Một số nhận định chưa đúng về Đạo Phật

PSO - Đạo Phật du nhập vào Việt Nam từ thời kỳ mở nước, cũng chính vì lẽ đó mà sự thịnh suy của Đạo Phật cũng gắn liền với sự thăng trầm của đất nước. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm cùng lịch sử dân tộc, Phật giáo hiện tại đang trong quá trình chấn hưng và phát triển. Bên cạnh đó vấn đề phổ cập giáo lý vào đời sống nhân dân đang còn nhiều hạn chế. Chính vì sự hiểu biết hạn hẹp về nền giáo lý của Đạo Phật mà người Phật tử thường có một số nhận định sai lầm.

 

Tin Đức Phật không có thật

Xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà một trong số người quy y Tam Bảo trở thành Phật tử nhưng lại không biết Đức Phật là một con người có thật, nhờ tinh tấn nỗ lực tu tập mà đạt đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác trở thành Phật ngay trên cõi Ta Bà này. Họ tin rằng Đức Phật là một vị thần linh ở một cõi trời nào đó, có phép thần thông, cai quản con người. Từ một niềm tin sai lầm đó mà quá trình tu tập của quý Phật tử chỉ dừng lại ở ngưỡng niềm tin cầu nguyện, bỏ qua phần cốt lõi của Đạo Phật là đem giáo lý ứng dụng vào cuộc sống chuyển hoá phiền não, vô minh ngay trong hiện tại, hướng đến quả vị giải thoát, giác ngộ như Đức Phật.

Hiện tại bốn thánh tích gắn liền với cuộc đời của Đức Phật tại Ấn Độ như: vườn Lâm Tỳ Ni (Lumpini) nơi Đức Phật đản sanh, Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya) nơi Đức Phật thành đạo, Lộc Uyển (Sarnath) nơi Đức Phật chuyển pháp luân, Câu Thi Na (Kusinagara) nơi Đức Phật nhập Niết Bàn, vẫn còn tồn tại và hằng năm có hàng triệu tín đồ Phật tử trên toàn thế giới trở về chiêm bái (vào cuối năm 2023, nhờ phước duyên hội đủ bản thân tôi đã có chuyến hành hương trở về đất Phật, trực tiếp đảnh lễ bốn thánh tích trên và những thánh tích khác liên quan đến cuộc đời Đức Phật, đây là một dấu ấn lớn trong cuộc đời tôi). Vì vậy, đây là một niềm tin sai lầm mà Phật tử cần thay đổi để tránh khỏi những hệ luỵ đáng tiếc.

Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya) nơi Đức Phật thành đạo

 

Tin Phật như vị thần linh, thượng đế

Từ thiếu sự hiểu biết về cuộc đời của Đức Phật mà Phật tử thường tin Đức Phật là một vị thần linh hay một vị thượng đế nào đó ở trên trời có khả năng ban phước giáng hoạ cho con người và chúng sanh. Chính quan niệm xem Phật như là một vị thần linh có thể ban phước, giáng hoạ mà người ta không ngại gặp Phật thì cúng, gặp thần thì lạy, gặp ma quỷ thì cầu xin. Từ đó họ đến với Đức Phật để cầu xin ban phước, giúp đỡ, che chở, ủng hộ hơn tìm phương pháp chuyển hoá đời sống bản thân. Người ta thường nghĩ: có tai nạn cầu Phật, Phật sẽ cứu độ tai qua nạn khỏi. Nhưng thực tế thì Đức Phật đã từng tuyên bố “Ta không có khả năng ban phước hay giáng hoạ cho một ai cả”, mọi phiền não, khổ đau trên cuộc đời là do chính bản thân ta gây tạo qua ba phương diện thân hành động, miệng nói lời, ý suy nghĩ. Đức Phật giác ngộ thành Phật là để chỉ bày cho chúng sanh những chân lý, những phương pháp để chuyển hoá nỗi khổ đó. Chúng ta thử hỏi nếu như cầu nguyện mà được đáp ứng thì với lòng đại bi của Đức Phật, thế gian này có còn khổ đau nữa không?

 

Tin Phật qua những hình thức tà giáo

Có những người đến với Đạo Phật không phải vì niềm tin chính đáng đối với giáo lý mà do nhờ ông Đồng, bà Cốt mách bảo phải quy y Phật sẽ tai qua nạn khỏi, họ liền đến chùa quy y theo Phật, hoặc có người do xin xăm bói quẻ, trong xăm quẻ dạy theo Phật hay thờ Phật thì mọi sự đều được an lành họ liền phát nguyện quy y Phật, thật ra hành động này thân thì Phật tử nhưng tâm chỉ là tà ma ngoại đạo. Đây là một sai lầm lớn mà Phật tử phải tránh.

