nói là Phật. Đạo lý là vậy. 

 

Trong truyền thống Phật giáo có rất nhiều pháp môn tu tập mà nói theo văn điển Ấn Độ cổ đại, có đến tám mươi tư nghìn pháp môn do Đức Phật giảng, tuỳ thuận căn tính chúng sinh mà thành. Trong đó có phương pháp hạnh đầu đà mà đại diện nổi bật là ngài Ca Diếp, một vị thượng thủ Tỳ kheo trong thời kỳ giáo đoàn nguyên thuỷ được Phật tán thán là hạnh đầu đà đệ nhất. Song hạnh đầu đà không phải muốn thực tập là thực tập ngay, cũng như đối với mọi pháp môn khác của Phật giáo: Việc thực tập phải đúng pháp. Người thực hành hạnh đầu đà cần thọ trì trước mặt chư tỳ kheo đáng kính là đại diện của ngôi Tăng bảo, theo đúng quy định từ thời Phật tại thế. Trong điều kiện hiện tại, nơi giao thông không quá khó khăn thì một người hoàn toàn có thể đến chùa và xin thọ giới, phát tâm xuất gia, sau đó mới được thệ nguyện thọ trì hạnh đầu đà. Không như thế thì việc tự cạo bỏ râu tóc, đắp y phấn tảo, trì bình khất thực và các hành vi khác không tạo nên một giới thể trong sạch, một hạnh đầu đà đúng pháp. Đã không đúng pháp thì không đưa đến lợi ích Niết bàn và do đó, nếu ta cúng dường người ấy thì không đem lại phước đức cho mình vậy. 

 

Song, nói đi cũng nói lại, người Phật tử nên có nhận thức trên chất liệu từ bi. Chúng ta hiểu và thương bất kỳ ai bộc lộ tâm hướng thiện, hướng đến lời Phật dạy bởi vì Đức Phật là một nhân cách tuyệt hảo, pháp Phật dạy là môn học mà càng tu tập càng được an lạc, vơi bớt nỗi khổ niềm đau. Từ sự từ bi ta thấy nên có giải pháp để hướng dẫn mọi người tu tập theo Chánh pháp một cách đúng đắn vì thêm một việc đúng, sẽ bớt một việc sai. 

 

Phật tử chúng ta lại cần phải tỉnh táo, chọn ngay trung đạo mà đi: Không sa vào mưu đồ chia rẽ Tăng đoàn thông qua các cặp phạm trù so sánh vị sư này với vị sư nọ, người hành hạnh đầu đà với người tu tập tại trú xứ, người theo truyền thống Nguyên thuỷ với người theo truyền thống Bắc truyền v.v.. Các thế lực thù địch nhân cơ hội “hiện tượng Minh Tuệ” đang bôi bác Giáo hội và ra sức kích động người dân phỉ báng Giáo hội. Đây là hành động hết sức nguy hiểm. Trong hàng vạn Tăng Ni không thiếu những vị tôn túc cao tăng thạc đức, lại càng nhiều những vị ẩn tu, có giới-định-tuệ trang nghiêm, lại càng nhiều hơn nữa các vị ngày đêm phụng sự vì Đạo pháp và xã hội. Xúc phạm Tam Bảo vô tình là ta vừa trúng kế ly gián của kẻ xấu, vừa đoạn mất thiện căn của chính mình vậy. 

 

Minh Thông

Download Android Download iOS
[Video] Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính khảo sát Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025

Sáng 29/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính đã dẫn đầu đoàn công tác Chính phủ và các Bộ, ban, ngành Trung ương đến khảo sát thực địa công tác chuẩn bị Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại Học viện Phật giáo Việt Nam TP.HCM (xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh).

Phật giáo - Ngọn đuốc tâm linh góp phần giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước

PSO-Phật giáo không chỉ là tôn giáo của từ bi và trí tuệ, mà còn là nguồn động lực tâm linh lớn lao, đồng hành cùng dân tộc Việt Nam trong mọi giai đoạn lịch sử. Đặc biệt, trong thế kỷ XX đầy biến động, khi đất nước rơi vào cảnh chiến tranh, chia cắt và đô hộ, Phật giáo đã thể hiện vai trò tích cực, mạnh mẽ trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và thố

Đắk Lắk: Khoá tu "Tuổi trẻ hướng Phật" chào mừng Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc - Vesak 2025

PSO - Sáng ngày 20/4/2025 (nhằm ngày 23/3 năm Ất Tỵ), tại Hải Quang Già Lam, phường Tân Lập, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã diễn ra khóa tu “Tuổi Trẻ Hướng Phật” do Ban Hướng Dẫn Phật Tử tỉnh Đắk Lắk tổ chức. Sự kiện này nằm trong khuôn khổ hưởng ứng Đại Lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc – Vesak 2025, một sự kiện quan trọng của Phật giáo Việt Nam

[Video] Tiền Giang: Tuổi trẻ Phật giáo hướng về Đại lễ Phật đản PL.2569 - Vesak 2025

PSO - Ngày 27-4-2025 (nhằm 30-3 năm Giáp Thìn), tại chùa Phước Thới (TT.Cái Bè, huyện Cái Bè, Tiền Giang), Phân ban Thanh Thiếu nhi Phật tử tỉnh Tiền Giang đã tổ chức Khóa tu một ngày với chủ đề "Tuổi trẻ Phật giáo hướng về Đại lễ Phật Đản Vesak 2025", quy tụ hơn 400 em thanh thiếu nhi Phật tử tham dự.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online