 

Thiên hình thức nghi lễ

Một số Phật tử chú trọng nhiều về hình thức nghi lễ. Quy y là để khi nào bệnh nhờ thầy cầu an, khi chết nhờ thầy cầu siêu. Vào chùa, bất cứ bàn thờ Phật hay bàn thờ vong đều hì hục lễ bái và lâm râm khấn nguyện. Cứ tin rằng lạy càng nhiều thì phước càng lớn. Đi chùa những ngày rằm để cúng kiến lễ bái, ngoài ra không cần biết gì nữa. Họ quan niệm người Phật tử nào bỏ tiền nhiều, xin lễ này, tổ chức lễ nọ thì cho đó là người Phật tử thuần thành chơn chánh. Bởi nhận định này nên Phật giáo ngày càng đi sâu vào hình thức nghi lễ.

Nguyên nhân dẫn đến sai lầm này là cũng vì không hiểu thấu đáo ý nghĩa việc hành trì nghi lễ trong chốn thiền môn. Trong quá trình Phật giáo đồng hành cùng dân tộc, trong những giai đoạn nước mất nhà tan, nhân dân loạn lạc, kinh tế khó khăn, lòng người xáo trộn bắt buộc Phật giáo phải đóng góp một vai trò tâm linh tín ngưỡng lớn để xoa dịu lòng dân, trở thành nơi để cho chúng sanh nương tựu tinh thần. Đối với nhân dân lúc đó, cơm còn không có nuôi thân huống gì dám nghĩ đến việc đi nghe thuyết pháp giảng kinh, từ đó các Tổ đã phương tiện chuyển tải nội dung giáo lý, lời dạy của Đức Phật vào trong nghi lễ, kết hợp cùng âm điệu mà hình thành nên tán tụng, mục đích cũng chính là vì thuận theo căn cơ của chúng sanh mà hoá độ, kết hợp với yếu tố tín ngưỡng mà ứng dụng cho chúng sanh dễ thâm nhập đạo lý hơn. Vì vậy chư Tăng ứng dụng nghi lễ như một phương tiện hoằng pháp, dẫn dắt chúng sanh vào đạo, chớ nhầm lẫn vì điều này.

Hình thức nghi lễ không có nghĩa là cầu xin, ỷ lại vào Đức Phật, mà thông qua đó cốt là để giữ cho ba nghiệp thân, khẩu, ý thanh tịnh, thông qua lời kinh tiếng kệ mà truyền tải giáo lý, ứng dụng vào việc chuyển hoá ngay hiện tại, sám hối những tội lỗi đã làm, gieo những hạt giống tốt cho tương lai, đó là phước đức lớn nhất của việc hành trì nghi lễ. Đừng lầm tưởng rằng Phật ban cho ta sự thanh tịnh. Phật dạy:

“Làm dữ bởi ta mà nhiễm ô cũng bởi ta,

Làm lành bởi ta mà thanh tịnh cũng bởi ta.

Tịnh hay bất tịnh đều bởi ta,

Chớ không ai có thể làm cho ai thanh tịnh được”.

Lại làm lành làm dữ cũng tại ta thì Phật đâu ban phước, giáng hoạ cho ta được. Cho nên quan niệm Phật như vị thần linh để cầu xin cúng bái thật là sai lầm. Người Phật tử phải nhằm vào tự lực của bản thân tu tập mới mong được quả thiện. Kinh Pháp Cú dạy:

 “Chính tự mình làm chỗ nương tựa cho mình, chớ người khác làm sao nương tựa được?

Tự mình khéo tu tập mới đạt đến chỗ nương tựa nhiệm mầu”.

Người tu theo Đạo Phật phải có sức mạnh tinh thần để cải đổi những tâm niệm, hành vi, ngôn ngữ sai lầm trở thành chơn chánh. Đừng bao giờ xem Đức Phật là vị có quyền năng ban phước, giáng hoạ. Có niềm tin như vậy thật không phải là Phật tử.

Thích Quang Tấn

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Sư thầy 30 năm cưu mang trẻ em bất hạnh

Khi chúng tôi ghé thăm chùa Kỳ Quang II, Hòa thượng Thích Thiện Chiếu - Trụ trì chùa, đón tiếp chúng tôi với nụ cười đôn hậu, tay vẫn cầm chiếc vòi xịt nước để vệ sinh sân chùa. Dù đã 76 tuổi, Hòa thượng vẫn duy trì thói quen dậy sớm mỗi ngày, cần mẫn quét dọn, làm sạch từng ngóc ngách trong khuôn viên chùa.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online